3.5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
THƯ KÝ CÔNG TY
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng Quản lý
chất lượng
Phòng KHKD &
Xuất nhập
khẩu
Văn phòng công
ty
Phòng Kế toán
Tài chính
XN SX Tấm
lợp & Cấu kiện bê tông
(NAVI 1)
XN
Cơ khí chế tạo
XN
Gỗ Nhà Việt
(NAVI 2)
Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức, nhân sự công ty Nguồn: Thông tin mới nhất từ 01.07.2013
3.6. Cơ cấu tổ chức phòng Kế toán – Tài chính
3.6.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KEÁ TOAÙN TRÖÔÛNG
PHOÙ PHOØNG KEÁ TOAÙN
KEÁ TOAÙN
THANH TOAÙN KIEÂM TSCĐ
KEÁ TOAÙN NGAÂN
HAØNG & THỦ QUỸ
KEÁ TOAÙN GIAÙ
THAØNH GỖ & XDCB
KEÁ TOAÙN COÂNG
NÔÏ & KEÁ TOAÙN THUEÁ
Hình 3.5: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
3.6.2. Chức năng nhiệm vụ của từng thành phần
Kế toán trưởng
Phụ trách chung phòng kế toán, phụ trách tài chính và theo dõi tình hình cổ phiếu công ty để báo cáo những thông tin chính xác cho Ban lãnh đạo
Chủ động giao dịch với cơ quan chức năng để tổ chức công tác kế toán theo đúng yêu cầu quản lý của Nhà nước và đáp ứng mục tiêu sản xuất của công ty.
Là người có trách nhiệm cao nhất về công tác tổ chức điều hành giám sát các hoạt động tài chính thông kê các mặt hoạt động kinh doanh của công ty.
Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo và các cơ quan chức năng về tính chính xác hợp lý của các số liệu kế toán.
Phó phòng kế toán
Phụ trách tổ chức hạch toán kế toán của phòng,
Báo cáo giá thành, hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng tháng
Quản trị hệ thống mạng kế toán: kiểm tra và hướng dẫn các bộ phận trong quá trình thao tác, giải quyết các lỗi phát sinh trong phần mềm kế toán
Phân tích, tổng hợp chi phí, kết quả hoạt động SXKD từng XN cũng như toàn công ty
Lập báo cáo quý, quyết toán tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, Thuế tài nguyên, thuế nhà thầu; lập, phân tích các báo cáo kế toán quản trị trình ban TGĐ, Hội đồng quản trị
Kế toán Thanh toán kiêm TSCĐ
Thanh toán và giải chi tạm ứng tiền lương và các khoản khác Theo dõi nhập xuất tồn nguyên liệu, vật tư
Theo dõi nhập xuất tồn thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán Chứng từ phiếu thu và phiếu chi
Kế toán TSCĐ: tính toán, trích lập khấu hao theo từng đơn vị sử dụng
Căn cứ vào phiếu yêu cầu thanh toán của nhân viên các phòng ban hoặc kế toán công nợ chuyển qua kế toán thanh toán kiểm tra các chứng từ đối chiếu với số liệu trên phần mềm nếu hợp lý sẽ in phiếu chi sau đó chuyển cho thủ quỹ xác nhận và chuyển 1 phiếu chi cho kế toán công nợ.
Kế toán thanh toán căn cứ vào số tiền khách hàng và nhân viên trong công ty nộp sẽ lập phiếu thu chuyển qua thủ quỹ xác nhận đã nhận đủ tiền, nhân viên này ký xác nhận và ghi nhận giảm nợ phải thu hoặc xóa tạm ứng, tăng vốn huy động..
Kế toán Ngân hàng và Thủ quỹ
Có nhiệm vụ cập nhật kịp thời, lập tờ kê chi tiết các khoản tiền gửi Ngân hàng và tiền vay Ngân hàng
Lập thủ tục vay và theo dõi thực hiện các thủ tục trên tài khoản tiền gửi và tiền vay Ngân hàng
Theo dõi quyết toán công trình xây dựng cơ bản Lập ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi
Lập báo cáo thống kê cho cục thống kê hàng tháng
Sau mỗi nghiệp vụ mua bán hàng hóa hay nguyên vật liệu thanh toán qua ngân hàng, kế toán ngân hàng sẽ đối chiếu với kế toán công nợ và ghi nhận vào bảng tổng hợp thời hạn thanh toán, sau đó lập ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi gửi cho Ngân hàng
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nguồn tiền hiện có của doanh nghiệp cùng với ý kiến chỉ đạo của Kế toán trưởng và Ban lãnh đạo, Kế toán ngân hàng sẽ làm thủ tục vay tiền ngân hàng đồng thời cung cấp các giấy tờ liên quan cho ngân hàng.
Sau khi nhận được Giấy báo có và Giấy báo Nợ của Ngân hàng sẽ xác nhận và chuyển qua cho Kế toán công nợ ghi nhận rồi nhận lại và lưu trữ
Là người giữ quỹ tiền mặt của công ty, đảm bảo đủ lượng tiền chi dùng hàng ngày đồng thời ký xác nhận vào phiếu thu và chi do Kế toán thanh toán chuyển qua.
Liên hệ với Ngân hàng mua bán chuyển đổi Ngoại tệ cho công ty
Kế toán Giá thành gỗ và Xây dựng cơ bản
Là người đứng ra tập hợp các chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng
Nhận và mở mã PO, mã sản phẩm; nhận định mức từ XN gỗ và nhập định mức cho từng PO
Theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, thành phẩm, sảm phẩm dở dang đồng thời kết hợp với Kế toán Ngân hàng mở L/C nhập nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
Kế toán Công Nợ và kế toán thuế
Là người đứng ra theo dõi, cập nhật kịp thời và lập tờ kê chi tiết các khoản công nợ người mua, người bán, các khoản phải thu phải trả khác. Căn cứ vào chứng từ do bộ phận kinh doanh, xuất nhập khẩu chuyển qua như hóa đơn mua bán nguyên vật liệu và hàng hóa, hợp đồng kinh tế, tờ khai hải quan, phiếu nhập kho do kế toán nguyên vật liệu chuyển qua nhân viên này kiểm tra và nhập liệu và phần mềm kế toán và lưu giữ các chứng từ trên. Đến kỳ hạn thanh toán căn cứ vào sổ chi tiết và phiếu chi phiếu thu của kế toán thanh toán trong phần mềm, kế toán Công nợ xóa nợ cho khách hàng hoặc khoản phải trả cho nhà cung cấp bằng cách nhập liệu bút toán đảo và ký nháy vào hóa đơn mua bán hàng hóa đã thanh toán…
Cung cấp số liệu, tài liệu kế toán thuộc phần việc của mình cho các bộ phận có liên quan như kế toán thanh toán, kế toán giá thành…
Lập báo cáo nghiệp vụ hàng ngày và định kỳ thuộc phần việc kế toán theo phân công như báo cáo công nợ khách hàng và công nợ nhà cung cấp, đối chiều công nợ với khách hàng hoặc nhà cung cấp hàng tháng
3.7. Các rủi ro đối với công ty:
3.7.1. Rủi ro về kinh tế:
Tình hình kinh tế Việt Nam trong những 2002 - 2008 đạt mức tăng trưởng GDP hàng năm tương đối cao, do vậy thu nhập của người dân cũng luôn được cải thiện. Đời sống của người dân càng được nâng cao thì những sản phẩm về trang trí nhà cửa, văn phòng sẽ được chú ý nhiều hơn và nhu cầu sử dụng các sản phẩm là vật liệu xây dựng càng ngày càng tăng. Đây là cơ hội cho Công ty và các Đơn vị cùng ngành sản xuất Vật liệu xây dựng và sản xuất các sản phẩm đổ gỗ phát triển thị trường nội địa về các mặt hàng chủ lực của mình. Tuy nhiên bắt đầu từ 2009, nền kinh tế rơi dần vào khủng hoảng, thị trường bất động sản đóng băng, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam bị chững lại gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Chính vì rủi ro này nên NAVIFICO cần phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý nhằm đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững của mình.
3.7.2. Rủi ro về thị trường:
Thị trường nội địa: việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành thâm nhập và mở rộng họat động sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam. Đặc biệt, các công ty này thường có vốn lớn và được sự hỗ trợ của nước sở tại của họ thông qua các chính sách hỗ trợ xuất khẩu… Điều này sẽ đem lại không ít khó khăn và cạnh tranh gay gắt cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và NAVIFICO nói riêng trong việc giữ và mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và sản phẩm công nghệ cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm ngoại nhập. Do vậy, để có được lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Công ty, Công ty ngày càng phải nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín về thương hiệu.
Thị trường xuất khẩu: các sản phẩm đồ gỗ của NAVIFICO hiện nay chủ yếu là xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu (Anh, Đức, Đan Mạch,...), Châu Mỹ (Mỹ, canada,...) Châu Á (Hàn Quốc, Australia,...). Tuy nhiên, khả năng về việc áp dụng chống bán phá giá và các rào cản xuất nhập khẩu có thể sẽ gây những tổn thất không nhỏ đến khả năng cạnh tranh về giá và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần nước ngoài của NAVIFICO.
3.7.3. Rủi ro về luật pháp:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ gặp những rủi ro về luật pháp như sau:
Luật chống bán phá giá của EU có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh về giá đối với sản phẩm đồ gỗ của Công ty trong thời gian tới
Chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO và các tổ chức thương mại khác… có thể sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty
Các chính sách và quy định về nhãn hiệu hành hóa, chính sách về ưu đãi đầu tư,... chưa được quy định cụ thể
Luật doanh nghiệp và chứng khoán đã ban hành nhưng những nghị định, văn bản hướng dẫn vẫn trong giai đoạn hoàn chỉnh.
3.7.4. Rủi ro về tỷ giá:
Do nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ chủ yếu là nhập khẩu và các sản phẩm đồ gỗ của Công ty chủ yếu là xuất khẩu nên rủi ro về tỷ giá là điều luôn phải tính đến. Một khi tỷ giá thay đổi có nghĩa là chi phí sản xuất và doanh thu sẽ thay đổi theo. Nhất là trong tình hình thế giới diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây. Do vậy, công ty cần có chính sách thích hợp trong việc tìm các nguồn nguyên liệu trong nước và phát triển thị phần nội địa.
3.7.5. Rủi ro về lãi suất:
Với nguồn vốn lưu động hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và Công ty phải sử dụng đến nguồn vốn vay từ ngân hàng, các cổ đông và cán bộ công nhân viên. Lãi suất vay hiện tại trong khoảng 8% - 10%/năm. Do vậy, những biến động tăng về lãi suất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.7.6. Rủi ro khác:
Ngoài các rủi ro kể trên, Công ty cũng có khả năng gặp phải các rủi ro khác như thiên tai, địch họa, hỏa hoạn,... là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty.
Chương 4
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
4.1.1.1. Phân tích tình hình tài sản:
Bảng 4.1: Biến động tài sản CTCP Nam Việt 2010 – 2013 Đvt: triệu đồng
2010 – 2011 | 2011- 2012 | 2012- 2013 | ||||
Tăng/ Giảm | % | Tăng/ Giảm | % | Tăng/ Giảm | % | |
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN | 19.673 | 18,60% | 10.633 | 8,48% | (5.871) | -4,32% |
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 3.995 | 43,91% | (7.692) | -58,74% | (3.946) | -73,04% |
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn | - | - | - | |||
III. Các khoản phải thu ngắn hạn | (10.744) | -20,98% | 5.469 | 13,51% | (1.976) | -4,30% |
IV. Hàng tồn kho | 27.264 | 63,15% | 11.208 | 15,91% | (810) | -0,99% |
V. Tài sản ngắn hạn khác | (842) | -37,20% | 1.648 | 115,96% | 861 | 28,04% |
B – TÀI SẢN DÀI HẠN | (1.099) | -2,43% | 2.933 | 6,65% | 1.456 | 3,09% |
I. Các khoản phải thu dài hạn | - | - | - | |||
II. Tài sản cố định | (942) | -2,81% | 2.933 | 8,99% | 1.392 | 3,91% |
1. Tài sản cố định hữu hình | (1.462) | -8,02% | (2.434) | -14,53% | 6.749 | 47,11% |
2. Tài sản cố định thuê tài chính | - | - | - | |||
3. Tài sản cố định vô hình | 787 | 5,71% | (787) | -5,40% | - | |
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang | (268) | -16,94% | 6.155 | 468,54% | (5.357) | -71,73% |
IV. Các khoản đâu tư tài chính dài hạn | (156) | -1,34% | - | 0,00% | - | |
V. Tài sản dài hạn khác | - | - | 64 | 100% | ||
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | 18.575 | 12,30% | 13.567 | 8,00% | (4.416) | -2,41% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích và hoạch định tài chính công ty cổ phần Nam Việt (NAVIFICO) - 2
- Mục Tiêu Của Hoạch Định Tài Chính:
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Công Ty Cổ Phần Nam Việt:
- Biến Động Cơ Cấu Nguồn Vốn Ctcp Nam Việt 2010 – 2013
- Bảng Tổng Hợp Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Của Navifico Giai Đoạn 2010 – 2013
- Tỷ Số Hoạt Đông Của Ctcp Nam Việt Và Ctcp Tấm Lợp Vlxd Đồng Nai 2010 - 2013
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
TÀI SẢN | ||||
2010 | 2013 | |||
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN | 70,04% | 73,97% | 74,30% | 72,85% |
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 6,03% | 7,72% | 2,95% | 0,81% |
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn | 0,00% | 0,00% | 0,00% | 0,00% |
III. Các khoản phải thu ngắn hạn | 33,92% | 23,87% | 25,09% | 24,60% |
IV. Hàng tồn kho | 28,59% | 41,54% | 44,59% | 45,23% |
V. Tài sản ngắn hạn khác | 1,50% | 0,84% | 1,68% | 2,20% |
B – TÀI SẢN DÀI HẠN | 29,96% | 26,03% | 25,70% | 27,15% |
I. Các khoản phải thu dài hạn | 0,00% | 0,00% | 0,00% | 0,00% |
II. Tài sản cố định | 22,24% | 19,25% | 19,42% | 20,68% |
1. Tài sản cố định hữu hình | 12,07% | 9,88% | 7,82% | 11,79% |
2. Tài sản cố định thuê tài chính | 0,00% | 0,00% | 0,00% | 0,00% |
3. Tài sản cố định vô hình | 9,12% | 8,59% | 7,52% | 7,71% |
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang | 1,05% | 0,77% | 4,08% | 1,18% |
IV. Các khoản đâu tư tài chính dài hạn | 7,72% | 6,78% | 6,28% | 6,43% |
V. Tài sản dài hạn khác | 0,00% | 0,00% | 0,00% | 0,00% |
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | 100,00% | 100,00% | 100,00% | 100,00% |
Bảng 4.2: Biến động cơ cấu tài sản CTCP Nam Việt 2010 – 2013
2011
Cơ cấu
2012
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu tài sản Công ty CP Nam Việt 2010 - 2013
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
29,96%
26,03%
25,70%
27,15%
Tài sản dài hạn
70,04%
73,97%
74,30%
72,85%
Tài sản ngắn hạn
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng tài sản của doanh nghiệp giai đoạn này tăng giảm không ổn định. Năm 2011 tăng 12,3%, năm 2012 chỉ tăng 8% và giảm 2,41% ở năm 2013 khiến tổng tài sản chỉ còn 178.703 triệu đồng. Cụ thể:
Tài sản ngắn hạn:
Năm 2011 tăng 18,6%, khiến tỷ trọng đồng thời tăng lên chiếm 73,97%. Nguyên nhân là do tiền mặt tại quỹ và gửi ngân hàng năm này của công ty tăng khá nhiều, đã tăng đến 43,91%. Đồng thời hàng tồn kho tăng 63,15% tương đương 27.264 triệu đồng, tỷ trọng khoản mục này lên tới mức 42%. Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn có sự sụt giảm 20,98%. Lượng hàng tồn kho tăng còn phải thu ngắn hạn giảm nguyên nhân chủ yếu do trong năm 2011, tình hình kinh tế suy yếu dẫn đến nhu cầu thị trường sụt giảm gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2012 với bối cảnh kinh tế giảm mạnh hơn 2011 khiến hàng tồn kho tiếp tục tăng 16%. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 13,51%; trong đó tiểu mục Phải thu khách hàng tăng 34,9% và tiểu mục Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng 371,86%. Có thể thấy giai đoạn này nhằm kích thích tăng trưởng công ty bắt đầu mở rộng hơn chính sách bán chịu. Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng đến 115,96% so với năm trước, khoản mục này tăng đến từ Chi phí trả trước ngắn hạn, Thuế GTGT được khấu trừ, Thuế TNDN nộp thừa và Tạm ứng. Tuy nhiên, một khoản mục quan trọng là Tiền và các khoản tương đương tiền giảm đáng kể: 7.692 triệu đồng, tương đương giảm 58,74%, khiến tỷ trọng khoản mục này chỉ còn 2,95%. Nguyên nhân có sự sụt giảm mạnh như vậy là do Tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng đã giảm 8.300 triệu đồng để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong năm. Năm 2013, tài sản ngắn hạn giảm 4,32%, tỷ trọng tài sản ngắn