Chế Tài Đối Với Hành Vi Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

phòng khiếu nại của người tiêu dùng ở địa phương để khiếu nại đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc khiếu nại lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khiếu nại lên các cơ quan quản lý nhà nước: Bộ công Thương các tỉnh, thành phố; các cơ quan chuyên ngành có liên quan (Cục Quản lý thị trường, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Cục Xúc tiến thương mại…).

Ngoài ra người tiêu dùng có thể khởi kiện vụ việc ra cơ quan Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp có đủ căn cứ xác đáng và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không giải quyết thỏa đáng quyền lợi hợp pháp của mình.

Quyền lợi của người tiêu dùng thật sự là rất lớn, việc khiếu nại, tố cáo khi bị xâm phạm lợi ích cũng rất dễ dàng và ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau chứ không phải như tâm lý chung là ngại kiện cáo, thấy thiệt hại nhỏ không đáng kể nên không khiếu nại, hoặc không biết khiếu nại ở đâu… Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền gửi mọi khiếu nại của mình và yêu cầu được giải quyết thỏa đáng. Chính vì tâm lý e ngại chung đó mà đã góp phần làm cho doanh nghiệp có thể lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm. Ý thức pháp luật tốt của người tiêu dùng sẽ góp phần làm cho Luật cạnh tranh thực thi một cách tốt hơn, tạo rào cản đối với doanh nghiệp bất chính, giúp môi trường cạnh tranh được trong sạch, công bằng, minh bạch và ổn định


2.2.3. Chế tài đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh


Ảnh hưởng của hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tới người tiêu dùng, doanh nghiệp và hoạt động ổn định của môi trường cạnh tranh là không nhỏ, hành vi này đã vi phạm Luật cạnh tranh thì phải có chế tài xử lý thích hợp để hạn chế và khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Chế tài đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm chế tài hành chính và chế tài dân sự:

Chế tài hành chính


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

Chế tài này được quy định cụ thể tại Điều 34 Nghị định 71/2014/ NĐ-CP:


Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại - 7

“1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;


b) Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng;

c) Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;

d) Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.

Có thể thấy, theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP thì mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh chỉ là 50.000.000 đồng và mức phạt thấp nhất là 15.000.000 đồng. Như vậy, với lợi ích rất to lớn thu được trong mỗi đợt khuyến mại của doanh

nghiệp có hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh thì con số nói trên là không đáng kể; đồng thời, nếu những doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh mà thu hút được nguồn khách hàng, hay người tiêu dùng của doanh nghiệp đối thủ thì quả thật số tiền phạt trên là không đáng kể gì. Như vậy, trên thị trường sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật cạnh tranh gây thiệt hại cho doanh nghiệp đối thủ để nhằm tới những nguồn lợi ích to lớn cho mình. Hiện tại, với Nghị định 71/2014/ NĐ-CP, pháp luật đã quy định mức phạt đối với những hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh đã tăng lên đáng kể so với mức phạt trước đó nhằm xử phạt và răn đe các doanh nghiệp có hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Bên cạnh việc phạt tiền, doanh nghiệp thực hiện hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như:

“• Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

• Buộc cải chính công khai.”


Chế tài dân sự


Trách nhiệm dân sự cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về cơ bản không có sự khác biệt đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Cạnh Tranh năm 2004 thì hậu quả pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ thông qua chế tài xử phạt hành chính mà không đề cập đến vấn đề áp dụng các biện pháp dân sự. Đây là điểm khác biệt giữa Luật Cạnh Tranh năm 2004 và Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005. Việc xử lý thông qua hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không giải quyết

được thiệt hại xảy ra đối với đối thủ bị cạnh tranh và khách hàng. Họ sẽ mất thời gian và chi phí khởi kiện mà không được bù đắp về thiệt hại, đồng thời phải tiến hành thêm một vụ kiện về dân sự nữa để được bồi thường gây tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc, đôi khi hiệu quả của việc khởi kiện mang lại không cao. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện nay các vụ kiện về cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng theo Luật Cạnh Tranh năm 2004 là không nhiều. Trong Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 thì tại khoản 3 Điều 198 “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”.Vấn đề trên là vẫn có thể áp dụng các biện pháp dân sự trong trường hợp này. Dù Luật Cạnh Tranh năm 2004 không nói rõ vấn đề bồi thường nhưng tại Điều 117 có nói đến khả năng bồi thường khi bị thiệt hại là “Tổ chức, cá nhân có hành vi, vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.

CHƯƠNG 3.


HƯỚNG GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Hướng giải quyết đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Ngày nay, trong môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ của mình từng ngày để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về tác dụng của khuyến mại trong việc kích thích bán hàng, tiêu thụ sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, để đạt được doanh thu tối đa, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, đi ngược lại với các quy định của pháp luật. Theo nghiên cứu của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen tại 4 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ thì những người thường mua sắm và ra quyết định mua hàng chủ yếu trong gia đình, thì kết quả cho thấy: 87% người Việt Nam sẵn sàng mua hàng khuyến mại. Các doanh nghiệp thường lợi dụng tâm lý hám lợi của người tiêu dùng để đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu lợi nhuận tối đa cho mình. Bởi đa phần tâm lý người tiêu dùng sẽ chọn mua các sản phẩm được khuyến mại nhiều hơn. Người tiêu dùng có thể thường xuyên bắt gặp trên các băng rôn tại các cửa hàng, showroom, siêu thị hoặc các phương tiện thông tin đại chúng những thông tin khuyến mại cực kỳ hấp dẫn như: giảm giá từ 40% -50% kèm quà tặng có giá trị; cuối tuần giá sốc; tri ân khách hàng – mua hàng bốc thăm may mắn,vv... Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khi niêm yết giá đề là giá được giảm 20% hay 30%, nhưng bảng đó được niêm yết quanh năm, với mức giá là một con số tuyệt đối không thay đổi. Như vậy giá đó là giá bán thật, không phải là giá

giảm và hành vi này được coi là lừa dối khách hàng. Theo quy định thì mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp, vì muốn bán hàng tồn kho hoặc hết thời trang, do vậy thực hiện "đại hạ giá" ở mức 60-80%. Hay như việc khuyến mại của các nhà mạng trước đây, quy định không vượt quá 50%, nhưng vẫn có những chương trình khuyến mại lên tới 100%, 170%, 200%... Lý do họ đưa ra để lách luật đó là đây chỉ là ưu đãi dành cho khách hàng sử dụng dịch vụ lâu năm… Có những doanh nghiệp khi thực hiện các chương trình may rủi chưa trung thực và minh bạch, như yêu cầu khách hàng sưu tập đủ số nắp chai có in hình các bộ phận chiếc xe đạp để ghép thành chiếc xe sẽ có giải cao nhưng trên thực tế không phát hành đủ các nắp chai có in hết các bộ phận; hoặc thẻ cào trúng thưởng nhưng không phát hành thẻ có giải đặc biệt... Do đó, có những chương trình khuyến mại được quảng cáo với giải thưởng rất cao nhưng không có người trúng. Doanh nghiệp "câu" người tiêu dùng mua nhiều hàng để hy vọng trúng giải nhưng cuối cùng không mất chi phí giải thưởng cho khách hàng…

Thời gian vừa qua việc kiểm soát hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ quản lý, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ và đồng bộ nên tình trạng khuyến mại không lành mạnh thường xuyên xảy ra, gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng. Người viết xin đưa ra một số mặt còn tồn tại trong hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh như sau:

Doanh nghiệp tổ chức khuyến mại nhưng gian dối, không trung thực, lừa gạt khách hàng bằng những giải thưởng hấp dẫn, tiêu biểu đó là vụ việc công ty LG gian dối trong chương trình khuyến mại với giá trị giải thưởng gần 2 tỷ đồng mà người viết đã đề cập trước đó. Một chương trình khuyến mại đồ sộ với những giải thưởng lớn nhưng lại được toan tính trước

về người nhận giải thưởng thì không công bằng cho những đối tượng tham gia khác. Việc gian dối khách hàng như vậy là hành vi thiếu trung thực và việc quản lý cũng như xử lý những vụ việc như thế này sẽ do ai quản lý. Người tiêu dùng thì e ngại khiếu nại, kiện cáo vì những lợi ích nhỏ nhưng nếu cơ quan chức năng vẫn lơ là, không kiểm soát những việc như vậy sẽ làm lợi cho doanh nghiệp gian dối, quyền lợi người tiêu dùng tiếp tục bị xâm phạm. Vì vậy, cần khuyến khích và tạo điều kiện để người tiêu dùng nên mạnh dạn khiếu nại khi thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng hay thấy có hành vi vi phạm, có như thế mới giảm bớt những hành vi gian dối, không trung thực của các doanh nghiệp trong thời gian tới. Đồng thời, các cơ quan chức năng có liên quan cần tích cực hơn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật những trường hợp vi phạm để tạo lòng tin cho các doanh nghiệp khác và cho người tiêu dùng. Vì hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng nên việc xử lý đúng mức hành vi này là điều cần thiết để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tổ chức các giải thưởng nhằm tôn vinh những doanh nghiệp kinh doanh trung thực, lành mạnh, thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, việc khen thưởng cho những doanh nghiệp, cá nhân phát hiện những hành vi vi phạm là những động thái tích cực góp phần đẩy lùi hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Tình trạng doanh nghiệp đưa thông tin sai lệch gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng vẫn thường xuyên xảy ra. Doanh nghiệp đưa thông tin khuyến mại mập mờ, không rõ ràng gây khó hiểu để người tiêu dùng nhầm lẫn mà đi mua sản phẩm. Đôi khi là hàng tồn kho, kém chất lượng nhưng không nói rõ ràng khiến khách hàng không biết mà tưởng là sản phẩm tốt. Ví dụ: Một công ty mở siêu thị hàng điện máy đã cùng với một số nhà cung cấp đưa ra chương trình “siêu khuyến mại” giảm giá các sản phẩm đến 50%. Chương trình này được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại

chúng thu hút một lượng lớn khách hành đến siêu thị mua sắm. Tuy nhiên, phần lớn hàng công ty giảm giá là hàng tồn kho và số lượng rất nhỏ. Như vậy, công ty đã không trung thực trong việc đưa thông tin khuyến mại đến với người tiêu dùng. Tình trạng doanh nghiệp khuyến mại nhưng gây nhầm lẫn cho khách hàng vẫn còn xảy ra nhiều trên thực tế nên các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần sớm khắc phục để ngăn chặn những hành vi vi phạm và cũng để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

Chương trình khuyến mại diễn ra tràn lan, khó kiểm soát. Thực tế tại các thành phố hiện nay đi đâu cũng thấy hàng khuyến mại tràn lan, nhất là hàng may mặc, thực phẩm chế biến…Có cửa hàng giảm giá suốt cả năm, lúc nào cũng thấy bán hàng giảm giá với tiêu đề rất bắt mắt “Đại hạ giá”, “Siêu giảm giá” mà người tiêu dùng thì luôn thích rẻ, đó là tâm lý chung, thấy hàng khuyến mại thì cứ mua mà ít khi quan tâm đến chất lượng của nó, khi về sử dụng thì thiệt hại vẫn là người tiêu dùng phải gánh chịu. Theo quy định của Luật thương mại thì việc quản lý các chương trình khuyến mại thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương nếu chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, theo thống kê thì hàng ngày có tới hàng ngàn mã hàng đăng ký chương trình khuyến mại nên việc Bộ Công Thương quản lý hoạt động khuyến mại này sẽ không sâu sát được và rất khó thực hiện bởi vì số lượng quá lớn và việc chương trình khuyến mại không đăng ký vẫn thường xuyên xảy ra, điều này đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý các hoạt động khuyến mại. Vì vậy, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp trên từng địa bàn cụ thể. Việc này đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan chức năng như: Cục quản lý cạnh tranh, Cục quản lý thị trường, Cục xúc tiến thương mại…, các cơ quan này phải phối hợp chặt chẽ và liên kết với nhau trong công tác quản lý tình hình hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp, đồng thời khi gặp khó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/11/2023