Trước khi đầu tư vào một doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ số về doanh lợi và chỉ tiêu này thay đổi như thế nào qua quá trình hoạt động kinh doanh bởi vì mức lợi tức sau thuế thu được có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư.
1.4.2.5.1 Doanh lợi tiêu thụ (ROS)
Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. Chỉ tiêu này rất đáng quan tâm nhưng nó sẽ có ý nghĩa hơn nếu chúng ta so sánh nó với mức lợi tức sau thuế của năm trước
Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
Lợi tức sau thuế
Doanh lợi tiêu thụ =
Doanh thu thuần
Lợi tức sau thuế là phần lợi nhuận còn lại và thuộc về các chủ sở hữu. Thông thường lợi tức sau thuế được phân phối thành hai phần. Một phần để chia lợi tức cho các chủ sở hữu, một phần để lại để tái đầu tư dưới hình thức lợi nhuận để lại.
1.4.2.5.2 Doanh lợi tài sản (ROA)
Chỉ tiêu doanh lợi tài sản phản ánh kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh, phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư
Lợi tức sau thuế
Doanh lợi tài sản =
Tổng tài sản
Tuy nhiên có quan điểm là phần tử số cần phải cộng thêm tiền lãi nợ vay. Bởi vì vốn vủa doanh nghiệp do hai nguồn cung cấp là vốn tự có và nợ từ các chủ nợ, nên doanh lợi tài sản phải phản ánh được nặng suất của tài sản trong việc tìm lợi nhuận cho các chủ sở hữu và chủ nợ. Tuy nhiên quan điểm này có lẽ phù hợp với những doanh nghiệp dịch vụ và thương mại vì các doanh nghiệp này sử dụng tỷ số nợ cao.
1.4.2.5.3 Doanh lợi vốn tự có (ROE)
Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được lợi nhuận so với vốn do họ đầu tư.
Doanh lợi vốn tự có =
Lợi tức sau thuế Vốn tự có
1.4.3 Phân tích tài chính Dupont
Phương pháp Dupont được đa số các công ty của Mỹ công nhận và áp dụng. Phương pháp này cho thấy tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nghĩa là phản ánh mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính với nhau. Đó là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: vòng quay tài sản, doanh lợi tiêu thụ, tỷ số nợ và doanh lợi vốn tự có. Mối quan hệ đó được thể hiện qua phương trình sau:
Lợi tức sau thuế
=
Vốn tự có
Lợi tức sau thuế
x
Doanh thu thần
Doanh thu thần
x
Tổng tài sản
Tổng tài sản Vốn tự có
Phương trình trên cho thấy doanh lợi vốn tự có phụ thuộc vào ba nhân tố:
- Doanh lợi tiêu thụ phản ánh mức sinh lời trên doanh thu cao hay thấp, và thuộc nhóm tỷ số tài chính thứ tư.
- Vòng quay tài sản phản ánh mức độ họat động của doanh nghiệp tốt hay xấu, và chỉ tiêu này thuộc nhóm tỷ số tài chính thứ ba.
- Tỷ số nợ phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, và chỉ tiệu này lại thuộc nhóm tỷ số tài chính thứ hai.
- Ta có thể khảo sát lần lượt các nhân tố trong phương trình Dupont trên.
Trước tiên chúng ta khảo sát hai nhân tố doanh lợi tiêu thụ và vòng quay tài sản ảnh hưởng đến doanh lợi tài sản như thế nào.
Lợi tức sau thuế
=
Tổng tài sản
Lợi tức sau thuế
x
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng tài sản
* Phương pháp Dupont mở rộng với tỷ số nợ:
Trong quá trình sử dụng phương pháp Dupont, ta thấy tỷ số nợ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh lợi vốn tự có.
Từ phương trình tổng quát, ta có thể thấy rõ mối quan hệ đó qua công thức
sau:
Hay
Doanh lợi vốn tư có =
Doanh lợi vốn tự có =
Doanh lợi tiêu thụ x Vòng quay tài sản
1 - Tỷ số nợ Doanh lợi tài sản
1 - Tỷ số nợ
Như vậy có thể thấy tỷ số nợ sẽ tỷ lệ thuận với doanh lợi vốn tự có, nghĩa là khi một doanh nghiệp đi vay nợ càng nhiều thì càng kỳ vọng gia tăng doanh lợi vốn tự có. Tuy nhiên khi tỷ số nợ của doanh nghiệp càng cao thì các tỷ số thanh toán lại càng thấp cho thấy rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng cao.
1.4.4 Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn
Để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong kỳ vừa qua, người ta thường tổng hợp sự thay đổi của các nguồn vốn và các khoản sử dụng vốn qua một kỳ nhất định theo những số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
1.4.4.3 Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn
Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn là một công cụ hữu hiệu của nhà quản trị tài chính. Mục đích chính của biểu kê là chỉ rõ vốn phát xuất từ đâu và được sử dụng như thế nào theo thứ tự thời gian.
Khi doanh nghiệp xin vay tiền, câu hỏi đầu tiên của cơ quan tín dụng đặt ra là, doanh nghiệp đã làm gì với số vốn của họ. Câu trả lời chính là biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn. Tin tức mà biểu kê trên cho biết chỉ rõ doanh nghiệp đang tiến triển hay đang gặp khó khăn.
Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn
Số đầu kỳ | Số cuối kỳ | Nguồn vốn | Sử dụng vốn | |
* Tài sản 1. Tiền 2. Hàng tồn kho 3. Các khoản phải thu 4. Tài sản cố định - Nguyên giá - Khấu hao | ||||
* Nguồn vốn 1. Các khoản phải trả 2. Nợ tích lũy 3. Vay ngắn hạn 4. Vay dài hạn 5. Vốn điều lệ 6. Lợi nhuận để lại | ||||
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 1
- Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 2
- Phân Tích Biến Động Doanh Thu- Chi Phí- Lợi Nhuận
- Một Số Tình Hình Kinh Doanh Và Phương Hướng Hoạt Động
- Phân Tích Sự Biến Động Của Tài Sản Cố Định Và Đầu Tư Dài Hạn
- Phân Tích Kết Cấu Của Tài Sản Lưu Động Và Đầu Tư Ngắn Hạn
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Để lập được biểu kê này, đầu tiên phải liệt kê sự thay đổi của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán từ năm này sang năm kế. Mỗi sự thay đổi này, có thể được xếp vào cột “nguồn vốn” hay “sử dụng vốn” tuỳ theo phương thức sau:
- Nếu là các khoản mục bên phần tài sản tăng hoặc các khoản mục bên phần nguồn vốn giảm thì đó chính là việc sử dụng vốn trong kỳ nên ghi vào cột sử dụng vốn.
- Nếu các khoản mục bên phần tài sản giảm hoặc các khoản mục bên phần nguồn vốn tăng thì đó lại chính là nguồn vốn trong kỳ nên được ghi vào cột nguồn vốn.
1.4.4.4 Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn
Sau khi đã thiết lập biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta có thể xây dự tiếp bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn. Bảng này cho thấy những trọng điểm của việc sử dụng vốn và những nguồn chủ yếu nào được hình thành để tài trợ cho việc sử dụng vốn đó.
Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn
* Sử dụng vốn 1. 2. 3. | ||
Tổng cộng | ||
* Nguồn vốn | ||
1. | ||
2. | ||
3. | ||
4. | ||
5. | ||
6. | ||
Tổng cộng |
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY TNHH ÔTÔ HYUNDAI NAM VIỆT
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Lịch sử hình thành công ty
- Công ty TNHH ÔTÔ HYUNDAI NAM VIỆT với tên giao dịch tiếng Anh: HYUNDAI NAM VIET CO., LTD.
- Là một doanh nghiệp tư nhân - Một trong hai đại lý của công ty Cổ phần Ôtô Hyundai Việt Nam, được thành lập từ năm 2004.
- Trụ sở chính đặt tại số 1, đường 2A, khu công nghiệp Biên Hòa 2 - Đồng Nai.
- Giấy phép kinh doanh: Số 4702001243 – Đăng ký ngày 12 tháng 1 năm 2004
- Vốn điều lệ: 34,628,000,000 đồng.
- Số tài khoản: 102010000266635 – Ngân Hàng Công Thương Khu Công nghiệp Biên Hòa – Đồng Nai.
- Điện thoại: (84 – 061) 932331
835796
- Fax: (84 – 061) 932330
- Email: sales@hyundaiauto.com.vn
- Website: www.hyundaiauto.com.vn.
2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty
Hoạt động của công ty chủ yếu là:
- Cung cấp các loại ôtô và phụ tùng chính hiệu của hãng ôtô Hyundai - Hàn Quốc.
- Cung cấp các dịch vụ có liên quan như sửa chữa, bảo hành…
2.1.1.3 Những sản phẩm chính
- Xe ôtô bốn chỗ.
- Xe đa dụng bảy chỗ.
- Xe buýt.
- Xe chuyên dụng.
- Xe tải.
- Dịch vụ bảo hành những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của nhà sản xuất.
- Dịch vụ bảo dưỡng.
Với những lĩnh vực hoạt động như trên, hãng Hyundai tự hào những cam kết của mình về chất lượng, mẫu mã, trình độ tay nghề và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
GIÁM ĐỐC
CÔNG ĐOÀN
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Phụ trách Nhân sự)
PHÒNG TỔ CHỨC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Phụ trách kinh doanh)
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KỸ THUẬT
2.1.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban
Phòng kế toán:
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
- Thực hiện công tác quản lý tài chính theo đúng quy định về tài chính, kế toán.
- Theo dõi ghi chép sự biến động của tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ kế toán của đơn vị