dùng lòng tin rất quan trọng, có tin tưởng thì họ mới có thể sử dụng sản phẩm lâu dài được. Nhưng vì lợi ích trước mà nhà kinh doanh để niềm tin đó mất đi thì lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được chỉ là nhất thời chứ không lâu bền được. Và nếu lần sau chị Hiền có mang thai sẽ không chọn sản phẩm của Enfa Mama vì chị đã không còn tin vào uy tín của sản phẩm này nữa, một doanh nghiệp gian dối thì liệu chất lượng sản phẩm có tốt không. Nếu phân tích sâu xa có thể thấy rõ, nếu doanh nghiệp khuyến mại mà gian dối về giải thưởng như thế này không những không thu hút được nhiều khách hàng mà còn mất đi nhiều khách hàng nữa, vì khi người tiêu dùng biết được doanh nghiệp làm ăn gian dối thì họ sẽ không sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó nữa, nên doanh nghiệp sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng. Nếu chịu tốn kém mà khuyến mại chân chính thì khách hàng sẽ nhiều, uy tín được nâng cao và chắc chắn doanh thu cũng sẽ tăng. Khuyến mại gian dối về giải thưởng như vậy chỉ thu hút được khách hàng trong một thời gian ngắn và chỉ qua một đợt khuyến mại mà thôi, lần sau khách hàng sẽ không mua sản phẩm đó nữa, như vậy thiệt hại của doanh nghiệp sẽ còn nhiều hơn. Bên cạnh còn thấy được sự vô trách nhiệm của siêu thị, đây là nơi cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhưng lại không quan tâm và xem xét cho quyền lợi của họ. Như vậy, người tiêu dùng làm sao an tâm và tin tưởng khi mua sản phẩm ở một nơi không đặt quyền lợi người tiêu dùng lên hàng đầu mà chỉ kinh doanh kiếm lời. Vì vậy, người tiêu dùng phải cẩn trọng khi chọn mua sản phẩm và nơi mua sản phẩm để tránh bị lừa dối từ những hành vi bất chính của các doanh nghiệp.
Đương nhiên là người tiêu dùng ai cũng mong muốn mình sẽ nhận được những sự ưu đãi từ phía các nhà sản xuất, tuy giá trị khuyến mại có nhỏ đi nữa nhưng cũng thể hiện được tấm lòng hậu mãi của nhà sản xuất dành cho người tiêu dùng đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm của mình, chứ đâu cần phải đưa ra chương trình khuyến mại lớn để thu hút khách hàng để rồi có sự gian dối về giải thưởng như vậy. Ví dụ như trường hợp của anh Linh ở Thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2005, anh tham gia chương trình khuyến mại mang tên “Tương lai vàng” do Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức. Anh mua sữa Dumex và trúng được giải nhì mang tên giải “khởi đầu vàng” với phần thưởng là “Cá heo vàng trị giá 10 triệu đồng”. Nhưng khi nhận giải anh chỉ nhận được biểu tượng cá heo vàng với trọng lượng 10 chỉ vàng 18K trị giá hơn 6 triệu đồng, vì công ty đã trừ đi tiền công thiết kế và chế tác biểu tượng 18. Trong trường hợp này người viết cho rằng tiền công thiết kế và chế tác biểu tượng lại trừ vào giải thưởng khuyến mại là không phù hợp. Vì trong chương trình khuyến mại chỉ ghi giải thưởng “khởi đầu vàng” với phần thưởng cá heo vàng trị giá 10 triệu đồng, chứ không bao gồm chi phí gì khác, thì khi trao giải phải trao đủ cho khách hàng, còn về tiền công thiết kế và chế tác thì công ty phải chịu. Nếu như Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam nêu giải thưởng cá heo vàng trị giá chỉ 6 triệu đồng trong khi công bố chương trình khuyến mại thì khách hàng đã không lên tiếng phản ánh vì thấy có sự gian dối trong việc trao giải thưởng. Rõ ràng công ty đã trao giải thưởng không đúng và không đủ với những gì đã công bố ban đầu. Hành vi trên của công ty được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp khác, bởi vì nếu không có chương trình khuyến mại này thì các doanh nghiệp khác đã bán được một số sản phẩm cho người tiêu dùng, việc bán được sản phẩm không chỉ là lợi nhuận mà nó còn khẳng định được vị trí và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam là nhà phân phối độc quyền sữa Dumex trên thị trường nhưng lại gian dối về giải thưởng như vậy đó là điều đáng phê phán. Người tiêu dùng sẽ chỉ tin vào những doanh nghiệp có uy tín và làm ăn chân chính, sự gian dối sẽ không bền và sẽ sớm bị đào thải.
Từ những ví dụ điển hình có thể thấy rằng, trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức hoạt động khuyến mại. Hình thức khuyến mại thông qua việc trao tặng các giải thưởng cho khách
hàng là hình thức thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chương trình khuyến mại, có thể gian dối trong việc trao giải thưởng cho khách hàng. Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khuyến mại gian dối xuất phát từ sự quản lý chưa chặt chẽ của các cơ quan chức năng, hoặc do các doanh nghiệp thiếu đạo đức trong kinh doanh, vì hám lợi trước mắt mà quên nguồn lợi lâu dài từ khách hàng.
2.1.1. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng
Khuyến mại không trung thực là việc đưa thông tin khuyến mại không đúng về hàng hóa, dịch vụ khiến khách hàng nhầm lẫn, tin theo thông tin khuyến mại sai lệch mà mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ đó. Hành vi khuyến mại không trung thực của doanh nghiệp chủ yếu là lợi dụng lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng để trục lợi. Nó được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có thể đưa thông tin khuyến mại gian dối, không chính xác, không rõ ràng hay mập mờ khó hiểu nhằm lừa dối khách hàng, thường thì trường hợp này xuất hiện ở những doanh nghiệp nhỏ, do thiếu tiềm lực về kinh tế để cạnh tranh nên không nghĩ tới lợi ích chung của người tiêu dùng, hoặc khi doanh nghiệp muốn bán một mặt hàng mà trong thời gian qua không bán được hay bán chậm nhưng không muốn lỗ vốn.
Việc không trung thực trong khuyến mại của doanh nghiệp còn thể hiện ở hành vi doanh nghiệp tự nâng giá hàng hóa, dịch vụ thật cao lên rồi khuyến mại hạ giá với các biểu hiệu quảng cáo rất ăn khách như “ giảm giá 50-70%” hay “ đại hạ giá” làm khách hàng thấy được sự chênh lệch về giá trước và khi khuyến mại mà sẽ tăng sức mua, hay có trường hợp doanh nghiệp thay đổi trọng lượng, chất lượng sản phẩm để tiến hành giảm giá mà đôi khi người tiêu dùng ít để ý đến những vấn đề đó, cứ tưởng doanh nghiệp
khuyến mại giảm giá là vì khuyến khích tiêu dùng nên không phản ứng gì. Nhưng thực ra doanh nghiệp đã lợi dụng kiến thức hạn hẹp để lừa dối và “móc túi” trắng trợn mà người tiêu dùng không hề hay biết. Như vậy, doanh nghiệp vẫn đảm bảo được giá bán sản phẩm của mình, người tiêu dùng thì lầm tưởng nhận được khuyến mại từ người bán. Một điểm đáng lưu ý, các doanh nghiệp sử dụng thủ đoạn gian dối này vừa "hợp pháp”, tức là không vi phạm các quy định về tổ chức khuyến mại, lại vừa "qua mặt” được khách hàng. Đặc biệt, trong những chương trình khuyến mại mang tính may rủi như: rút thăm trúng thưởng vàng, nhà ở, xe hơi…, thì việc xác định người trúng thưởng rất khó để kiểm soát, những người trúng thưởng có khi là những đại lý lớn hay những người thân quen trong ban tổ chức, lúc này quyền lợi của người tiêu dùng là thiệt thòi nhiều nhất. Có thể lấy ví dụ như sau:
Năm 2006, Công ty LG Việt Nam tổ chức chương trình khuyến mại “Đầu năm thắng lớn cùng LG” với giải thưởng lên tới 2 tỷ đồng, chương trình khuyến mại theo hình thức bốc thăm trúng thưởng. Tối ngày 13/03/2006 tại khách sạn New World, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra cuộc bốc thăm trúng thưởng với sự tham gia của nhiều thương nhân trong ngành điện tử. Giải thưởng bao gồm: giải nhất là một chiếc xe ô tô Toyota Innova trị giá gần 30000 USD, giải nhì là một xe tải Hyundai 1,25 tấn và giải ba là một xe máy Honda Dylan. Trong lúc cuộc bốc thăm đang diễn ra thì có một người bước lên và nói rằng phiếu mang số 223 mà anh ta đang giữ không có trong thùng phiếu. Khi kiểm tra thùng phiếu thì quả thật không có phiếu 223 và tất cả các phiếu từ 200 trở lên đều không có trong thùng. Thùng phiếu hàng trăm thay vì là có ba con số 0, 1 và 2 nhưng trong thùng chỉ có hai số 0 và 1, tức là những người mang số phiếu từ 200 trở lên sẽ không có cơ hội trúng thưởng. Được biết theo chương trình khuyến mại, để có được một phiếu tham dự thì phải mua 100 bộ máy lạnh LG, 300 bộ thì được bốn phiếu, nhưng kỳ lạ là công ty Công Nghệ Mới tham gia đến 79 phiếu trên tổng số 168 phiếu hợp lệ. Điều này có nghĩa công ty đó phải mua đến hơn 5.900 bộ máy lạnh và chỉ cần đặt
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại - 2
- Khái Quát Chung Về Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
- Đặc Trưng Pháp Lý Của Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
- Tặng Hàng Hóa Cho Khách Hàng Dùng Thử Nhưng Lại Yêu Cầu Khách Hàng Đổi Hàng Hóa Cùng Loại Do Doanh Nghiệp Khác Sản Xuất Mà Khách Hàng Đó Đang Sử Dụng
- Chế Tài Đối Với Hành Vi Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh
- Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại - 8
Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.
cọc 8% giá trị đơn đặt hàng thì đã được mua hàng và được phát phiếu nhưng công ty Công Nghệ mới này lại có số phiếu từ 200 trở lên mới đáng nói. Theo nhiều đại lý để có được nhiều phiếu tham dự họ phải chấp nhận mua nhiều hàng và sau đó bán lỗ. Trong đợt rút thăm này công ty tiếp thị Bến Thành (Tara) là một trong những đại lý lớn của LG thường lấy hàng từ LG rồi phân phối lại cho các đại lý khác đã trúng 6 trên 10 giải thưởng. Theo quy định của luật thì chương trình khuyến mại của LG phải có sự chấp thuận của Bộ Công Thương nhưng trên thực tế LG đã triển khai chương trình khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ, quá trình rút thăm cũng không có sự chứng kiến của cơ quan chức năng địa phương. Công ty LG đã vi phạm nhiều quy định của luật, không trung thực trong việc rút thăm, sắp xếp người nhận thưởng là những đại lý lớn. Việc làm của LG đã làm rối loạn môi trường cạnh tranh của các đại lý khác, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ khi tham gia chương trình khuyến mại. Tuy nhiên, mức độ xử phạt khi vi phạm của hành vi khuyến mại không trung thực lại còn quá nhẹ không đủ làm hài lòng những người bị lừa dối và những thiệt hại từ việc tin vào chương trình khuyến mại. Từ đó cũng rút ra cho người tiêu dùng nói chung bài học kinh nghiệm khi muốn tham gia vào bất kỳ chương trình khuyến mại nào.
Hành vi không trung thực trong khuyến mại của doanh nghiệp xảy ra rất thường xuyên đã làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng vì thế nó được đưa vào Luật cạnh tranh 2004 để kịp thời điều chỉnh. Tuy Luật cạnh tranh đã đi vào thực tiễn nhưng việc thực thi nó vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, cần có những biện pháp quản lý giá hàng hóa một cách hữu hiệu để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và vạch trần được thủ đoạn gian dối của các doanh nghiệp trong các chương trình khuyến mại. Đồng thời cần sự phối hợp chặt chẽ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng để lợi ích chính đáng được bảo vệ và để Luật cạnh tranh được thực thi một cách hiệu quả nhất.
Một khía cạnh thể hiện khác nữa của hành vi khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng đó là tình trạng gian dối về chất lượng hàng hóa. Hình thức khuyến mại mà chúng ta thường thấy đó là tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thỉnh thoảng ở các chợ, các cổng ra vào siêu thị hay các khu chung cư, nhà ở…, xuất hiện các nhân viên tiếp thị phát cho không các sản phẩm như: dầu gội đầu, bột giặt, cà phê hòa tan…, thường thì chất lượng của những sản phẩm khuyến mại này rất tốt để lấy lòng tin của khách hàng về sản phẩm dùng thử, nhưng đến khi người tiêu dùng mua sản phẩm chính thức về dùng thì chất lượng lại kém hơn. Dù trước đó đã được doanh nghiệp cho dùng thử sản phẩm, khách hàng tin tưởng và mới mua sản phẩm nhưng tình trạng gây nhầm lẫn cho khách hàng vẫn xảy ra. Hay việc giảm giá các sản phẩm là hàng tồn kho, hàng kém chất lượng, hàng bị lỗi gia công…, đây là những mặt hàng đương nhiên phải bán giá thấp hơn nhưng các siêu thị, cửa hàng vẫn thường áp dụng chương trình khuyến mại giảm giá đối với những mặt hàng này nhưng không hề cho biết đây là những mặt hàng kém chất lượng hơn làm khách hàng nhầm tưởng là được giảm giá nên cứ mua, khi về sử dụng mới biết thì cũng đã mua rồi. Tình trạng này cũng rất phổ biến, chủ yếu ở các mặt hàng như: quần áo may sẵn, đồ gia dụng…
Tóm lại, dù nhìn ở khía cạnh nào đi nữa thì việc khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng cũng là hành vi khuyến mại gian dối, lừa gạt khách hàng, lợi dụng lòng tin, sự thích rẻ của người tiêu dùng khiến họ bị nhầm tưởng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và bị thiệt hại trong khi doanh nghiệp thì lại tăng lợi nhuận. Việc lên tiếng phản ánh của người tiêu dùng sẽ đem lại tác động tích cực để hạn chế sự vi phạm của các doanh nghiệp, để doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh và luôn vì lợi ích người tiêu dùng.
2.1.2. Phân biệt đối xử với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại
Nhà làm luật đã quy định hành vi này thuộc hành vi cấm trong Luật Cạnh tranh. Hành vi này được hiểu là trong một chương trình khuyến mại chung, các thương nhân đưa ra chương trình khuyến mại nhưng lại không khách quan, công bằng, phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau trong các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau. Luật quy định rất chung chung như trên gây ra cách hiểu không chính xác về điều luật. Ở đây, cần phải làm rõ khái niệm "phân biệt đối xử”, "các khách hàng như nhau”. Hành vi phân biệt đối xử tức là hành vi của thương nhân ưu ái khách hàng này hơn khách hàng kia, dành cho họ lợi ích nhiều hơn khách hàng kia mà thực tế thì phải dành cho họ những lợi ích như nhau. Các khách hàng “như nhau” thì cần được hiểu tiêu chí nào là như nhau, điều này vẫn chưa được pháp luật làm rõ. Cần một cách hiểu rõ ràng hơn đối với quy định này của Luật Cạnh tranh. Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp, các doanh nghiệp đã cố tình "phân loại khách hàng” để cho hưởng khuyến mại.
Điển hình như: Chương trình khuyến mại của mạng di động Vinaphone thực hiện từ ngày 15/5 đến 17/5/ 2010, khuyến mại nhân 100% số tiền nạp thẻ cho các thuê bao của mạng. Tuy chương trình khuyến mại thực hiện trong 03 ngày như trên nhưng không phải khách hàng nào cũng nhận được tiền khuyến mại. Chỉ những khách hàng nhận được tin nhắn thông báo về việc khuyến mại thì mới được hưởng khuyến mại. Tuy nhiên, một điều băn khoăn được đưa ra đó là Vinaphone dựa vào tiêu chí nào để phân loại cho các thuê bao mạng di động được hưởng khuyến mại và tổng số thuê bao được hưởng khuyến mại là bao nhiêu. Câu trả lời không rõ ràng từ phía lãnh đạo của Vinaphone, đó là tiêu chí phân loại có thể thay đổi, có khi là ưu đãi cho khách hàng trung thành, các thuê bao trả trước đã sử dụng nhiều năm, có khi là những người
vừa hòa mạng, cước phí phát sinh chưa nhiều. Rõ ràng là đã có sự phân biệt đối xử đối với khách hàng trong chương trình khuyến mại của Vinaphone.
Người tiêu dùng luôn thấy lợi ích trước mắt mà ít khi chịu quan tâm đến những mặt tiêu cực xung quanh lợi ích đó. Điều đó xuất phát từ thói quen và tâm lý tiêu dùng đã có từ lâu của người Việt, chính vì vậy người tiêu dùng luôn là đối tượng chịu ảnh hưởng trước tiên khi doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khi doanh nghiệp đưa ra chính sách khuyến mại ưu tiên có sự phân biệt giữa vùng này, vùng khác, tỉnh này, tỉnh khác sẽ làm cho người tiêu dùng ở những nơi được ưu tiên với lợi ích lớn hơn sẽ nghĩ là doanh nghiệp đang ưu đãi cho mình,dành cho mình những quyền lợi mà khách hàng ở những vùng khác không có được nên sẽ mua nhiều sản phẩm khuyến mại hơn, do đó sẽ chỉ làm lợi cho doanh nghiệp. Thật ra thì chất lượng sản phẩm khuyến mại này không có gì khác biệt giữa những địa bàn khuyến mại nhưng với việc đưa ra những lợi ích khác nhau cho những địa bàn khuyến mại trong cùng một thời điểm đã làm cho doanh nghiệp lấy được lòng tin của người tiêu dùng ở những vùng được ưu tiên một cách dễ dàng. Luật cạnh tranh đã điều chỉnh hành vi này này bởi vì nó đã làm mất đi sự công bằng trong việc khuyến mại, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi vì khách hàng dù ở thành thị hay nông thôn, thành phố lớn hay tỉnh lẻ thì cũng là đối tượng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp không có quyền hạn chế về quyền lợi của họ, họ phải được đối xử công bằng, không có sự phân biệt đối xử hay ưu tiên quyền lợi nào cả.
Ví dụ: Cùng một điều kiện là có đủ 3 nắp chai bia thì khách hàng ở thành thị và nông thôn sẽ có cơ hội trúng những giải thưởng có giá trị khác nhau. Rõ ràng đây là sự bất công hết sức rõ rệt, khách hàng ở nông thôn và thành thị cùng sử dụng bia nhưng giá trị giải thưởng ở hai nơi lại có sự chênh lệch thì không công bằng. Khách hàng cũng nên chú ý đối với những trường hợp khuyến mại có sự phân biệt đối xử của doanh nghiệp để tránh mình trở