Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 10



Doanh lợi tài sản =


Năm 2004 =


Năm 2005 =


Năm 2006 =

Lợi tức sau thuế


Tổng tài sản

-231,671,886


56,393,031,074

615,766,871


61,874,028,819


1,564,523,567


70,285,693,528


x 100% = -0.411%


x 100% = 0.995%


x 100% = 2.226%


HAXACO (2006) = 1.803%


Doanh lợi tài sản của công ty tăng liên tục từ -0.411% năm 2004 lên 0.995% năm 2005. Đến năm 2006 doanh lợi tài sản của công ty là 2.26% và đã vượt qua HAXACO chứng tỏ nguồn tổng tài sản đã được công ty sử dụng hiệu quả (cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 2.226 đồng lợi nhuận trước thuế). Điều này đã được nhắc đến ở “vòng quay tổng tài sản”. Đây là một kết quả tích cực mà công ty cần phát huy.

2.2.2.4.3 Doanh lợi vốn tự có



Doanh lợi vốn tự có =


Năm 2004 =

Lợi tức sau thuế


Vốn tự có

-231,671,886


26,580,624,114


x 100% = -0.872%



Năm 2005 =


Năm 2006 =

615,766,871


27,680,855,879


1,564,523,567


34,580,561,216


x 100% = 2.225%


x 100% = 4.524%


HAXACO (2006) = 8.386%



Doanh lợi vốn tự có tăng đáng kể từ -0.872% năm 2004 lên 2.225% năm 2005. Năm 2006, doanh lợi vốn tự có tăng gấp đôi so với năm 2005 (4.524%). Trong tất cả các doanh lợi (bao gồm doanh lợi tiêu thụ, doanh lợi tài sản và doanh lợi vốn tự có) thì doanh lợi vốn tự có của doanh nghiệp năm 2006 là cao nhất, nghĩa là với 100 đồng vốn tự có thì doanh nghiệp tìm được 4.524 đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này tuy chỉ bằng một nửa so với HAXACO nhưng với một doanh nghiệp chưa thành lập được bao lâu thì ở một chừng mực nào đó vẫn có thể được xem là tạm ổn.

Doanh lợi vốn tự có

5%

4%

3%

2%

1%

0%

-1%

-2%

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


2.2.3 Phân tích Dupont

Phương pháp phân tích Dupont cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn về mối quan hệ giữa doanh lợi vốn tự có, doanh lợi tiêu thụ, vòng quay tài sản và tỷ số nợ. Mối quan hệ đó được thể hiện qua phương trình sau:

Lợi tức sau thuế

=

Vốn tự có

Lợi tức sau thuế

x

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

x

Tổng tài sản

Tổng tài sản Vốn tự có

Vậy doanh lợi vốn tự có sẽ phụ thuộc vào ba nhân tố là doanh lợi tiêu thụ, vòng quay tài sản và tỷ số nợ.

Mà Doanh lợi tài sản = Doanh lợi tiêu thụ x Vòng quay tài sản Hay ROA = ROS x Vòng quay tài sản



Ta xét ROA trong ba năm:


ROA (2004)

=

-0.405%

x 1.014

=

-0.411%

ROA (2005)

=

0.592%

x 1.608

=

0.995%

ROA (2006)

=

0.790%

x 2.818

=

2.226%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 10

Năm 2004, doanh lợi tài sản của công ty nhỏ hơn 0 (-0.411%) nguyên nhân chính là do lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0 (-232 triệu). Điều đó đã làm cho doanh lợi tiêu thụ nhỏ hơn 0 (-405%) và khiến cho doanh lợi tài sản nhỏ hơn 0.

Nguyên nhân khiến cho lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0 là do tổng chi phí (57.4 tỷ) lớn hơn doanh thu thuần (57.2 tỷ). Nguyên nhân khiến cho tổng chi phí quá cao là do:

- Chi phí kinh doanh gần 3.5 tỷ do năm đầu tiên kinh doanh, công ty tốn nhiều chi phí cho việc xây dựng văn phòng, nhà xưởng, showroom, mua sắm trang thiết bị, đào tạo và tuyển dụng nhân viên, quảng cáo…

- Chi phí từ hoạt động tài chính cao chủ yếu là phải trả lãi cho các khoản vay ngân hàng và các khoản vay nóng nhờ những mối qua hệ tin cậy (gần 746 triệu).

- Ở đây ta không xét đến giá vốn bán hàng vì đây là công ty thương mại, giá vốn bán hàng không thuộc tầm kiểm soát phía công ty.

Còn nguyên nhân khiến cho doanh thu thuần thấp là do công ty mới thành lập, chưa được khách hàng biết đến nhiều. Hàng hóa công ty cung cấp có phân khúc thị trường nhỏ, chỉ cần thiết trong một số ngành nghề nhất định (xây dựng, vận tải, hành khách, môi trường....)

Năm 2005, doanh lợi tài sản tăng lên 0.995% do:

- Thứ nhất, doanh lợi tiêu thụ tăng (từ -0.405% năm 2004 lên 0.592% năm 2005) do: Doanh thu thuần (103.9 tỷ) lớn hơn tổng chi phí (103.3 tỷ) khiến cho lợi nhuận sau thuế tăng 847 triệu so với năm 2004. Ta thấy tất cả các loại chi phí đều tăng nên lợi nhuận sau thuế tăng lên chủ yếu là do doanh thu thuần tăng. Điều này cho thấy công tác bán hàng của công ty có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công ty phải xem xét lại việc chi quá nhiều



của mình xem đã hợp lý chưa để có hướng điều chỉnh nhằm tăng lợi nhuận sau thuế.

- Thứ hai, vòng quay tài sản cũng tăng nhẹ (từ 1.014 lần năm 2004 lên 1.680 lần năm 2005). Tuy nhiên có thể do vòng quay tài sản tăng không đáng kể khiến doanh lợi tài sản cũng tăng không đáng kể. Nguyên nhân chính có thể là do hàng tồn kho quá nhiều. Như đã khẳng định ở trên, công tác bán hàng của công ty năm 2005 có phần tiến triển tích cực nhưng hàng tồn kho vẫn tăng hơn so với năm 2004 (năm 2004 là 34.7 tỷ trong khi năm 2005 là 37.1 tỷ). Điều đó đưa đến kết luận là công ty đã đầu tư quá nhiều cho việc mua hàng của mình. Mặc dù số khách hàng đăng ký mua hàng cũng tăng nhiều (tài khoản khách hàng trả tiền trước tăng từ 13 triệu lên 5.8 tỷ) nhưng do họ chưa thanh toán hết nên hàng vẫn tồn trong kho. Đây là một điểm cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn rất nhiều ở tài khoản “hàng tồn kho”.

Sang năm 2006 doanh lợi tài sản đã tăng lên khá cao (năm 2006 là 2.226% so với năm 2005 là 0.995%) do:

- Doanh lợi tiêu thụ tăng từ 0.592% năm 2005 lên 0.790% năm 2006 do tốc độ tăng của lãi ròng (154.1%) cao hơn tốc độ tăng của doanh thu (90.6%). Mà lãi ròng tăng là do doanh thu thuần tăng nhiều hơn tổng chi phí. Trong khi doanh thu thuần tăng 90.6% thì tổng chi phí tăng 90.3%.

- Vòng quay tài sản tăng đáng kể, từ 1.680 năm 2005 lên 2.818 năm 2006 do doanh thu thuần tăng nhanh hơn tổng tài sản (trong khi doanh thu thuần tăng 94 tỷ tương đương 90.6% thì tổng tài sản chỉ tăng 8.4 tỷ tương đương 13.6%). Việc vòng quay tài sản tăng chứng tỏ công ty đã có chính sách sử dụng hiệu quả nguồn tài sản của mình trong việc làm tăng doanh thu. Ví dụ như việc tăng qui mô tài sản cố định (từ 15 tỷ năm 2005 lên 20.4 tỷ năm 2006 do xây thêm trạm dịch vụ đảm bảo cho chất lượng sản phẩm) hoặc việc giải phóng một lượng hàng tồn kho không nhỏ (từ 37.1 tỷ năm 2005 xuống còn 32.6 tỷ năm 2006) tránh việc ứ đọng vốn.



Một nguyên nhân nữa khiến doanh lợi vốn tự có tăng là do tỷ số nợ tăng. Ta xét công thức Dupont mở rộng với tỷ số nợ cho cả ba năm:


Doanh lợi vốn tự có =

Doanh lợi tài sản


1 - Tỷ số nợ



Năm 2004 =

-0.411%


1 - 52.865%


= -0.872%



Năm 2005 =

0.995%


1 - 55.263%


= 2.225%



Năm 2006 =

2.226%


1 - 50.800%


= 4.524%


Từ công thức trên ta thấy tỷ số nợ tỷ lệ thuận với ROE nghĩa là tỷ số nợ càng cao thì ROE càng cao.

Năm 2004, ROE nhỏ hơn 0 do ROA nhỏ hơn 0

Năm 2005, doanh lợi vốn tự có tăng lên 2.225% (so với năm 2004 là -0.872%) do doanh lợi tài sản tăng đã tăng nhẹ (0.995% so với năm 2004 là 0.411%). Năm 2005, tỷ số nợ tăng lên 55.3% so với năm 2004 là 52.8%. Đây cũng là một nhân tố góp phần làm tăng doanh lợi vốn tự có.

Năm 2006, doanh lợi vốn tự có tăng lên chỉ do doanh lợi tài sản tăng mà không có sự đóng góp của tỷ số nợ. Trong công thức Dupont mở rộng với tỷ số nợ ta thấy tỷ số nợ giảm (năm 2006 là 52.9% so với năm 2005 là 55.3%).

Ta thấy doanh lợi vốn tự có tỷ lệ thuận với tỷ số nợ, nghĩa là công ty càng có tỷ số nợ càng cao thì doanh lợi vốn tự có cũng càng cao. Doanh lợi vốn tự có năm 2006 tăng đáng kể so với năm 2005 nhưng lý do không phải do tỷ số nợ tăng mà do doanh lợi tài sản tăng. Vậy có cách nào để doanh lợi vốn tự có năm 2006 tăng cao hơn nữa không? Câu trả lời là có! Muốn doanh lợi vốn tự có năm 2006 có thể tăng



cao hơn, công ty có thể tăng tỷ số nợ, nghĩa là tăng tỷ trọng tài khoản “nợ phải trả” của mình trong tổng nguồn vốn lên cao hơn. Tuy nhiên việc tăng nợ phải trả sẽ làm tăng rủi ro đối với công ty.

Ta xét công thức Dupont đối với HAXACO năm 2006:



Doanh lợi vốn tự có =

Doanh lợi tài sản


1 - Tỷ số nợ



Năm 2006 =

1.803%


1 - 78.499%


= 8.386%


Mặc dù doanh lợi tài sản của HAXACO thấp hơn so với công ty nhưng do có tỷ số nợ cao hơn nên doanh lợi vốn tự có của HAXACO cao hơn nhiều so với công ty. Trong trường hợp này ta thấy công ty có thể tăng tỷ số nợ để tăng doanh lợi vốn tự có vì nếu so sánh với HAXACO thì tỷ số nợ của công ty vẫn còn quá thấp. Tăng tỷ số nợ cao hơn sẽ làm doanh lợi vốn tự có của công ty cao hơn mà vẫn không gây cho công ty sự rủi ro về mặt tài chính.

Mối liên hệ giữa các tỷ số sẽ được minh họa cụ thể hơn qua sơ đồ phân tích Dupont Năm 2004, 2005 và 2006 như sau:


Năm 2004


Doanh lợi tài sản: -0.411%


Doanh thu thuần 57,186,712,897

Tổng chi phí

57,418,384,783

Giá vốn hàng bán

53,197,612,706

Chi phí kinh doanh

3,478,464,996

Thu nhập từ họat động tài chính 33,568,469

Chi phí từ họat động tài chính 745,875,550

Thu nhập bất thường 0

Chi phí bất thường 30,000,000

Thuế lợi tức 0

Doanh lợi tiêu thụ

-0.405%

Vòng quay tài sản 1.014

CHIA

CHIA

CỘNG

Tài sản cố định

16,317,855,461

Tài sản lưu động

40,075,175,613

NHÂN



Lãi ròng

-231,671,886

Doanh thu thuần 57,186,712,897

Doanh thu thuần 57,186,712,897

Tổng tài sản

56,393,031,074


TRỪ




Tồn kho 34,749,310,671



Tiền 2,218,721,350





Tài sản lưu động khác 3,107,143,592



Các khoản phải thu

0




Năm 2005


Doanh lợi tài sản: 0.995%


TRỪ

Lãi ròng 615,766,871

Doanh thu thuần

103,942,475,376

Doanh thu thuần

103,942,475,376

Tổng chi phí

103,326,708,505

Giá vốn hàng bán

94,830,711,216

Chi phí kinh doanh

5,398,902,158

Thu nhập từ họat động tài chính 177,357,631

Chi phí từ họat động tài chính 3,047,987,868

Thu nhập bất thường 13,000,000

Chi phí bất thường 0

Thuế lợi tức 239,464,894

Vòng quay tài sản 1.680

CHIA

Doanh thu thuần

103,942,475,376

Tổng tài sản

61,874,028,819

Doanh lợi tiêu thụ 0.592%

NHÂN



CHIA


CỘNG

Tài sản cố định

20,012,666,171

Tài sản lưu động

41,861,362,648



Tồn kho 37,095,688,418



Tiền 1,051,562,142





Tài sản lưu động khác 3,701,130,088



Các khoản phải thu 12,982,000


Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí