Phân Tích Sự Biến Động Của Tài Sản Cố Định Và Đầu Tư Dài Hạn



Năm 2006, “tài sản lưu động” tăng hơn 700 triệu (tương đương 1.7%) so với năm 2005. Nguyên nhân khiến cho “tài sản lưu động” tăng là:

- Công ty tăng dự trữ “tiền” 1.1 tỷ.

- “Các khoản phải thu” tăng 363 triệu (Năm 2006 công ty đã có chính sách bán hàng mới. Đối với một số khách hàng lớn và có uy tín như các công ty vận tải, công ty môi trường…, công ty đã tạo điều kiện cho họ đặt cọc 70% giá trị xe và nhận xe trước, số còn lại sẽ thanh toán sau 3 tháng kể từ ngày nhận hàng).

- “Tài sản lưu động khác” tăng gần 3.7 tỷ (chủ yếu là khoản “tạm ứng” và “ký quỹ ngắn hạn”).

- Điểm đáng lưu ý là “hàng tồn kho” đã giảm gần 4.5 tỷ. Nguyên nhân là do trong năm 2006công ty áp dụng chính sách trả sau cho một số khách hàng, điều này giúp giải phóng một lượng hàng tồn khá lớn trong kho. Đó là những hàng hóa mà khách hàng đã đặt cọc trước nhưng chưa đủ điều kiện thanh toán.

Phân tích sự biến động của Tài sản cố định và đầu tư dài hạn


SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

(Đơn vị: tỷ đồng)

25


20


15


10

Tài sản cố định

Góp vốn liên doanh

5


0

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006



BẢNG 2.4: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ

ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Năm 2004

Năm 2005

Chênh lệch (2004/2005)

Số tiền

%

1. Tài sản cố định

15,117,855,461

15,071,948,171

-45,907,290

-0.3%

2. Góp vốn liên doanh

1,200,000,000

4,940,718,000

3,740,718,000

311.7%

TỔNG CỘNG

16,317,855,461

20,012,666,171

3,694,810,710

22.6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 6


TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ

ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch (2005/2006)

Số tiền

%

1. Tài sản cố định

15,071,948,171

20,358,971,653

5,287,023,482

35.1%

2. Góp vốn liên doanh

4,940,718,000

7,364,670,394

2,423,952,394

49.1%

TỔNG CỘNG

20,012,666,171

27,723,642,047

7,710,975,876

38.5%


Năm 2005, “tài sản cố định và đầu tư dài hạn” tăng gần 3.7 tỷ (tương đương 22.6%) so với năm 2004. Nguyên nhân là do “góp vốn liên doanh” tăng 3.7 tỷ (tương đương 311.7%). Công ty đã góp vốn với Công ty cổ phần Ôtô Hyundai Việt Nam tại Hà Nội với tỷ lệ vốn góp 5%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp rất chú trọng đến việc đầu tư, liên doanh và kỳ vọng sẽ có được lợi nhuận từ việc liên doanh góp vốn này.

Năm 2006, “tài sản cố định và đầu tư dài hạn” của doanh nghiệp tăng 7.7 tỷ (tương đương 38.5%) so với năm 2005. Nguyên nhân là do:

- “Tài sản cố định” tăng 5.2 tỷ (tương đương với 35.1%), do công ty đã đầu tư xây dựng thêm một trạm dịch vụ với những máy móc thiết bị hiện đại luôn được nâng cấp, hoạt động theo tiêu chuẩn Hyundai nhằm nâng cao hệ thống chất lượng dịch vụ, mang lại sự thỏa mãn tuyệt đối cho khách hàng.

- “Góp vốn liên doanh” tăng thêm 2.4 tỷ (tương đương với 49.1%), do công ty tiếp tục góp vốn với doanh nghiệp ôtô tại Hà Nội với kỳ vọng thu được lợi nhuận trong tương lai.



b. Phân tích biến động của Nguồn vốn

BẢNG 2.5: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN


NGUỒN VỐN

Năm 2004

Năm 2005

Chênh lệch (2004/2005)

Số tiền

%

1. NỢ PHẢI TRẢ

29,812,406,960

34,193,172,939

4,380,765,979

14.7%

2. VỐN CHỦ SỞ HỮU

26,580,624,114

27,680,855,879

1,100,231,765

4.1%

TỔNG NGUỒN VỐN

56,393,031,074

61,874,028,819

5,480,997,745

9.7%


NGUỒN VỐN

Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch (2005/2006)

Số tiền

%

1. NỢ PHẢI TRẢ

34,193,172,939

35,705,132,312

1,511,959,373

4.4%

2. VỐN CHỦ SỞ HỮU

27,680,855,879

34,580,561,216

6,899,705,337

24.9%

TỔNG NGUỒN VỐN

61,874,028,819

70,285,693,528

8,411,664,709

13.6%


SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN

(Đơn vị: tỷ đồng)

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006


Như đã biết “tổng tài sản” của doanh nghiệp năm 2005 tăng 5.5 tỷ (tương đương 9.7%) và lên 70.3 tỷ (tương đương 13.6%) năm 2006 thì “nguồn vốn” của doanh nghiệp cũng phải tăng với số lượng và tỷ lệ tương ứng. Cụ thể “Nợ phải trả” tăng từ 29.8 tỷ năm 2004 lên 34.2 tỷ năm 2005 và lên 35.7 tỷ năm 2006. Còn “vốn chủ sở hữu” tăng từ 26.6 tỷ năm 2004 lên 27.7 tỷ năm 2005 và lên 34.6 tỷ năm 2006.



Phân tích sự biến động của Nợ phải trả.

BẢNG 2.6: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA NỢ PHẢI TRẢ


NỢ PHẢI TRẢ

Năm 2004

Năm 2005

Chênh lệch (2004/2005)

Số tiền

%

1. Vay ngắn hạn

22,750,852,998

17,231,219,506

-5,519,633,492

-24.3%

2. Phải trả cho người bán


1,878,429,614


8,942,059,894


7,063,630,280


376.0%

3. Người mua trả

tiền trước


12,903,857


5,794,290,783


5,781,386,926


44803.6%

4. Thuế và khoản phải nộp NN


36,782,107


-16,340,443


-53,122,550


-144.4%

5. Khoản phải trả,

phải nộp khác


5,133,438,384


2,241,943,200


-2,891,495,184


-56.3%

TỔNG CỘNG

29,812,406,960

34,193,172,939

4,380,765,979

14.7%


NỢ PHẢI TRẢ

Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch (2005/2006)

Số tiền

%

1. Vay ngắn hạn

17,231,219,506

16,835,848,268

-395,371,238

-2.3%

2. Phải trả cho

người bán


8,942,059,894


8,306,894,582


-635,165,312


-7.1%

3. Người mua trả tiền trước


5,794,290,783


8,639,854,206


2,845,563,423


49.1%

4. Thuế và khoản

phải nộp NN


-16,340,443


28,967,563


45,308,006


-277.3%

5. Khoản phải trả,

phải nộp khác


2,241,943,200


1,893,567,693


-348,375,507


-15.5%

TỔNG CỘNG

34,193,172,939

35,705,132,312

1,511,959,373

4.4%


Năm 2005, “Nợ phải trả” tăng gần 4.4 tỷ (tương đương 14.7%) so với năm 2004. Nguyên nhân khiến cho “Nợ phải trả” tăng là:

- “Phải trả cho người bán tăng” hơn 7 tỷ (tương đương 376%) chủ yếu là do phía người bán chưa hoàn thành xong thủ tục chứng từ xuất khẩu nên chưa giao hàng cho công ty. Phía công ty tuy đã đặt cọc tiền để mua hàng (bằng cách ký quỹ) nhưng do chưa nhận được bộ chứng từ của hàng hoá nên chưa thanh toán số tiền còn lại cho người bán.

- “Người mua trả tiền trước” tăng 5.8 tỷ (tương đương 44803.6%). Lý do tài khoản này tăng nhiều là do trong năm 2005 công ty đã nhập về một số xe dân



dụng mới nên các hợp đồng được ký kết thêm khá nhiều. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, do các khách hàng này chưa thanh toán hết số tiền còn lại cho công ty nên chưa được nhận hàng. Tài khoản này cho thấy công ty vừa chưa giao xe cho khách hàng, vừa giữ một số tiền đặt cọc từ họ, đây là một điểm chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.

- Ta cũng thấy tài khoản “vay ngắn hạn” và “các khoản phải trả, phải nộp khác” giảm một cách đáng kể (“vay ngắn hạn” giảm 5.5 tỷ, “các khoản phải trả, phải nộp khác” giảm 2.9 tỷ). Điều này sẽ làm giảm áp lực trả lãi vay đối với công ty trong tương lai.

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NỢ PHẢI TRẢ

(Đơn vị: tỷ đồng)

25

20

Vay ngắn hạn

15

Phải trả cho người bán

10

Người mua trả tiền trước

5


0

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Các khoản phải trả, phải nộp khác

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

-5

Năm 2006, “Nợ phải trả” tăng 1.5 tỷ (tương đương 4.4%) so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do tài khoản “người mua trả tiền trước tăng từ 5.8 tỷ năm 2005 lên 8.6 tỷ năm 2006, tương đương 49.1% (tài khoản này tăng do năm 2006, sức tiêu thụ của thị trường về các dòng sedan nhỏ và các dòng SUV tăng nhanh, các loại xe trên được khách hàng, là người tiêu dùng cá nhân, đăng ký mua khá nhiều). Bên cạnh đó, điểm đáng lưu ý là “vay ngắn hạn” và “các khoản phải trả, phải nộp” tiếp tục giảm (“vay ngắn hạn” giảm 395 triệu, “các khoản phải trả, phải nộp khác” giảm 348 triệu) tương tự như năm 2005, điều này sẽ làm giảm áp lực trả lãi vay của công ty trong những năm sau.



Phân tích sự biến động của Vốn chủ sở hữu

BẢNG 2.7: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU


VỐN CHỦ SỞ HỮU

Năm 2004

Năm 2005

Chênh lệch (2004/2005)

Số tiền

%

I. Nguồn vốn- quỹ

26,591,328,114

27,691,559,879

1,100,231,765

4.1%

1. Nguồn vốn KD

26,823,000,000

27,307,464,894

484,464,894

1.8%

2. LN chưa phân phối

-231,671,886

384,094,985

615,766,871

-265.8%

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

-10,704,000

-10,704,000

0

0.0%

TỔNG CỘNG

26,580,624,114

27,680,855,879

1,100,231,765

4.1%


VỐN CHỦ SỞ HỮU

Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch (2004/2005)

Số tiền

%

I. Nguồn vốn- quỹ

27,691,559,879

34,580,561,216

6,889,001,337

24.9%

1. Nguồn vốn KD

27,307,464,894

32,987,287,477

5,679,822,583

20.8%

2. LN chưa phân phối

384,094,985

1,593,273,739

1,209,178,754

314.8%

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

-10,704,000

0

10,704,000

-100%

TỔNG CỘNG

27,680,855,879

34,580,561,216

6,899,705,337

24.9%


SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU

(Đơn vị: tỷ đồng)

35

30


25

20


15

10

Nguồn vốn kinh doanh

Lợi nhuận chưa phân phối Nguồn kinh phí, quỹ khác

5


0

-5

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006



Năm 2005, “vốn chủ sở hữu” tăng hơn 1.1 tỷ (tương đương 4.1%) so với năm 2004. Nguyên nhân khiến cho “vốn chủ sở hữu” tăng là:

- “Nguồn vốn kinh doanh” tăng 484 triệu, tương đương 1.8%.

- “Lợi nhuận chưa phân phối” tăng 615 triệu (Nếu như năm đầu tiên kinh doanh, năm 2004, do phải xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, tuyển dụng đào tạo nhân sự, thiết lập mối quan hệ, quảng bá… cùng với việc chưa được nhiều khách hàng biết đến, công ty đã lỗ hơn 231 triệu. Năm 2005, tình hình kinh doanh của công ty khả quan hơn, cắt giảm được một số chi phí nên “lợi nhuận sau thuế” tăng lên, điều này khiến cho “lợi nhuận chưa phân phối” tăng).

Năm 2006, “vốn chủ sở hữu” tăng hơn 6.9 tỷ (tương đương 24.9%) so với năm 2005. Nguyên nhân khiến cho “vốn chủ sở hữu” tăng là:

- “Nguồn vốn kinh doanh” tăng gần 5.7 tỷ, tương đương 20.8% do công ty kết nạp thêm một số thành viên góp vốn.

- “Lợi nhuận chưa phân phối” tăng 1.2 tỷ, tương đương 314.8% (lý do sẽ được trình bày cụ thể trong phần Phân tích bảng kết quả kinh doanh).

2.2.1.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn

a. Phân tích kết cấu của Tài sản


KẾT CẤU CỦA TÀI SẢN

28.9%

32.3%

39.4%

71.1%

67.7%

60.6%

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn



BẢNG 2.8: PHÂN TÍCH KẾT CẤU CỦA TÀI SẢN


TÀI SẢN

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

71.1%

67.7%

60.6%

2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

28.9%

32.3%

39.4%

TỔNG TÀI SẢN

100.0%

100.0%

100.0%

Năm 2004, tổng tài sản của công ty là 56.4 tỷ, trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 71.1% (40.1 tỷ) còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 28.9%.

Năm 2005, tỷ trọng này đã có sự thay đổi. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tuy có tăng từ 40.1 tỷ năm 2004 lên 41.9 tỷ năm 2005 nhưng tỷ trọng của nó lại giảm từ 71.1% xuống còn 67.7%, trong khi đó tài sản cố định tăng từ 16.3 tỷ năm 2004 lên 20 tỷ năm 2005 và tỷ trọng của nó cũng tăng từ 28.9% năm 2004 lên 32.3% năm 2005.

Sang năm 2006, tỷ trọng này lại có sự thay đổi đáng kể. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tuy có tăng từ 41.9 tỷ năm 2005 lên 42.6 tỷ năm 2006 nhưng tỷ trọng của nó lại giảm từ 67.7% xuống còn 60.6%, trong khi đó tài sản cố định tăng từ 20 tỷ năm 2005 lên 27.7 tỷ năm 2006 và tỷ trọng của nó cũng tăng từ 32.3% lên 39.4%. Tỷ trọng năm 2005 và 2006 có sự thay đổi như vậy là do tốc độ tăng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhanh hơn của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (n ăm 2005, trong khi tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chỉ tăng gần 1.8 tỷ thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng gần 3.7 tỷ, và năm 2006, trong khi tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chỉ tăng gần 701 triệu thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng gần 7.7 tỷ).

Nhìn chung trong ba năm, tỷ trọng của tài sản thay đổi theo hướng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm dần còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn có xu hướng tăng dần.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí