Phân Tích Định Lượng – Quatitative Analysis

Hình 1: Mô hình Michael Porter


Nguồn http mbavn org view news php id 1082 Theo Michael Porter cường độ cạnh tranh 1

(Nguồn: http://mbavn.org/view_news.php?id=1082)

Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:

(1) Sức mạnh của nhà cung cấp (The bargaining power of suppliers):

Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách. Sau đây là một số yếu tố quyết định sức mạnh của nhà cung cấp:

Một là mức độ tập trung của các nhà cung cấp. Sức mạnh của nhà cung cấp sẽ rất lớn, nếu mức độ tập trung của họ cao. Nếu nhà cung cấp của một doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp khác, thì có khả năng là họ sẽ phải chấp nhận những điều khoản bất lợi hơn, vì doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển sang đặt hàng của nhà cung cấp khác, do đó, nhà cung cấp buộc phải chấp nhận tình trạng bị ép giá.

Hai là mức độ chuẩn hóa của đầu vào. Việc đầu vào được chuẩn hóa cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và do vậy làm giảm sức mạnh của họ, chẳng hạn như mối quan hệ giữa các nhà sản xuất lốp (nhà cung cấp) với các nhà sản xuất xe hơi

Ba là chi phí thay đổi nhà cung cấp. Chi phí này càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng phải chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra, vì việc chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác sẽ buộc doanh nghiệp sản xuất phải chịu các chi phí khổng lồ. Mối quan hệ giữa Microsoft (với vai trò nhà cung cấp) với các nhà sản xuất máy vi tính thể hiện rõ điều này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Bốn là nguy cơ tăng cường hợp nhất giữa nhà cung cấp và đơn vị sản xuất. Chẳng hạn như hãng sản xuất đồ uống mua các tiệm rượu, hay hãng Baxter International – nhà sản xuất các thiết bị y tế – mua lại nhà phân phối American Hospital Supply. Khả năng này càng cao thì sức mạnh của nhà cung cấp càng lớn.

(2) Sức mạnh của khách hàng (The bargaining power of buyers )

Trong trường hợp khách hàng có sức mạnh lớn, khách hàng có khả năng áp giá hay thâu tóm hãng sản xuất. Khách hàng có sức mạnh lớn là những khách hàng có tính tập trung cao, ít phân tán hay mua một lượng sản phẩm sản xuất ra trong bối cảnh kênh phân phối hoặc sản phẩm đã được chuẩn hóa. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Ví dụ, thị trường bán lẻ rộng lớn của các hãng Circui City và Sear giúp cho họ nắm được quyền lực tương đối để áp đặt giá cả với các nhà sản xuất đồ gia dụng. Khách hàng cũng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua hãng sản xuất. Ví dụ điển hình là các nhà sản xuất ô tô lớn rất có thể mua hãng sản xuất lốp xe.

Ngược lại, trong trường hợp khách hàng yếu, áp lực đối với nhà sản xuất dịu hơn, thậm trí nhà sản xuất có khả năng sáp nhập hoặc mua các hãng phân phối. Khách hàng yếu khi chi phí chuyển đổi sản phẩm của khách hàng lớn, thường do sản phẩm không được chuẩn hóa, vì thế khách hàng không thể dễ dàng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác được. Sức mạnh khách hàng yếu khi có rất nhiều khách hàng, nên khả năng mặc cả không cao, nhất là đối với các loại hàng hóa tiêu dùng. Hơn nữa, khi nhà sản xuất cung cấp giá trị đầu vào đáng kể cho khách hàng thì nhà sản xuất cũng có khả năng chi phối khách hàng, thể hiện qua mối quan hệ giữa Intel với các nhà sản xuất máy vi tính.

(3) Nguy cơ xuất hiện các sản phẩm thay thế ( The threat of substitute products)

Thứ nhất, các sản phẩm thay thế xuất hiện làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp. Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản phẩm càng có độ co giãn cao vì lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn. Khi đó tăng mức độ cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp.

Thứ hai, các sản phẩm thay thế thường đến từ bên ngoài ngành. Giá của các lon đựng nước bằng nhôm bị cạnh tranh bởi giá của các loại bao bì khác như chai thủy tinh, hộp thép và hộp nhựa. Ngày nay, giá của các lốp xe mới không đắt đến mức người ta phải vá lại lốp xe cũ để dùng. Nhưng trong ngành vận tải, lốp mới rất đắt trong khi lốp bị hỏng rất nhanh, vì vậy ngành vá lốp xe tải vẫn còn phát triển được.

Thứ ba, người tiêu dùng phải chịu chi phí chuyển đổi khi sử dụng các sản phẩm thay thế. Chi phí chuyển đổi càng cao thì khả năng tiêu dùng sản phẩm thay thế càng thấp.

(4) Các rào cản gia nhập ngành đối với đối thủ tiềm ẩn ( The threat of new entrants)

Những rào cản gia nhập ngành là những yếu tố làm cho các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực áp lực cạnh tranh của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Một là chính phủ tạo nên các hàng rào. Mặc dù có vai trò duy trì cạnh tranh công bằng và lành mạnh thông qua các hành động chống độc quyền, nhưng chính phủ vẫn hạn chế cạnh tranh thông qua việc chấp nhận độc quyền. Ngành công nghiệp điện được coi là độc quyền tự nhiên, vì một công ty cung cấp điện cho khu vực sẽ hiệu quả hơn là cho phép nhiều công ty điện cùng tồn tại trên một địa bàn. Để hạn chế các công ty điện lực khai thác lợi thế này, chính phủ cho phép có một nhà độc quyền cung cấp điện.

Hai là rào cản về bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Các ý tưởng và kiến thức giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh được coi là sở hữu cá nhân sau khi được cấp bằng sáng chế và ngăn không cho những người khác áp dụng kiến thức này. Chẳng hạn, Edwin Land đã phát minh ra máy ảnh Polaroid năm 1947 và sáng lập một công ty độc quyền trong lĩnh vực chụp ảnh lấy ngay. Năm 1975, Kodak muốn tham gia vào thị trường máy

chụp ảnh lấy ngay này và bắt đầu giới thiệu một loại máy ảnh tương tự. Polaroid lập tức kiện Kodak vi phạm bản quyền và thắng kiện, buộc Kodak phải rời khỏi ngành công nghiệp béo bở này.

Ba là rào cản về yếu tố đầu vào (vốn, kỹ thuật, công nghệ, nhân lực…). Hiện tại chỉ có 2 hãng hàng không lớn cạnh tranh với nhau là Airbus và Boeing. Nếu không có sự đột biến về công nghệ để chế tạo ra sản phẩm mới hoặc là tối ưu hơn máy bay (Loại máy nào đó có thể đi từ nơi này sang nơi khác như truyện cổ tích) hoặc là tính năng tương đương nhưng giá và công nghệ rẻ hơn thì chắc chắn rào cản gia nhập ngành chế tạo máy bay vẫn là đích quá xa cho các doanh nghiệp khác.

(5) Mức độ cạnh tranh ngành (The competitive rivalry)

Sự sàng lọc trong ngành. Đến một lúc nào đó, mức độ tăng trưởng ngành chậm lại và thị trường trở nên bão hòa, tạo nên tình huống cung vượt quá cầu. Khi đó cuộc sàng lọc diễn ra, cạnh tranh dữ dội dẫn đến chiến tranh giá cả và một số công ty phá sản.

Số lượng công ty lớn. Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh, vì có nhiều hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi. Tính cạnh tranh sẽ càng mạnh hơn nếu các hãng này có thị phần tương đương nhau, dẫn đến phải “chiến đấu” để giành vị trí chi phối thị trường.

Các chi phí cố định cao. Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một ngành có tính kinh tế theo quy mô. Khi tổng chi phí chỉ lớn hơn không đáng kể so với chi phí cố định, thì các hãng phải sản xuất gần với tổng công suất để đạt được mức chi phí thấp nhất cho từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, các hãng sẽ phải bán một số lượng rất lớn sản phẩm trên thị trường, và vì thế phải tranh giành thị phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh tăng lên.

Chi phí lưu kho cao hoặc sản phẩm dễ hư hỏng. Đặc điểm này khiến nhà sản xuất muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm đó, các nhà sản xuất khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở nên dữ dội.

Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp. Đặc điểm này luôn dẫn đến mức độ cạnh tranh cao. Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có đặc điểm hàng hóa khác nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh.

Các rào cản rút lui khỏi ngành lớn. Đặc điểm này khiến doanh nghiệp phải chịu một chi phí cao, nếu muốn từ bỏ không sản xuất sản phẩm nữa, buộc phải ở lại trong

ngành và tiếp tục cạnh tranh ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm. Một rào cản phổ biến là tính đặc trưng và chuyên môn hóa cao của tài sản cố định. Khi đó, khó có thể thanh lý các tài sản đó cho những ngành khác. Việc hãng Litton Industries giành được các thiết bị của hãng đóng tàu Ingall Shipbuilding minh họa rõ điều này. Litton đã rất thành công trong thập kỷ 1960 với các hợp đồng đóng tàu cho Hải quân. Nhưng khi chi quốc phòng của Mỹ giảm xuống, Litton nhận thấy rõ khả năng giảm doanh số cũng như lợi nhuận. Hãng quyết định cơ cấu lại, nhưng việc từ bỏ xưởng đóng tàu không thực hiện được, do không bán được các thiết bị đóng tàu đắt tiền và mang tính chuyên môn hóa cao. Cuối cùng, Litton buộc phải ở lại trong thị trường đóng tàu đang xuống dốc.

2.1.3. Phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Cụ thể, khi phân tích SWOT, cần đánh giá doanh nghiệp trên các phương diện sau:

Thứ nhất, phân tích SWOT là nhìn nhận doanh nghiệp từ yếu tố thuộc bên trong doanh nghiệp bao gồm điểm mạnh và điểm yếu. Các mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có thể là đặc điểm nổi bật của sản phẩm, các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức, nguồn lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, doanh nghiệp có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt. Ngược lại, những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, tình hình tài chính bất ổn, thanh khoản kém, nguồn nhân lực thiếu kỹ năng, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh...

Thứ hai, phân tích SWOT là đánh giá triển vọng của doanh nghiệp từ yếu tố bên ngoài bao gồm cơ hội và nguy cơ. Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường,

tiềm năng tăng trưởng ngành, khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp, các chính sách của chính phủ và sự thay đổi khuôn mẫu hay cấu trúc xã hội có lợi cho doanh nghiệp,….Ngược lại, các nguy cơ đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những bất lợi về chính sách của Chính phủ có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị trường chủ chốt, sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu, nguy cơ suy thoái kinh tế trong nước và thế giới,….

2.2. Phân tích định lượng – quatitative analysis

Trước hết, phân tích định lượng (hay phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính) là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tài liệu sử dụng cho phân tích định lượng là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Phân tích định lượng bao gồm phân tích theo tỷ số; phân tích Dupont; phân tích cơ cấu và phân tích xu hướng. Tuy nhiên, phân tích theo cơ cấu và theo xu hướng ít phổ biến hơn và chỉ mang tính chất hỗ trợ, bổ sung cho phương pháp phân tích theo tỷ số và phương pháp Dupont. Do đó, khi phân tích báo cáo tài chính, thường tập trung vào phương pháp theo tỷ số và phương pháp Dupont.

2.2.1. Phân tích theo tỷ số - Ratio analysis

Trước hết, phân tích theo tỷ số là phương pháp thông dụng nhất khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Phân tích các tỷ số tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm xác định; đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong một một hay nhiều kì kế toán; xác định cấu trúc tài chính; tìm hiểu mối liên hệ giữa hoạt động kinh doanh và hiệu quả công ty; và khắc phục sự khác biệt về quy mô hoạt động giữa các công ty trong ngành

Để đạt được kết quả chính xác và tin cậy khi phân tích các tỷ số dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cần tuân thủ năm bước. Bước 1, xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích trên báo cáo tài chính. Bước 2, xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức. Bước, giải thích ý nghĩa của các tỷ số vừa tính toán. Bước 4, đánh giá các tỷ số tài chính vừa tính toán theo hai tiêu chuẩn là so sánh với trung bình ngành (cao, thấp hay phù hợp) và so sánh với quá khứ (tăng hay giảm, tốt hơn hay xấu đi). Bước 5: rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh

nghiệp. Các tỷ số phân tích tài chính bao gồm tỷ rủi ro hoạt động, tỷ số thanh khoản, tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số khả năng sinh lời, tỷ số cơ cấu vốn, tỷ số tăng trưởng và các tỷ số khác liên quan đến giá cổ phiếu.

(1) Các tỷ số rủi ro hoạt động (operating risk)

Rủi ro kinh doanh – business risk

= Độ lệch chuẩn /Trung bình thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh

doanh

Biến động doanh thu – sales variability = Độ lệch chuẩn /Trung bình doanh thu thuần

Hệ số đòn bảy hoạt động – operating leverage

= %Thay đổi thu nhập/% Thay đổi doanh thu Các chỉ số rủi ro hoạt động đo lường sự biến động và rủi ro trong thu nhập của

công ty. Nguyên nhân thường là do chu kì kinh doanh, biến động của ngành hay nền chu kì kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.

(2) Các tỷ số thanh khoản (liquidity ratio)

Hệ số thanh toán hiện hành (Current Ratio) =Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)

= (Tiền mặt+Chứng khoán ngắn hạn+khoản phải thu)/nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời (Cash Ratio) = (Tiền mặt+Chứng khoán ngắn hạn)/nợ ngắn hạn

Nhóm hệ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng chuyển đổi thành tiền của tổng tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngặn han. Hệ số thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khi không tính đến thanh lý hàng tồn kho. Hệ số thanh toán tức thời đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn nếu chỉ dùng các khoản tiền và tương đương tiền, không tính đến thanh lý hàng tồn kho và tiền thu được từ các khoản phải thu. Các hệ số này nên nằm trong khoảng 1-1.5 hoặc 1-2. Nếu các chỉ số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không thanh toán được nợ. Nhưng nếu quá lớn (lớn hơn 2) thì mức độ rủi ro qua. Tuy nhiên, do đặc thù ngành bán lẻ, các hệ số này thường thấp hơn 1.

(3) Các tỷ số hiệu quả hoạt động (efficiency ratio )

- Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Kỳ thu hồi nợ trung bình

= Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm /360 ).

Hệ số kỳ thu hồi nợ trung bình cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.

Thời hạn thanh toán trung bình

= Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm/360).

Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm. Nếu hệ sô này quá cao cho thấy DN mua chịu hàng nhiều, thời gian thanh toán dài, thanh khoản thấp, là mối đe dọa cho các nhà cung cấp và có thể sẽ bị nhà cung cấp từ chối hợp đồng hoặc cấp tín dụng trả chậm. Ngược lại, hệ số này cao quá cho thấy DN ko chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp và sẽ phải xoay sở để huy động vốn lưu động từ các nguồn khác.

Thời gian lưu kho trung bình

= Giá trị hàng lưu kho trung bình/ (Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua /360).

Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt.

Thời gian lưu chuyển tiền mặt (vòng quay vốn lưu động - Cash Conversion Cycle)

CCC =Thời gian thu hồi nợ trung bình+Thời gian lưu kho - Thời gian trả chậm trung bình

Hệ số CCC càng cào càng kém hiệu quả, cho thấy hàng tồn kho lỗi thời, không tiêu thụ được; doanh nghiệp không chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp hay nhanh phải trả người bán; chính sách bán chịu còn quá thông thoáng, các khoản phải thu chậm thu hồi. Ngược lại, hệ số ccc càng thấp thì doanh nghiệp hoạt động càng tốt, vốn lưu động quay vòng nhanh. Đặc biệt hệ số này ứng dụng một cách hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, hệ số này sẽ trở nên vô nghĩa nếu đem ra phân tích trong các ngành như công nghệ thông tin, tư vấn và các công ty bảo hiểm.

- Các chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản

Vòng quay tổng tài sản (Total Asset Turnover)

= Doanh thu thuần/trung bình tổng tài sản

Ý nghĩa: Cho thấy một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao so với ngành thì càng tốt. Trong ngành chế tạo, hệ số này thường dao động quanh 1 do đặc thù của ngành này vốn đầu tư vào tài sản rất lớn. Còn trong ngành bán lẻ, hệ số này thường dao động quanh 10.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2022