Mục Tiêu Của Hoạch Định Tài Chính:

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. Nó cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

ROE = Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu bình quân

2.2.2.5. Nhóm tỷ số về chứng khoán:

- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS:đo lường mức độ sinh lãi của mỗi cổ phiếu. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đối với những nhà cổ đông nắm giữ cổ phần của công ty. Tỷ số này càng cao chứng tỏ tình hình hoạt động của công ty càng tốt.

EPS = Lợi nhuận ròng

Tổng số cổ phiếu


- Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phần P/E:cho biết số tiền mà các nhà đầu tư phải bỏ ra để có được một đồng lợi nhuận khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư bên ngoài đầu tư vào cổ phiếu của mình.

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

EPS

- Tỷ số cổ tức trên mỗi cổ phiếu thường DPS:cho biết số cổ tức mà nhà đầu tư có thể nhận được trên mỗi cổ phiếu.

Phân tích và hoạch định tài chính công ty cổ phần Nam Việt (NAVIFICO) - 3

DPS = Số cổ tức được chia

Số lượng cổ phiếu thường

- Tỷ suất cổ tức DY:phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào.

DY = DPS

Giá thị trường của mỗi cổ phiếu

- Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách M/B:đo lường tốc độ tăng trưởng giá trị của một công ty. Những công ty có ROE cao thì tỷ số M/B cũng có xu hướng lớn.

M/B = Giá thị trường của mỗi cổ phiếu Giá trị sổ sách của cổ phiếu

2.2.3. Phân tích phương trình Dupont:


Kỹ thuật phân tích Dupont dựa vào 2 phương trình căn bản dưới đây:

Đẳng thức Dupont thứ nhất

𝐑𝐎𝐀 = Lãi ròng

Tổng tài sản


= Lãi ròng Doanh thu


× Doanh thu Tổng tài sản

= ROS × VQTTS

Phương trình này cho thấy lãi ròng trên tổng tài sản phụ thuộc vào 2 nhân tố: thu nhập doanh nghiệp trên một đồng doanh thu là bao nhiêu, một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Sau khi phân tích ta sẽ xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc số lượng hàng hóa bán ra không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận thuần trên mỗi đồng doanh thu quá thấp.

Có 2 hướng để tăng ROA: tăng ROS hoặc vòng quay tổng tài sản.

- Muốn tăng ROS: cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán.

- Muốn tăng vòng quay tổng tài sản cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động bán hàng

Đẳng thức Dupont thứ hai


𝐑𝐎𝐄 = Lãi ròng Vốn chủ sở hữu

= Lãi ròng Tổng tài sản

× Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

= 𝐑𝐎𝐀 × Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu


Sự phân tích các thành phần tạo nên ROE cho thấy khi tỷ số nợ tăng lên thì ROE cũng cao hơn. Tỷ lệ nợ cao sẽ khuyếch trương một hệ quả lợi nhuận là: nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ rất cao, ngược lại nếu doanh nghiệp thua lỗ thì sẽ thua lỗ nặng.

Có 2 hướng để tăng ROE: tăng ROA hoặc tỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu.


- Muốn tăng ROA làm theo đẳng thức Dupont thứ nhất.

- Muốn tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cần giảm vốn chủ sở hữu. Đẳng thức này cho thấy tỉ số nợ càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên kèm theo đó rủi ro cũng tăng

Đẳng thức Dupont tổng hợp


𝐑𝐎𝐄 = Lãi ròng

Doanh thu

× Doanh thu Tổng tài sản

× Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu


= ROS × VQ TTS × Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố: ROS, VQ TTS và tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE.

Phân tích đẳng thức Dupont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng, giảm tỉ số này.

2.3. Nội dung hoạch định tài chính:

2.3.1. Khái niệm:


Hoạch định là quá trình phát triển các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Hoạch định tài chính là một tiến trình gồm:


- Phân tích các giải pháp đầu tư, tài trợ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn.

- Dự kiến các kết quả tương lai của các quyết định hiện tại để tránh các bất ngờ và hiểu được mối liên hệ giữa các quyết định hiện tại và tương lai.

- Quyết định nên chọn giải pháp nào.

- Đo lường thành quả đạt được sau này so với các mục tiêu đề ra trong kế hoạch tài chính.

Kết quả của quá trình hoạch định chính là kế hoạch tài chính. Một kế hoạch tài chính hoàn tất cho một doanh nghiệp lớn là một tài liệu khổng lồ. Một kế hoạch của một doanh nghiệp nhỏ hơn có thể có cùng các thành phần nhưng ít chi tiết hơn và ít tài liệu hơn. Tuy nhiên, các thành phần căn bản của các kế hoạch đều giống nhau, dù tầm cỡ các doanh nghiệp lớn nhỏ thế nào.

Kế hoạch tài chính sẽ dự báo các bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập


2.3.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính:

- Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch

- Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định

- Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn và quản lý nhân sự thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất.

- Kết hợp với các kế hoạch, chương trình khác trên cơ sở cân đối các nguồn thu

chi

- Dự kiến các rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải trong tương lai để có

biện pháp khắc phục và phòng trừ.

2.3.3. Cơ sở hoạch định tài chính:

Để hoạch định tài chính đáng tin cậy và chính xác hơn, đòi hỏi các kế hoạch tài chính phải được lập trên các cơ sở:

- Kế hoạch được lập phải phù hợp vào điều kiện cụ thể của công ty

- Mục tiêu đặt ra cho lĩnh vực tài chính phải phù hợp với chính sách tài chính hiện hành tại công ty

- Điều kiện sản xuất, bán hàng và cung ứng của công ty được xem xét kĩ càng

- Các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động

2.3.4. Phương pháp hoạch định tài chính:

2.3.4.1. Phương pháp dự toán:


Hiện nay có 2 phương pháp thường được sử dụng: phương pháp phần trăm theo doanh thu và phương pháp chi tiêu kế hoạch.

-Phương pháp phần trăm doanh thu:là phương pháp khá đơn giản. Nó dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ dựa trên sự ổn định trong doanh số bán tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ. Các số liệu quá khứ được sử dụng là tỷ lệ trung bình của những năm gần nhất.

Hầu hết các thành phần cấu thành tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều chịu sự tác động trực tiếp từ sự biến động doanh thu. Tất nhiên không phải tất cả các khoản mục đều chịu ảnh hưởng này, vì vậy một vài dự báo cần có tính độc lập.

Trước tiên xác định các khoản mục có khả năng thay đổi với doanh thu thuần và sản lượng tiêu thụ.

Các khoản mục bên tài sản như: Tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho,.. Các khoản mục bên nguồn vốn như: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả,…

Sau khi lựa chọn các khoản mục, để dự đoán nhu cầu tài chính của kỳ tiếp theo, cần tính tỷ lệ của các khoản mục này ở cuối năm so với tổng số doanh thu thuần và tiêu thụ trong năm. Từ đó tính ra lượng vốn cần thiết phải bổ sung hay dôi ra tính trên một đồng doanh thu thuần dự kiến tăng thêm. Trên cơ sở đó ước tính lượng vốn cần thiết mà doanh nghiệp tự trang trải hay huy động bên ngoài.

-Phương pháp chi tiêu kế hoạch:phương pháp phần trăm doanh thu đơn giản tuy nhiên kém linh hoạt và nó được xây dựng trên những số liệu quá khứ. Còn phương pháp chi tiêu kế hoạch được xây dựng dựa trên những thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai mà doanh nghiệp sẽ xây dựng báo cáo dự kiến cho nó. Tính hợp lý của

phương pháp này là tỷ lệ các khoản mục được kỳ vọng sẽ thay đổi so với trong quá khứ.

2.3.4.2. Phương pháp dự báo định lượng:

Phương pháp bình quân di động:Theo phương pháp này, mức doanh thu dự báo ở kỳ t+1 là trung bình cộng tất cả mức doanh thu thực tế đã xảy ra của n kì gần nhất, kể từ kỳ thứ t trở về trước theo công thức:

𝐹 1



Trong đó:

𝑡+1 = 𝑛 (𝐷𝑡 + 𝐷𝑡−1 + ⋯ + 𝐷𝑡−𝑛 +1)


Ft+1 : Mức dự báo kỳ thứ t+1 Dt : Mức thực tế kỳ hiện tại t

n : Số điểm dữ liệu của các kỳ gần nhất


Khi n càng nhỏ, mô hình này càng trở nên nhạy bén với sự biến động của dòng số liệu. Nhưng khi n quá lớn, nhất là khi 𝑛 → ∞ thì mô hình lại san bằng sự biến động ngẫu nhiên của dòng số liệu và sẽ có sai số rất lớn nếu dòng số liệu có tình thời vụ hoặc tính xu hướng. Cho nên vấn đề quan trọng nhất khi áp dụng phương pháp này là phải xác định được n sao cho sai số là nhỏ nhất tức là phải chọn n phù hợp với tính chất của dòng số liệu.

Phương pháp san bằng số mũ giản đơn


Phương pháp trung bình di động có nhược điểm: chỉ sử dụng n mức bán hàng thực tế gần nhất từ kỳ t trở về trước, không kể đến các số liệu từ kỳ t-n trở đi trong quá khứ. Tuy nhiên, không thể chắc chắn được các số liệu từ kỳ thứ t-n trở về trước đó có hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến đại lượng cần dự báo hay không.

Để khắc phục nhược điểm này, ta sử dụng phương pháp san bằng hàm số mũ. Phương pháp này dựa trên tất cả các số liệu đã xảy ra trong quá khứ với trọng số giảm dần về quá khứ theo hàm số mũ.



hay

Công thức của phương pháp san bằng hàm số mũ giản đơn như sau:


Ft+1=Ft + 𝛼(Dt − Ft)


Ft+1=αDt + (1 − 𝛼)Ft

Trong đó:


Ft+1 : Mức dự báo kỳ thứ t+1 Ft : Mức dự báo kỳ t

Dt : Mức thực tế kỳ t


𝛼 : Trọng số với tính chất 0 ≤ 𝛼 ≤ 1


Thực chất, đây chính là phương pháp bình quân giản đơn có trọng số tuân theo hàm mũ giảm dần về quá khứ: 𝛼(1 − 𝛼)𝑘

Việc lựa chọn 𝛼 là rất quan trọng, nó thể hiện mức độ ảnh hưởng của số liệu hiện tại đến đại lượng dự báo: 𝛼 càng lớn thì mô hình càng nhạy bén với sự biến động của dòng số liệu và ngược lại. Do đó, 𝛼 phải được chọn dựa trên cơ sở phân tích kỹ tính chất của dòng số liệu.


Phương pháp san bằng hàm số mũ giản đơn thích hợp với dòng số liệu biến động

đều.


Phương pháp dự báo Brown


Phương pháp Brown sử dụng phương pháp san bằng số mũ với sự thừa nhận có sự tăng lên của số liệu. Theo phương pháp này số liệu dự báo được san bằng số mũ lần thứ nhất (SES – Single Exponential Smoothing) sẽ tiếp tục được san bằng số mũ lần thứ hai. Bởi vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp san bằng số mũ hai lần. (DES – Double Expotinential Smoothing)

Chúng ta có mô hình dự báo mẫu như sau: Y = (2 x SES) - DES Để tính được mức dự báo bước m chúng ta áp dụng công thức sau:

S't=αDt + (1 − 𝛼)y't-1 (SES)

S't=αS't + (1 − 𝛼)S"t (DES)



t t t t

a =2S' − S" b = 𝛼 1−𝛼

(𝑆𝑡 − 𝑆"𝑡 )



Trong đó:

Ft+m=at + 𝑚bt


Ft+m : Mức dự báo bước m (kỳ thứ t+m)

Dt : Mức thực tế kỳ t


S’t : Số liệu san bằng số mũ giản đơn S”t : Số liệu san bằng số mũ hai lần at : Mẫu dự báo

bt : Độ dốc đường thẳng xu hướng

𝛼 : Trọng số với tính chất 0 ≤ 𝛼 ≤ 1


Phương pháp dự báo Holt

Tuy có tính thực tiễn khá cao, song phương pháp Brown chỉ sử dụng một hệ số 𝛼 để thiết lập cả một mật độ của dữ liệu và độ dốc của đường khuynh hướng. Để làm tăng tính linh hoạt trong dự báo, phương pháp Holt sử dụng hai tham số là 𝛼 𝛾; với

𝛼 xác lập mật độ của các dữ liệu, và 𝛾 xác lập độ dốc của đường khuynh hướng.


Các công thức tính mức dự báo bước m được thiết lập như sau: St=αDt + 1 − 𝛼 (St-1 + bt-1) với 0 ≤ 𝛼 ≤ 1 bt=𝛾(St − St-1) + (1 − 𝛾)bt-1 với 0 ≤ 𝛾 ≤ 1 Ft+m=St + 𝑚bt

Trong đó:


Ft+m : Mức dự báo bước m (kỳ thứ t+m) Dt : Mức thực tế kỳ t

S’t : Số liệu san bằng số mũ giản đơn

bt : Đại lượng xu hướng được san bằng số mũ


2.3.4.3. Đánh giá độ chính xác và kiểm soát dự báo:


Để đánh giá độ chính xác của kết quả dự báo bằng các phương pháp trên, ta thường sử dụng các chỉ số sau:

Độ lệch tuyệt đối bình quân (Mean Absolute Deviation - MAD).

𝑀𝐴𝐷 = 𝐸𝑡

𝑡 − 𝑛

Độ lệch bình phương bình quân (Mean Squared Error - MSE).

𝐸𝑡 2

𝑀𝑆𝐸 =


𝑡 − 𝑛


Tỷ lệ phần trăm sai số tuyệt đối bình quân (Mean Absolute Percentage Error

- MAPE)



𝑀𝐴𝑃𝐸 =

𝐸𝑡

𝐷𝑡

𝑡 − 𝑛


× 100%


Trong đó Et là các sai lệch của mức dự báo so với mức thực tế: Et = Ft - Dt

Nguyên tắc lựa chọn phương pháp dự báo tối ưu là lựa chọn phương pháp nào có sai số nhỏ nhất, tức là có các giá trị MADmin, MSEmin, MAPEmin.

2.3.5. Vai trò của hoạch định tài chính:

Hỗ trợ các nhà quản lý một cách hữu hiệu trong việc lập kế hoạch để đưa ra những mục tiêu, hành động cần thực hiện để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

Cung cấp các ước lượng và định lượng các nhu cầu vật chất của công ty dưới hình thái tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, hoạch định tài chính giúp doanh nghiệp chủ động hơn, trước những thay đổi và biến động ở hiện tại cũng như trong tương lại để tận dụng tốt những cơ hội và hạn chế những rủi ro thách thức.

Hoạch định tài chính phản ánh chính xác tài chính của doanh nghiệp để phân tích những điểm mạnh cũng như những điểm yếu, giúp doanh nghiệp phát huy được điểm mạnh và hạn chế điểm yếu

Hoạch định tài chính còn giúp cho các nhà quản lý dễ dàng điều chỉnh, kiểm soát được những sai lệch. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những phương pháp cũng như những định hướng điều chỉnh cụ thể đề giảm bớt những thiệt hại có thể xảy ra.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí