Một Số Tình Hình Kinh Doanh Và Phương Hướng Hoạt Động


- Tham mưu cho ban giám đốc xây dựng các chỉ tiêu tài chính, các định mức trong kinh doanh.

- Giúp ban giám đốc nắm được tình hình sử dụng vốn.

- Hỗ trợ Phòng Tổ chức trong việc tuyển dụng nhân sự cho đơn vị mình.

Phòng tổ chức:

- Chịu trách nhiệm công tác tuyển dụng nhân sự cho các phòng ban trong công ty.

- Lưu trữ hồ sơ các nhân viên, lập hợp đồng lao động.

- Giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan đến nhân sự (nghỉ phép, lương, thưởng, thôi việc…).

- Cùng với Ban giám đốc đề ra nội quy làm việc và xây dựng các tiêu chuẩn thi đua.

- Thực hiện việc quản lý công văn, thu nhận các văn bản, quyết định của công ty để chuyển cho các phòng ban có trách nhiệm thi hành.

Phòng kinh doanh:

- Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động kinh doanh.

- Lên kế hoạch mua bán và tiêu thụ các loại ôtô.

- Bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

- Tư vấn cho khách hành khi lựa chọn sản phẩm.

- Tính toán giá cả, chi phí trong việc mua bán để đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.

- Báo cáo cho ban giám đốc về kết quả kinh doanh của từng tháng, từng quý, từng năm.

- Tiếp nhận các hồ sơ, chứng từ cần thiết để làm các thủ tục giao nhận cho khách hàng.

- Hỗ trợ Phòng Tổ chức trong việc tuyển dụng nhân sự cho đơn vị mình.

- Quan hệ và phát triển khách hàng.


Phòng kỹ thuật:

- Phụ trách dịch vụ bảo hành những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của nhà sản xuất và dịch vụ bảo dưỡng.

- Tư vấn cho khách hàng về các thông số máy móc, kỹ thuật của sản phẩm.

- Hỗ trợ cho phòng kinh doanh giải quyết những vấn đề về kỹ thuật.

- Hướng dẫn cho các tư vấn viên của phòng kinh doanh về mặt kỹ thuật của sản phẩm.

- Hỗ trợ Phòng Tổ chức trong việc tuyển dụng nhân sự cho đơn vị mình.

2.1.3 Tổ chức công tác tài chính và kế toán

2.1.3.1 Tổ chức phòng kế toán


KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán chung

Kế toán ngân hàng

Kế toán thu chi tiền mặt

Kế toán kho

Thủ quỹ


2.1.3.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

Kế toán trưởng: Giữ vai trò kế toán tổng hợp. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và trước pháp luật tất cả các vấn đề có liên quan đến kế toán.

Kế toán chung: Hỗ trợ kế toán trưởng tổng hợp số liệu từ phòng kinh doanh, kết nối số liệu của từng kế toán đơn, thiết lập báo cáo cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Kế toán ngân hàng: Theo dõi các chứng từ có liên quan đến những hoạt động kinh doanh thông qua ngân hàng. Đối với các hoạt động mua hàng từ nước ngoài, kế toán ngân hàng mở LC, nhận bộ chứng từ và bàn giao cho Phòng kinh doanh để làm thủ tục nhận hàng.

Kế toán thu chi tiền mặt: Căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan đến việc thu chi tiền mặt được giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt, tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi. Cuối ngày kết chuyển vào bảng kê và nhật ký chứng từ.



Kế toán kho: Theo dõi số lượng hàng hóa nhập kho, xuất kho và tồn kho. Viết phiếu xuất nhập kho. Theo dõi công nợ và đôn đốc Phòng kinh doanh thu hồi công nợ khi đáo hạn.

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi và quản lý tiền mặt, thu đúng, chi đúng theo phiếu thu, phiếu chi, phát lương cho công nhân viên. Cuối ngày ghi sổ quỹ và đối chiếu số liệu và sổ sách của kế toán thu chi.

2.1.4 Một số tình hình kinh doanh và phương hướng hoạt động

Sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Chính Phủ ra sức đẩy mạnh phát triển kinh tế, chú trọng phát triển vào những ngành công nghiệp nặng với mong muốn nhanh chóng xây dựng đất nước bị tàn phá sau chiến tranh. Một trong những ngành được nhà nước ta đặc biệt coi trọng là ngành công nghiệp ôtô. Với lý do, thứ nhất là cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chưa phát triển, thứ hai, mà cũng là lý do chủ yếu, là bảo hộ cho nền công nghiệp ôtô nước nhà còn non trẻ, Quốc hội đã xây dựng một hàng rào thuế quan rất cao đối với việc nhập khẩu các loại ôtô và linh kiện ôtô. Đây là lý do mà ôtô nước ta đắt gấp ba lần giá thực ở nước ngoài.

Năm 2006, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, Chính phủ đã quyết định cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được nhập khẩu ôtô từ nước ngoài về (thay vì trước đây thị trường Việt Nam bị thâu tóm độc quyền bởi những công ty ôtô thuộc hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) như Toyota, Honda, Ford, Daewoo…) với những dòng ôtô mới, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá cả phải chăng, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường, và những dòng ôtô đã qua sử dụng. Nếu như từ năm 2005 về trước, người tiêu dùng Việt Nam chỉ có thể lựa chọn những loại ôtô của VAMA với giá cao thì nay, thị trường ôtô đã mở rộng, muôn người bán, vạn người mua, người tiêu dùng Việt Nam được thỏa sức lựa chọn theo mong muốn, nhu cầu và túi tiền của mình.

Nắm bắt được nhu cầu phát triển của thị trường ôtô Việt Nam, nếu như trước đây sản phẩm chính mà công ty Ôtô Hyundai Nam Việt cung cấp chủ yếu là các loại xe buýt và xe tải thì từ giữa năm 2004, công ty đã nhập về rất nhiều loại ôtô thuộc dòng sedan và SUV chất lượng cao, mẫu mã đẹp… nhưng do từ trước đến nay,



hãng Hyundai định vị thương hiệu tại nước ta là một hãng chỉ chuyên cung cấp các loại xe thương mại và xe chuyên dụng mà chưa được biết nhiều tới dòng xe dân dụng nên trong năm 2004, tình hình kinh doanh của công ty về dòng xe dân dụng không mấy khả quan. Năm 2005 và 2006, qua các phương tiện báo chí và truyền thông, khách hàng Việt Nam không chỉ biết đến Hyundai là tập đoàn ôtô lớn nhất Hàn Quốc với những sản phẩm là xe tải và xe buýt… phục vụ cho công việc xây dựng hạ tầng, vận chuyển…, mà còn có rất nhiều sản phẩm xe dân dụng phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng cá nhân. Với cam kết chỉ cung cấp những loại xe chính hãng, công ty đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng hơn từ phía khách hàng.

Trong tương lai gần, ngoài mục tiêu lớn nhất là cổ phần hóa, công ty còn dự định mở rộng quy mô của mình bằng cách mở thêm chi nhánh ở Hà Nội (vào cuối năm 2007) và Cần Thơ (cuối năm 2008). Mục tiêu xa hơn của công ty là trở thành một trong những nhà cung cấp ôtô nhập khẩu có chất lượng và dịch vụ hàng đầu Việt Nam.

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CÔNG TY

2.2.1 Phân tích tổng quát tình hình tài chính

2.2.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tài sản của một doanh nghiệp thường xuyên biến động tăng hoặc giảm. Sự biến động này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo tình hình thực tế, chiều hướng biến động cụ thể, khách quan hay chủ quan mà ta nhận định sự biến động đó là tốt, hợp lý hay ngược lại.



BẢNG 2.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


TÀI SẢN

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

A. TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN

40,075,175,613

41,861,362,648

42,562,051,481

I. Tiền

2,218,721,350

1,051,562,142

2,188,965,218

II. Các khoản phải thu

0

12,982,000

376,130,633

III. Hàng tồn kho

34,749,310,671

37,095,688,418

32,619,565,124

1. Chi phí SXKD dở dang

475,260,185

0

105,003,215

2. Thành phẩm tồn kho

0

105,805,526

1,946,670,884

3. Hàng hóa tồn kho

34,274,050,486

36,989,882,892

30,567,891,025

IV. Tài sản lưu động khác

3,107,143,592

3,701,130,088

7,377,390,506

1. Tạm ứng

1,087,999,842

1,107,999,842

3,156,925,693

2. Chi phí trả trước

10,743,750

13,077,926

25,690,520

3. Khoản thế chấp, ký quỹ ngắn hạn

2,008,400,000

2,580,052,320

4,194,774,293

B. TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

16,317,855,461

20,012,666,171

27,723,642,047

I. Tài sản cố định

15,117,855,461

15,071,948,171

20,358,971,653

1. TSCĐ hữu hình

989,855,461

943,948,171

6,230,971,653

2. TSCĐ vô hình

14,128,000,000

14,128,000,000

14,128,000,000

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1,200,000,000

4,940,718,000

7,364,670,394

Góp vốn liên doanh

1,200,000,000

4,940,718,000

7,364,670,394

TỔNG TÀI SẢN

56,393,031,074

61,874,028,819

70,285,693,528

NGUỒN VỐN

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

A. NỢ PHẢI TRẢ

29,812,406,960

34,193,172,939

35,705,132,312

1. Vay ngắn hạn

22,750,852,998

17,231,219,506

16,835,848,268

2. Phải trả cho người bán

1,878,429,614

8,942,059,894

8,306,894,582

3. Người mua trả tiền trước

12,903,857

5,794,290,783

8,639,854,206

4. Thuế và các khoản phải nộp NN

36,782,107

-16,340,443

28,967,563

5. Khoản phải trả, phải nộp khác

5,133,438,384

2,241,943,200

1,893,567,693

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU

26,580,624,114

27,680,855,879

34,580,561,216

I. Nguồn vốn- quỹ

26,591,328,114

27,691,559,879

34,580,561,216

1. Nguồn vốn kinh doanh

26,823,000,000

27,307,464,894

32,987,287,477

2. Lợi nhuận chưa phân phối

-231,671,886

384,094,985

1,593,273,739

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

-10,704,000

-10,704,000

0

TỔNG NGUỒN VỐN

56,393,031,074

61,874,028,819

70,285,693,528

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 5

(Nguồn: Báo cáo tài chính quý IV năm 2006)



2.2.1.1.1 Phân tích biến động Tài sản và Nguồn vốn

a. Phân tích biến động của Tài sản

BẢNG 2.2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN


TÀI SẢN

Năm 2004

Năm 2005

Chênh lệch (2004/2005)

Số tiền

%

1. TSLĐ và ĐTNH

40,075,175,613

41,861,362,648

1,786,187,035

4.5%

2. TSCĐ và ĐTDH

16,317,855,461

20,012,666,171

3,694,810,710

22.6%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

56,393,031,074

61,874,028,819

5,480,997,745

9.7%


TÀI SẢN

Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch (2005/2006)

Số tiền

%

1. TSLĐ và ĐTNH

41,861,362,648

42,562,051,481

700,688,833

1.7%

2. TSCĐ và ĐTDH

20,012,666,171

27,723,642,047

7,710,975,876

38.5%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

61,874,028,819

70,285,693,528

8,411,664,709

13.6%


SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN

(Đơn vị: tỷ đồng)

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Bảng phân tích biến động tài sản cho thấy quy mô tài sản của công ty đã tăng lên từ 56.4 tỷ năm 2004 lên 61.9 tỷ năm 2005 (tương đương 9.7%), và lên 70.3 tỷ năm 2006 (tương đương 13.6%). Cụ thể “tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn” tăng từ 40 tỷ năm 2004 lên 41.9 tỷ năm 2005 và lên 42.6 tỷ năm 2006. Còn “tài sản cố



định và đầu tư dài hạn” tăng từ16.3 tỷ năm 2004 lên 20 tỷ năm 2005 và lên 27.7 tỷ năm 2006.

Phân tích sự biến động của Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn BẢNG 2.3: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ

ĐẦU TƯ NGẮN HẠN

Năm 2004

Năm 2005

Chênh lệch (2004/2005)

Số tiền

%

I. Tiền

2,218,721,350

1,051,562,142

-1,167,159,208

-52.6%

II. Các khoản phải thu

0

12,982,000

12,982,000


III. Hàng tồn kho

34,749,310,671

37,095,688,418

2,346,377,747

6.8%

1. Chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang


475,260,185


0


-475,260,185


-100%

2. Thành phẩm tồn kho

0

105,805,526

105,805,526


3. Hàng hóa tồn kho

34,274,050,486

36,989,882,892

2,715,832,406

7.9%

IV. Tài sản lưu động khác

3,107,143,592

3,701,130,088

593,986,496

19.1%

1. Tạm ứng

1,087,999,842

1,107,999,842

20,000,000

1.8%

2. Chi phí trả trước

10,743,750

13,077,926

2,334,176

21.7%

3. Khoản thế chấp, ký

cược, ký quỹ ngắn hạn


2,008,400,000


2,580,052,320


571,652,320


28.5%

TỔNG CỘNG

40,075,175,613

41,861,362,648

1,786,187,035

4.5%


TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ

ĐẦU TƯ NGẮN HẠN

Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch (2005/2006)

Số tiền

%

I. Tiền

1,051,562,142

2,188,965,218

1,137,403,076

108.2%

II. Các khoản phải thu

12,982,000

376,130,633

363,148,633

2797.3%

III. Hàng tồn kho

37,095,688,418

32,619,565,124

-4,476,123,294

-12.1%

1. Chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang


0


105,003,215


105,003,215


0

2. Thành phẩm tồn kho

105,805,526

1,946,670,884

1,840,865,358

1739.9%

3. Hàng hóa tồn kho

36,989,882,892

30,567,891,025

-6,421,991,867

-17.4%

IV. Tài sản lưu động khác

3,701,130,088

7,377,390,506

3,676,260,418

99.3%

1. Tạm ứng

1,107,999,842

3,156,925,693

2,048,925,851

184.9%

2. Chi phí trả trước

13,077,926

25,690,520

12,612,594

96.4%

3. Các khoản thế chấp, ký

cược, ký quỹ ngắn hạn


2,580,052,320


4,194,774,293


1,614,721,973


62.6%

TỔNG CỘNG

41,861,362,648

42,562,051,481

700,688,833

1.7%



Nhận xét:

Năm 2005, “tài sản lưu động” tăng gần 1.8 tỷ (tương đương 4.5%) so với năm 2004. Nguyên nhân khiến cho “tài sản lưu động” tăng là:

- “Các khoản phải thu” tăng gần 13 triệu.



SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

(Đơn vị: tỷ đồng)

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Tiền

Các khoản phải thu Hàng tồn kho

Tài sản lưu động khác

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006


- “Hàng tồn kho” tăng 2.3 tỷ (do công ty nhập về một lô những xe dân dụng mới, đã được khách hàng đặt cọc đăng ký mua hết nhưng do họ chưa thanh toán đủ nên công ty chưa giao xe (đặt cọc 50% giá trị hàng mua). Hàng vẫn còn được giữ lại trong kho nên được tính vào tài khoản “hàng tồn kho”. Thời hạn khách hàng hoàn tất việc thanh toán còn lại và nhận hàng là 6 tháng kể từ ngày đặt cọc). Đây là một điểm đáng lưu ý đối với công ty vì khi khách hàng kéo dài thời gian thanh toán, nghĩa là hàng hóa vẫn ở trong kho, công ty không thể bán cho những khách hàng khác sẵn sàng thanh toán được. Điều này tương tự như việc công ty bị chiếm dụng vốn.

- “Tài sản lưu động khác” tăng 594 triệu (chủ yếu là do ký quỹ ngắn hạn đảm bảo cho việc thanh toán khi công ty nhập hàng từ Hàn Quốc). Đây là nguyên tắc bất khả kháng đối với việc nhập hàng từ nước ngoài về.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí