Phân Tích Các Tỷ Số Về Cơ Cấu Tài Chính



Tỷ số thanh toán nhanh =

Tài sản lưu động - tồn kho Nợ ngắn hạn


Năm 2004 =

40,075,175,613 - 34,749,310,671


29,812,406,960


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

= 0.179


Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 9


Năm 2005 =


Năm 2006 =

41,861,362,648 - 37,095,688,418


34,193,172,939

42,562,051,481 - 32,619,565,124


35,705,132,312


= 0.139


= 0.179


HAXACO (2006) = 0.561


Tương tự như tỷ số về khả năng thanh toán hiện thời, tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2005 cũng giảm không đáng kể so với năm 2004 chủ yếu do hàng tồn kho tăng cho thấy tình trạng khó khăn của doanh nghiệp trong việc “đối phó” với những khoản nợ cần thanh toán nhanh. Năm 2006, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đã khả quan hơn do lượng “hàng tồn kho” giảm nhiều hơn so với lượng “nợ phải trả” tăng (lượng “hàng tồn kho” giảm 2.3 tỷ tương đương 6.8% trong khi “nợ ngắn hạn” chỉ tăng 1.5 tỷ tương đương 4.4%) nhưng khả năng này vẫn thấp so với HAXACO. Hơn nữa, mặt hàng chính của công ty lại là những loại xe vận tải nặng, xe chuyên dụng và các lại xe bốn bánh dân dụng, là những hàng hóa không có tính thanh khoản nhanh. Điều đó càng gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ số này đều cho thấy cả hai công ty đều không đảm bảo được những khoản cần thanh toán nhanh của mình vì với một đồng nợ ngắn hạn, hai công ty chưa có đủ một đồng để đảm bảo cho nó. Trong trường hợp bức bách, cần thiết phải chi trả, cả hai đều phải thanh lý hàng tồn kho.



2.2.2.2 Phân tích các tỷ số về cơ cấu tài chính

2.2.2.2.1 Tỷ số nợ



Tỷ số nợ =


Năm 2004 =

Tổng nợ


Tổng tài sản 29,812,406,960

56,393,031,074


x 100% = 52.865%



Năm 2005 =

34,193,172,939


61,874,028,819


x 100% = 55.263%



Năm 2006 =

35,705,132,312


70,285,693,528


x 100% = 50.800%


HAXACO (2006) = 78.5%



Tỷ số nợ

60%

55%

50%

45%

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


Tỷ số nợ càng cao thì rủi ro sẽ càng cao. Việc tỷ số nợ luôn cao hơn 50% (năm 2004 là 52.8%, năm 2005 là 55.3% và năm 2006 là 52.9% ) cho thấy tổng tài sản của công ty được hình thành hơn một nửa là từ nợ vay, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với HAXACO. Năm 2006 tỷ số nợ của công ty có xu hướng giảm mạnh do công



ty đã thanh toán được một số khoản nợ. Ở đây ta vẫn chưa thể kết luận được điều gì mà chỉ có thể nói rằng rủi ro của công ty thấp hơn HAXACO. Tuy nhiên việc tỷ số nợ giảm nhưng tổng tài sản của doanh nghiệp tăng (từ 61.9 tỷ năm 2005 lên 70.3 tỷ năm 2006), doanh lợi vốn tự có cũng tăng đáng kể (năm 2004 là -231.7 triệu, năm 2005 là 615.8 triệu và năm 2006 là 1.6 tỷ) cho thấy tình hình kinh doanh của công ty có sự tiến triển tích cực.

2.2.2.2.2 Khả năng thanh toán lãi vay


Tỷ số thanh toán lãi vay =

Lợi tức trước thuế + Lãi vay


Lãi vay


Năm 2004 =

-231,671,889 + 745,875,550


745,875,550


= 0.689



Năm 2005 =


Năm 2006 =

855,231,765 + 3,047,987,686


3,047,987,686


2,172,949,398 + 2,935,210,658


2.935,210,658


= 1.281


= 1.740


HAXACO = 1.685

Khả năng thanh toán lãi vay năm 2004 chỉ là 0.69, nghĩa là với 1 đồng vốn đi vay, doanh nghiệp chỉ có 0.69 đồng trả lãi cho thấy khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp không khả quan (do hoạt động kinh doanh của công ty bị lỗ). Năm 2005 và năm 2006 khả năng thanh toán lãi vay tăng lên đáng kể và năm 2006 đã cao hơn HAXACO. Lý do chính là HAXACO có tỷ số nợ cao hơn công ty do đó phải trả lãi vay nhiều hơn công ty.

Việc khả năng thanh toán lãi vay của công ty khá tốt tạo điều kiện rất nhiều trong việc công ty muốn tăng nguồn vốn của mình lên bằng cách đi vay ngân hàng vì công ty có tỷ số nợ thấp và khả năng thanh toán lãi vay cũng khả quan.


Khả năng thanh toán lãi vay

2.000

1.500

1.000

0.500

0.000

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


2.2.2.3 Các tỷ số về hoạt động

2.2.2.3.1 Vòng quay tồn kho


Số vòng quay tồn kho =


Năm 2004 =


Doanh thu thuần


Tồn kho 57,186,712,897

34,749,310,671


= 1.646 lần



Năm 2005 =

103,942,475,376


37,095,688,418


= 2.802 lần



Năm 2006 =

198,086,935,612


32,619,565,124


= 6.073 lần


HAXACO (2006) = 5.438 lần

Số vòng quay tồn kho của công ty có xu hướng tăng đáng kể. qua các năm và cao hơn cả số vòng quay tồn kho của HAXACO cho thấy việc sử dụng tồn kho của công ty tiến triển theo chiều hướng thuận lợi. Đây là một cơ sở để nâng cao hiệu quả vốn mà công ty cần phát huy.



Vòng quay tồn kho

7.500


6.000


4.500


3.000


1.500


0.000

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


2.2.2.3.2 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định


Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =


Năm 2004 =


Năm 2005 =


Doanh thu thuần


Tài sản cố định 57,186,712,897

15,117,855,461

103,942,475,376


15,071,948,171


= 3.783 lần


= 6.896 lần



Năm 2006 =

198,086,935,612


20.358.971,653


= 9.730 lần

HAXACO (2006) = 12.565 lần


Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2005 tăng gần gấp đôi năm 2004 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Lý do con số này tăng cao chủ yếu là do doanh thu thuần của công ty tăng nhanh và tăng nhiều hơn tài sản cố định (“doanh thu thuần” tăng 46.7 tỷ, tương đương 45% trong khi “tài sản cố định” giảm 46 triệu, tương đương 0.3%). Sang năm 2006, hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng tăng lên đáng kể do tốc độ tăng của doanh thu thuần (tăng 94 tỷ tương đương



90.6%) nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định (tăng 5.3 tỷ tương đương 35.1%). Điều này cho thấy việc đầu tư xây dựng thêm tài sản cố định năm 2006 là một điều đúng đắn, đẩy doanh thu của công ty lên khá cao. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty vẫn thấp hơn so với HAXACO cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của công ty tuy hiệu quả nhưng vẫn chưa thật sự hiệu quả bằng HAXACO (HAXACO có tài sản cố định ít hơn nhưng doanh thu cao hơn).

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

12.000

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000

0.000

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


2.2.2.3.3 Vòng quay tổng tài sản


Vòng quay tổng tài sản =


Năm 2004 =


Doanh thu Giá trị tổng tài sản 57,186,712,897

56,393,031,074


= 1.014 lần



Năm 2005 =

103,942,475,376


61,874,028,819


= 1.680 lần



Năm 2006 =

198,086,935,612


70,285,693,528


= 2.818 lần


HAXACO (2006) = 2.113 lần


Vòng quay tổng tài sản

3.000

2.500

2.000

1.500

1.000

0.500

0.000

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Trong ba năm 2004, 2005, 2006 hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty đều có xu hướng gia tăng. Năm 2006 con số này còn cao hơn cả HAXACO trong khi HAXACO có số hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao hơn so với công ty. Điều này chứng tỏ vốn lưu động của công ty được sử dụng có hiệu quả hơn nhiều so với HAXACO, cũng có thể là phía HAXACO bị chiếm dụng nhiều vốn ở mục “phải thu khách hàng”. Nói chung đây là điểm tích cực mà công ty cần phát huy vào những năm sau.

2.2.2.4 Phân tích các tỷ số về doanh lợi

Do năm 2004 doanh nghiệp bị lỗ hơn 231 triệu nên tất cả các tỷ số về doanh lợi đều nhỏ hơn 0. Ta xét 3 tỷ số về doanh lợi sau:

2.2.2.4.1 Doanh lợi tiêu thụ

Doanh lợi tiêu thụ

1%

0%

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


Doanh lợi tiêu thụ =


Năm 2004 =

Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần

-231,671,886


57,1861712,897


x 100% = -0.405%



Năm 2005 =

615,766,871


103,942,475,376


x 100% = 0.823%



Năm 2006 =

1,564,523,567


198,086,935,612


x 100% = 0.790%


HAXACO (2006) = 0.853%

Doanh lợi tiêu thụ năm 2005 cao hơn so với năm 2004 thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có tiến triển (lợi tức trước thuế tăng gần 5 lần, doanh thu thuần tăng gần 2 lần). Sang năm 2006, doanh lợi tiêu thụ lại có xu hướng giảm nhẹ và thấp hơn so với HAXACO. Ta thấy trong hai năm 2005 và 2006 lợi tức sau thuế của công ty chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (0.7% - 0.8%) so với doanh thu thuần (nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì chỉ có 0.8 đồng lợi nhuận trước thuế) vì đây vốn là đặc thù chung của các doanh nghiệp kinh doanh ôtô, ngay cả doanh lợi tiêu thụ của HAXACO cũng chỉ là 0.853%.

2.2.2.4.2 Doanh lợi tài sản

Doanh lợi tài sản

3%

2%

1%

0%

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022