Những Yếu Tố Cần Tính Đến Khi Xây Dựng Và Thực Hiện Pháp Luật Về Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất

Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính ở nhiều Sở Tài nguyên và Môi trường còn bất cập: chưa nắm được đầy đủ tình hình đăng ký, lập hồ sơ địa chính trong tỉnh; không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng và hằng năm) theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT (năm 2011 Bộ đã có văn bản yêu cầu nhưng chỉ có 25/63 tỉnh báo cáo); số liệu báo cáo có nhiều mâu thuẫn, số liệu báo cáo năm sau giảm so với năm trước [42].

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở phần lớn các địa phương vẫn còn hạn chế: nội dung dữ liệu chưa theo chuẩn, chưa quét Giấy chứng nhận đã cấp, phần mềm sử dụng nhiều địa phương không thống nhất, đặc biệt chưa được vận hành, khai thác sử dụng có hiệu quả và không được cập nhật thường xuyên, nguyên nhân do không được đầu tư đồng bộ về thiết bị, đường chuyền, chưa có bộ máy tổ chức vận hành phù hợp và chưa xây dựng được quy chế quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính.

- Việc quản lý, sử dụng phôi giấy chứng nhận ở một số địa phương còn bất cập: nhiều Sở không trực tiếp nhận cấp phát phôi Giấy chứng nhận và không quản lý chặt chẽ phôi Giấy chứng nhận đã nhận về địa phương mà ủy quyền cho các đơn vị tư vấn tự đi nhận phôi và tự giữ để sử dụng; một số văn phòng đăng ký không phân công cán bộ chuyên trách quản lý phôi, không bảo quản phôi Giấy chứng nhận trong kho, tủ, không lập sổ sách theo dõi tình hình sử dụng phôi Giấy chứng nhận hàng ngày, đã để xảy ra hiện tượng mất phôi và dẫn đến gian lận trong cấp Giấy chứng nhận. Nhiều địa phương không thực hiện đăng ký hoặc đăng ký nhu cầu sử dụng phôi Giấy chứng nhận chưa sát thực tế, gây khó khăn, lúng túng, chậm trễ trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức in phát hành phôi Giấy chứng nhận hàng năm của Tổng cục quản lý đất đai. Việc nhận phôi GCN của các tỉnh đến nay là quá nhiều so với nhu cầu sử dụng (trên 8 triệu tờ), thực tế đến nay các địa phương mới sử dụng để cấp Giấy chứng nhận khoảng 2 triệu tờ.

- Việc thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động ở một số địa phương còn phức tạp, chưa được thực hiện đúng quy định hiện hành: hồ sơ còn yêu cầu nộp thêm nhiều giấy tờ ngoài quy định; các mẫu đơn, mẫu hợp đồng in không đúng quy định dẫn đến việc kê khai không đúng, không đầy đủ; một số địa phương đã có văn phòng đăng ký nhưng vẫn do Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện không đúng thẩm quyền quy định; còn thực hiện thừa một số thủ tục (đo vẽ sơ đồ thửa đất, ký giáp ranh giữa các chủ khi làm thủ tục biến động; ký quyết định cấp Giấy chứng nhận, quyết định cho phép chuyển quyền); còn nhầm lẫn trong việc thể hiện tên chủ giữa hộ gia đình và cá nhân; không lập sổ cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định.

2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tiễn hiện nay của pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là:

- Nhiều địa phương chưa quán triệt, chấp hành đúng chủ trương, chỉ đạo của Bộ trong việc tổ chức triển khai thực hiện (chưa tập trung hoàn thành từng huyện; thực hiện chưa đồng bộ, gắn kết, lồng ghép giữa đo đạc với đăng ký,….).

- Kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trong 4 năm qua chưa được các địa phương đầu tư đầy đủ theo yêu cầu nhiệm vụ như chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP “Bố trí tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2008”. Thực tế tại 40 tỉnh (được Trung ương hỗ trợ kinh phí) trong 3 năm qua chỉ được tỉnh đầu tư khoảng 4% so với tiền sử dụng đất thu được. Một số tỉnh đầu tư quá ít (dưới 3 tỷ/năm): như Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Quảng Trị, Ninh Thuận, Trà Vinh [42].

Nhiều tỉnh chỉ đầu tư kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính và phân cấp cho huyện và xã tự lo kinh phí thực hiện đăng ký, cấp giấy, là nguyên nhân cơ bản của tình trạng đo vẽ xong bản đồ mà không thực hiện được việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính, tiến độ cấp Giấy chứng nhận không tăng, làm giảm hiệu quả đầu tư. Nhiều địa phương, nhất là cấp huyện không đầu tư cho hoạt động sự nghiệp của văn phòng đăng ký để thực hiện đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đây là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng khó khăn về nhân lực và hồ sơ địa chính không được cập nhật, chỉnh lý biến động hiện nay ở các địa phương.

- Hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp mặc dù đã được thành lập khá đầy đủ, song còn rất thiếu cán bộ chuyên môn, nhất là cán bộ kỹ thuật về công nghệ thông tin, nhận thức và ý thức tuân thủ quy định của pháp luật của một bộ phận cán bộ chuyên môn văn phòng đăng ký còn hạn chế; các thiết bị kỹ thuật tối thiểu cho hoạt động chuyên môn chưa được trang bị đầy đủ; trụ sở làm việc của các văn phòng đăng ký chật chội, nhiều nơi không có phòng lưu trữ hồ sơ địa chính; do đó, phần lớn các văn phòng đăng ký đã không triển khai thực hiện hết các chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là việc thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Nhiều địa phương sử dụng toàn bộ kinh phí đã đầu tư để ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn bên ngoài để thực hiện, kể cả việc kiểm tra, giám sát và nghiệm thu sản phẩm mà không chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển các đơn vị sự nghiệp về đo đạc, đăng ký đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường; không giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, nhất là các văn phòng đăng ký tham gia vào quá thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát và nghiệm thu sản phẩm.

- Cán bộ địa chính cấp xã phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác về quản lý tài nguyên, môi trường, xây dựng,…; nhiều địa phương không được duy trì ổn định do thay đổi cán bộ hoặc phải luân chuyển giữa các xã, dẫn đến

Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam - 10

năng lực còn hạn chế do thiếu kinh nghiệm thực tiễn, không nắm vững tình hình, ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo phân cấp.

- Còn nhiều địa phương chưa ban hành đầy đủ các văn bản theo phân cấp của Chính phủ tại Nghị định số 84/2007/Đ-CP, Nghị định số 88/2009/Đ- CP như: quy định diện tích tối thiểu của thửa đất được phép tách thửa; quy định cụ thể về thời gian thực hiện từng loại thủ tục cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai; quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất.

Chương 3‌‌

CÁC KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT


3.1 NHỮNG YẾU TỐ CẦN TÍNH ĐẾN KHI XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam

Trước yêu cầu của sự nghiêp đổi mới kinh tế , phát triển kinh tế thị

trường điṇ h hướn g xã hôi

hôi

chủ nghia

, đẩy maṇ h công nghiêp

hóa , hiên

đai

hóa đất nước với mục tiêu "dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ, văn minh ", xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa , hội nhập quốc

tế., xuất phát từ yêu cầu quản lí n hà nước về đất đai cũng như yêu cầu của cải cách thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất bảo đảm lợi ích của cá nhân , tổ chức cũng phải có những thay đổi cho phù hợp .

Thứ nhất, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩ a

của dân, do dân và vì dân . Sứ mêṇ h của Nhà nước là phuc

vu ̣lơi

ích của nhân

dân. Vì vậy trong mối quan hệ với công dân nói chung và quan hệ với công

dân trong thủ tuc đăng ký quyêǹ sử duṇ g đất nói riêng , Nhà nước một mặt là

sự bảo đảm quan troṇ g nhất và quyết điṇ h đối với quyền tự do dân chủ của

công dân . Để thưc

hiên

tốt yêu cầu của viêc

thưc

hiên

quyền công dân trong

cải cách thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất phải xác định đúng trách nh iêṃ của Nhà nước đối với việc đảm bảo và thúc đẩy thực hiện quyền công dân ,

măt

khác phải tuyên truyền, phổ biến cho người dân về quyền của ho ̣ , ý thức

về đia

vi ̣làm chủ của mình đối với Nhà nước , giáo dục hiểu biết p háp luật và

tuân thủ pháp luât

của người dân . Môt

xã hôi

có kỉ cương , kỉ luật phải được

xây dưn

g trên ý thứ c tuân thủ pháp luât

ngày càng cao của người dân , đây la

nôi

dung không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền xã hôi

chủ nghĩa .

Thứ hai, yêu cầu của xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Pháp luật ra đời xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quan hệ kinh tế, nhưng pháp luật lại có tác động ngược trở lại thúc đẩy quan hệ kinh tế phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế xâm nhập vào toàn xã hội làm cho toàn xã hội phát triển theo quy luật của kinh tế thị trường. Mục tiêu lợi nhuận chi phối toàn xã hội. Kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội không chỉ ở mặt tích cực mà còn ở cả mặt tiêu cực đó là tệ nạn xã hội, khoảng cách giàu nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường. Để có thể giải quyết và hạn chế những tác động xấu của nền kinh tế thị trường thì Nhà nước đóng vai trò rất lớn, Nhà nước bằng chính sách kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất hạn chế việc khai thác bừa bãi vì mục tiêu lợi nhuận dẫn đến nạn ô nhiễm môi trường. Nhà nước đưa ra chính sách pháp luật nhằm kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh, làm cho kinh tế phát triển cạnh tranh lành mạnh, có chính sách thuế, chính sách việc làm, an sinh xã hội,... để giảm bớt nạn thất nghiệp, khoảng cách đói nghèo. Cải cách thủ tục hành chính cũng là trong những nội dung hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường. Thủ tục hành chính rườm rà, không công khai, minh bạch sẽ tạo môi trường pháp lý không bình đẳng , thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng

cạnh tranh , mặt khác còn tạo kẽ hở cho tham nhũng , cơ hội. Trên thưc

tế các

thủ tục hành chính đã và đang đóng vai trò ngày càng to lớn trong vi ệc thực

hiên

các chủ trương này . Vai trò của thủ tuc

hành chính trong tiến trình phát

triển nền kinh tế thi ̣trường , mở rôṇ g giao lưu , hôi

nhâp

hơp

tác quốc tế va

khu vưc

đươc

thể hiên

, các thủ tục hành chính góp phần tạo điều kiện thuận

lơi

cho nền kinh tế thi ̣trường phát triển lành maṇ h , đúng hướng và phù hơp

́i thưc

tế khách quan ở nước ta , đăc

biêṭ là các thủ tuc

hành chính đảm bảo

và góp phần phát triển các quyền kinh tế , quyền tự do kinh doanh của con

người, của công dân . Diên

tích đất đai thì không tăng nhưng dân số thì ngày

càng tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng đất ngày càng nhiều , giá đất không ngừng

tăng nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nướ c dân của nền kinh tế nảy sinh .

đến môt

loat

những vấn đề

3.1.2 Mục tiêu cải cách hành chính, cải cách tư pháp của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Cải cách nền hành chính hiện nay đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới và khu vực. Xu hướng cải cách nền hành chính hiện nay đang chuyển từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ, lấy phục vụ xã hội, phục vụ người dân là mục tiêu của nền hành chính. Mục tiêu cải cách nền hành chính của chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Nhưng nhìn chung do những đặc thù riêng yêu cầu cải cách nền hành chính nước ta cũng có những đặc thù riêng.

Nền hành chính của chúng ta gồm ba bộ phận cấu thành: thể chế hành chính, bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Về nguyên tắc, muốn cải cách nền hành chính phải cải cách đồng thời ba bộ phận nói trên, nhưng thực tế nền hành chính Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập về thể chế hành chính, thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai mà đặc biệt là thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất còn bộc lộ nhiều bất cập. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất đòi hỏi nhiều giấy tờ , gây phiền hà cho người dân và tổ chức; thiếu thống nhất, tùy tiện thay đổi và thiếu công khai, minh bạch.

Sau ba năm triển khai (2007- 2010), quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua Đề án 30 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần hiện thực hóa các cam kết của Chính phủ trong việc xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Trong năm 2009, Đề án đã hoàn thành giai đoạn thống kê với việc công bố trên Internet Bộ cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính gồm trên 5.400 thủ tục, 9.000 văn bản quy định và 100.000 biểu mẫu thống kê thủ tục hành chính.

Sau khi Đề án kết thúc giai đoạn rà soát vào tháng 12 năm 2010, Chính phủ đã ban hành 25 nghị quyết thông qua phương án đơn giản hóa gần 5.000 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của 24 bộ, ngành, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 88%, vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Các nghị quyết này, sau khi được thực thi dự kiến sẽ giúp cắt giảm 37,3% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân, tương ứng gần 30.000 tỷ đồng mỗi năm. Lần đầu tiên trong lịch sử thành lập nước đã thiết lập được cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đưa Việt Nam là một trong 10 nước đi đầu về công tác cải cách thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá để xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, thống nhất, thể hiện bản chất của Nhà nước Việt Nam vì lợi ích của người dân, của doanh nghiệp và phát triển đất nước. Có thủ tục hành chính tốt, quan hệ với dân tốt, thì nền hành chính sẽ đạt trình độ thống nhất cao, minh bạch cao, việc điều hành sẽ thông suốt, hiệu quả hơn.

Tóm lại, tuy thủ tục hành chính đã được cải cách một cách căn bản nhưng qua thực trạng về thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất đã đề cập ở chương 2 cho thấy thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất cũng bộc lộ những bất

cập, thiếu công khai, minh bạch, chưa rõ ràng, còn nhiều thay đổi nhất là ở khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thông tin đăng ký quyền sử dụng đất, thời gian... đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới căn bản, mạnh mẽ theo hướng rút ngắn thời gian, trình tự thủ tục rõ tàng hợp lí khoa học với mục tiêu giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp về cả thời gian và tiền bạc , tạo nên sự công bằng và dễ tiếp cận . Như vậy , vấn đề cải cách thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất là một đòi hỏi khách quan để đáp ứng được nhu cầu hội

nhập quốc tế đa phương và khu vực.

3.1.3 Xu thế hội nhập quốc tế

Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ, chúng ta phải "chủ động hội nhập quốc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2023