Hình Sự, hành vi bán hàng đa cấp bất chính nên quy định ở một Nghị định riêng.
Thứ bảy, đối với hình thức phạt tiền, không nhất thiết quy định khung xử phạt cụ thể đối với các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, theo đó mức tiền được ấn định trước và được quy định theo khung tiền phạt. Quy đinh về mức tiền phạt cụ thể như thế này có ưu điểm là dễ áp dụng trên thực tế, khi có hành vi vi phạm, cơ quan nhà nước chỉ cần đưa ra mức phạt tiền trong khung đã được quy định.Tuy nhiên, quy định khung tiền phạt thường nhanh chóng lạc hậu theo thời gian và không mang tính răn đe với các đối tượng vi phạm. Bởi thực tế cho thấy những hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hơn số tiền phạt họ phải gánh chịu.
KẾT LUẬN
Trước tình hình kinh tế hiện nay, với sự đa dạng về hàng hóa và dịch vụ thì khuyến mại trở thành công cụ cần thiết hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đó là biện pháp kích cầu cho sự phát triển của một nền kinh tế và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong môi trường lành mạnh. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lợi dụng khuyến mại để cạnh tranh không lành mạnh, lừa dối người tiêu dùng làm ảnh hưởng môi trường kinh doanh. Từ những thực trạng đang diễn ra người viết cho rằng cần nên điều chỉnh lại hệ thống pháp luật về hoạt động khuyến mại, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh và những văn bản luật có liên quan để hệ thống pháp luật được hoàn chỉnh hơn, cùng bổ sung và thống nhất trong việc quản lý. Bên cạnh, còn phải tăng cường tính độc lập của Cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xét xử các hành vi vi phạm hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh để tạo sự công bằng và minh bạch cho môi trường cạnh tranh chung. Ngoài những biện pháp trên các ngành, các cấp có liên quan phải tập trung nâng cao ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng trước những thủ đoạn của doanh nghiệp bất chính. Có như vậy thì hành lang pháp lý của Luật cạnh tranh mới thật sự vững chắc, hoàn chỉnh và khả năng thực thi cao. Tính độc lập của Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ ngăn chặn được tình trạng mất công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước, góp phần ổn định hơn môi trường cạnh tranh tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế đất nước. Khi một chế tài đã đủ mạnh và đủ sức thuyết phục thì tính răn đe sẽ đạt hiệu quả cao, tạo rào cản đối với những doanh nghiệp muốn vi phạm để những doanh nghiệp này hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Thêm vào đó, ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng có tốt thì doanh nghiệp sẽ không dám làm ăn gian dối, thiếu trung thực, mà sẽ luôn đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu.
Từ những ý kiến đề xuất trên, người viết hy vọng sẽ đóng góp phần nào vào hệ thống pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động
khuyến mại, giúp hành lang pháp lý về lĩnh vực này ngày càng ổn định và vững chắc hơn, tạo tiền đề mới cho pháp luật cạnh tranh được thực thi một cách hiệu quả trên thực tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU
1. Luật thương mại năm 2005.
2. Luật canh tranh năm 2004
3. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm!
- Tặng Hàng Hóa Cho Khách Hàng Dùng Thử Nhưng Lại Yêu Cầu Khách Hàng Đổi Hàng Hóa Cùng Loại Do Doanh Nghiệp Khác Sản Xuất Mà Khách Hàng Đó Đang Sử Dụng
- Chế Tài Đối Với Hành Vi Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
- Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại - 8
Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.
4. Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
5. Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
6. Nghị định 68/2009/NĐ- CP ngày 06 tháng 08 năm 2009 sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
7. PGS.TS. Lê Danh Vĩnh (2010), Giáo Trình Luật Cạnh tranh, Đại học Quốc Gia TP. HCM, Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Cương (2008), Mô hình nào cho cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.
9. Trần Dũng Hải( 2008), Mấy ý kiến về hoạt động khuyến mại và vai trò của pháp luật Việt Nam hiện nay, Nhà nước và pháp luật(số 6), tr.54.
10. Nguyễn Thị Dung(2007), Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang.45.
11. Nguyễn Như Ý chủ biên(1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.928.
12. Chu Bích Thu chủ biên( 2002), Từ điển từ mới tiếng Việt, nxb Tp.HCM, Tp.HCM, tr.126
13. Hoàng Phê chủ biên(2005), Từ điển Việt Nam, NXB Đà Nẵng- Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.
14. Nguyễn Xuân Quang chủ biên, Giáo trình Marketing Thương Mại, NXB Lao Đông- Xã Hội , Hà Nội
15. Ngô Thảo Trang (2009), Pháp luật về khuyến mại ở Việt Nam. Thực tiễn và hướng hoàn thiện, Luận văn tốt nghiệp cử nhân, Khoa Luật( Trường Đại học Cần Thơ), Cần Thơ.
16. Huỳnh Thị Bích Liên (2011), Pháp luật về cạnh tranh không lành mạng trong lĩnh vực khuyến mại, Luận văn tốt nghiệp cử nhân, Khoa Luật( Trường Đại học Cần Thơ), Cần Thơ.
17. Nguyễn Lâm Duy Linh (2008), Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo và khuyến mại, Luận văn tốt nghiệp cử nhân, Khoa Luật( Trường Đại học Cần Thơ), Cần Thơ.
18. http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-phan-tich-mot-vu-viec-thuc-tien- ve-hanh-vi-khuyen-mai-nham-canh-tranh-khong-lanh-manh-57226/
19. http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-phan-tich-mot-vu-viec-thuc-tien- ve-hanh-vi-khuyen-mai-nham-canh-tranh-khong-lanh-manh-57226/
20. http://www.dankinhte.vn/dac-diem-cua-hanh-vi-canh-tranh-khong- lanh-manh/
21. http://www.dhluathn.com/2014/10/thuc-trang-phap-luat-canh-tranh- viet.html
22. http://vietbao.vn/Kinh-te/Khuyen-mai-thieutrung-thuc/20053024/87/
23. http://www.baobinhdinh.com.vn/thuditinlai/2009/1/71106/
24. http://vietbao.vn/Anninh-Phap-luat/Hoa-giai-khong-thanh-vu-kien- khuyen-mai-sua-Dumex/10952268/218/.
25. Http://vietbao.vn/Kinhte/Gian-doi-trong-chuong-trinh-khuyen-mai-cua- LG/10952177/87/
26. Http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/10/12/3927/