Thị Trường Chứng Khoán Là Phong Vũ Biểu Của Nền Kimh Tế

yếu tố quyết định mức hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Vì vậy, bản thân tính thanh khoản và hoạt động của thị trường có mối quan hệ nội tại, bảo đảm cho TTCK hoạt động an toàn, hiệu quả.

Bất kỳ quốc gia nào có TTCK đều phải tính toán sự ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế trong nước. Có thể nói, TTCK thu hút đầu tư nước ngoài với độ nhạy lớn. Đối với những hình thức đầu tư tài chính thông qua thị trường có vai trò quan trọng đối với quốc gia đang phát triển. Vì vậy, nếu thị trường có tính ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi, cơ hội nhận vốn đầu tư nước ngoài sẽ lớn hơn. Điều này lại được phản ánh trong tính thanh khoản của chứng khoán và những giới hạn đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư nước ngoài (kể cả nhà đầu tư có tổ chức và đầu tư cá thể). Đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa Doanh nghiệp chứng khoán trong nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm của nhà kinh doanh chứng khoán nước ngoài là những bài học không thể định giá cho các nhà kinh doanh chứng khoán non trẻ của quốc gia mới có thị trường. Tuy nhiên, đi đôi với việc xem xét những mặt tích cực của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, bản thân nó cũng có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế trong nước nếu có sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, đối với những thị trường mới mở, Chính phủ thường có những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài (kể cả đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp).


1.4. Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kimh tế

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế, nó giúp cho người đầu tư và những nhà quản lý có cơ sở để đánh giá thực trạng và dự đoán tương lai. Diễn biến của TTCK và khái quát hơn là chỉ số chứng khoán đã phản ánh thông tin đa dạng và nhiều chiều cho nhà đầu tư trước diễn biến của các rủi ro. TTCK còn phản ứng rất nhạy cảm trước các chính sách kinh tế vĩ mô, các biến động của nền kinh tế. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách và quản lý thị

trường thông qua TTCK để phân tích, dự đoán, đề ra các chính sách điều tiết kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thích hợp, qua đó tác động tới các hoạt động của nền kinh tế quốc dân.

1.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

TTCK là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua UNCKNN và Ngân hàng trung ương. Nghiệp vụ chủ yếu là thắt chặt hay nới lỏng sự đầu tư trên thị trường. Khi sản xuất sa sút, thiếu vốn, Nhà nước cung tiền ra mở rộng cho vay để khuyến khích sản xuất thông qua việc mua vào những lô chứng khoán có giá trị lớn. Khi hiện tượng đầu tư quá mức, đầu cơ thịnh hành, thì bán chứng khoán nhằm thắt chặt tín dụng giảm bớt đầu tư kinh tế. Vậy TTCK là công cụ hữu hiệu để Nhà nước kịp thời điều tiết nguồn vốn trên thị trường

2. Vai trò của thị trường chứng khoán

Các vai trò của TTCK rất đa dạng nhưng thông qua những chức năng của nó thì có những vai trò sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

2.1. Tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân

Do có TTCK nên việc đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dễ dàng hơn. Từ việc nguồn vốn bị ứng đọng từ nhiều nơi, không có khả năng sinh lời, cho đến khi có TTCK việc đầu tư, tích luỹ vốn sôi động và dồi dào hẳn lên. Thông qua đó nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, công ăn việc làm được giải quyết, thất nghiệp giảm. Bên cạnh, TTCK như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn từ dân chúng, như một nam châm cực mạnh hút các nguồn vốn từ nước ngoài. Ngoài ra còn giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, có thêm vốn xây dựng hạ tầng cơ sở.

Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 - diễn biến thị trường và nguyên nhân của sự sụt giảm. Dự báo xu hướng trong năm 2009 - 5

2.2. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt và có hiệu quả hơn

Khi Doanh nghiệp cần vốn để mở rộng qui mô sản xuất họ có thể phát hành chứng khoán vào thị trường để huy động vốn. Đây là phương thức tài trợ vốn qua phát hành và lúc đó nguồn vốn của Doanh nghiệp tăng lên. Lúc này rủi ro đối với Doanh nghiệp là rất nhỏ vì những cổ đông của họ đã gánh đỡ. Một điều thuận lợi nữa, khi Doanh nghiệp chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp có thể dự trữ chứng khoán như là một tài sản kinh doanh và các chứng khoán đó sẽ

được chuyển nhượng thành tiền khi cần thiết thông qua TTCK. Ngoài ra, khi Doanh nghiệp niêm yết trên TTCK, có nghĩa là đã có chữ tín đối với công chúng đầu tư. Như vậy các CTCK sẽ là tác nhân kích thích giúp Doanh nghiệp tạo vốn nhanh chóng hơn.

2.3. Thị trường chứng khoán là công cụ đánh giá Doanh nghiệp, dự đoán tương lai

TTCK ngày càng đa dạng và phức tạp, liên quan đến vận mệnh của nền kinh tế quốc dân. Sự hình thành thị giá chứng khoán của một Doanh nghiệp trên TTCK đã bao hàm sự hoạt động của Doanh nghiệp đó trong hiện tại và dự đoán tương lai. Khi giá cổ phiếu của một Doanh nghiệp cao (hay thấp) biểu hiện trạng thái kinh tế tức là khả năng mang lại cổ tức cao (hay thấp) cho các cổ đông của Doanh nghiệp đó. Triển vọng tương lai của các Doanh nghiệp cũng được thể hiện một cách trực tiếp trên thị giá cổ phiếu và cũng như sự biến động của nó.

Ngoài ra, với phương pháp chỉ số hoá thị giá của các loại chứng khoán chủ yếu trong nền kinh tế và việc nghiên cứu phân tích một cách khoa học hệ thống chỉ số giá chứng khoán trên TTCK ở từng nước trong mối quan hệ với thị trường thế giới, đã dự đoán được trước sự biến động kinh tế của một hoặc hàng loạt các nước trên thế giới.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2008 – DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ SỤT GIẢM‌‌


I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

1. Sự hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam

1.1. Hoàn cảnh ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ.

Trên cơ sở định hướng được nêu tại các Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/1996/NĐ-CP ngày 28/11/1996 về việc thành lập UBCKNN và ngày 12/08/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN nhằm mục đích quản lý các hoạt động kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam. Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và TTCK và Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK là những văn bản tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập, vận hành TTCK ở Việt Nam.

Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc NHNN (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc NHNN) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận

hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới

Tháng 09/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về

chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/06/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK để chỉ đạo việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam.

Trên thực tế, sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng sự vận hành của TTGDCK tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng. Nó là chiếc cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội và đông đảo quần chúng có nguồn vốn nhàn rỗi với một bên là các Doanh nghiệp cần vốn và Nhà nước cần tiền để thoả mãn các nhu cầu chung của nền kinh tế. TTCK ra đời đã góp phần tích cực vào việc cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá vốn đầu tư phát triển. Nếu TTCK hoạt động lành mạnh và có hiệu quả, thì qua nó, chúng ta có thể đánh giá được tốc độ phát triển của nền kinh tế. Và vì vậy nó là công cụ cho công tác quản lý kinh lế vĩ mô của Nhà nước.

Cần phải thấy rằng, ở nước ta, thị trường giao dịch chứng khoán tập trung vẫn đang là một lĩnh vực mới mẻ không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn đối với cán bộ quản lý điều hành, cũng như đối với công chúng. Thêm vào đó, TTGDCK là một mô hình riêng của Việt Nam được đúc rút từ mô hình SGDCK của các nước trên thế giới, do đó sau hơn một thời gian thực hiện đã bộc lộ những hạn chế nhất định và cần hoàn thiện. Bên cạnh đó, chứng khoán và TTCK lại là một phạm trù kinh tế hết sức nhạy cảm, tính rủi ro cao và dễ phát sinh tiêu cực, có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế cũng như xã hội. Đối với TTCK nếu không biết cách sử dụng thì vai trò to lớn của nó cũng đồng nghĩa với những tác hại khôn lường mà nó gây ra.

Qua 07 năm hoạt động với sự tăng trưởng của thị trường và hòa nhập vào TTCK thế giới, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đã được Chính phủ ký quyết

định số 559/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2. Điều kiện để thị trường chứng khoán hoạt động tốt

TTCK được xem là hoạt động tốt và hiệu quả nếu như việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễn ra thuận lợi, cung cấp cho nhà đầu tư một cơ chế giao dịch thuận tiện, an toàn, công khai, công bằng và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư. Hay nói cách khác, TTCK được xem là hoạt động tốt nếu như nó tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán giao dịch, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư và các đối tượng tham gia thị trường, qua đó hình thành nên giá chứng khoán hợp lý, tạo được niềm tin của công chúng vào TTCK.

Vì vậy, để TTCK hoạt động hiệu quả thì phải có một số điều kiện căn bản sau:

Về yếu tố vĩ mô: Sự ổn định môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích đầu tư và tiết kiệm của công chúng; mức độ lạm phát được kiềm chế vừa đủ để duy trì nền kinh tế phát triển; mức thâm hụt ngân sách trong giới hạn an toàn, các chiến lược phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm được thực hiện có hiệu quả

Về yếu tố vi mô, đó là:

- Khung pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ với hệ thống các văn bản pháp quy đầy đủ, rõ ràng, điều chỉnh các mặt hoạt động của TTCK giúp cho thị trường hoạt động an toàn, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia thị trường.

- Mạng lưới các trung gian hoạt động trên TTCK như các CTCK, công ty quản lý quỹ đầu tư... đóng vai trò cầu nối giữa các nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ môi giới mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho các nhà đầu tư như cho vay, cung cấp thông tin và các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư.

- Cung cấp một cơ chế giao dịch hiệu quả thông qua tổ chức, vận hành của SGDCK và TTGDCK gồm hệ thống giao dịch, giám sát, công bố thông tin, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ... Sự vận hành của các hệ thống này có những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thị trường thông qua năng lực xử lý nhanh, chính xác các giao dịch trên thị trường, giúp tăng tốc độ luân chuyển vốn trên thị trường.

- Các tổ chức hỗ trợ phát triển thị trường, như các định chế trung gian khác là tổ chức định mức tín nhiệm, tổ chức kiểm toán, tư vấn, tổ chức lưu ký, ngân hàng thanh toán v.v... Ngoài ra thị trường cần đến sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đóng vai trò dẫn dắt thị trường, can thiệp thị trường vào những thời điểm mất cân đối quan hệ cung cầu.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta, vào thời điểm hiện tại, khu vực kinh tế tư nhân đứng thứ ba về quy mô - sau khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng là khu vực kinh tế đang có tốc độ phát triển nhanh nhất về số lượng doanh nghiệp và hiệu quả. Việc hình thành TTCK Việt Nam, đã tạo “sân chơi”, nguồn tiếp vốn, tài chính cho khu vực kinh tế tư nhân là hoàn toàn phù hợp trong điều kiện hiện nay của chúng ta. Hãy để cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tác động sự gia tăng, phát triển, kể cả sự tồn tại của TTCK.

2. Tổng kết TTCK Việt Nam sau 08 năm hoạt động

Trải qua 08 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã đi qua những bước thăng trầm của mình với những bước đi đa dạng, có bước ngắn, bước dài, bước vững chắc, và cả những bước đi hụt. Cùng với sự phát triển của thị trường, các tác động xã hội là rất đáng kể góp phần tạo dựng một mô hình phát triển khá đặc thù của Việt Nam mà trong đó nhận thức của công chúng về một thị trường được coi là rất “cao cấp” đã có bước ngoặt đáng chú ý.

Trong 05 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho TTCK Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới, thị trường đã phát triển nhanh chóng cả về lượng và chất, thu hút đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.

Tính đến hết năm 2008, tham gia vào TTCK Việt Nam có 170 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, 168 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK Hà Nội; toàn thị trường có tới 101 công ty chứng khoán

và 42 quỹ đầu tư đang hoạt động; mức vốn hóa thị trường của cổ phiếu đạt trên 20 nghìn tỷ VND chiếm hơn 14% GDP; khối nhà ĐTNN hiện tại có giao dịch chiếm khoảng 68,07% doanh số giao dịch toàn thị trường và khoảng 48,82% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Đây là những con số đáng ghi nhận.

Tác động xã hội mạnh mẽ đã được tạo ra cùng với sự chuyển biến của TTCK, đem lại thay đổi sâu sắc trong nhận thức của mỗi người dân về cơ hội đầu tư cần nắm bắt, tạo động lực để hội nhập với các diễn biến mới nhất của nền kinh tế. Từ đó, TTCK đã trở thành một phần diện mạo của mô hình phát triển xã hội Việt Nam với những tác động to lớn của nó đối với kinh tế - xã hội.

Tóm lại, TTCK Việt Nam đến nay đã bước qua chặng đường phát triển 08 năm đầu tiên với nhiều biến động lớn mang tính bước ngoặt. Các hoạt động đầu cơ ngắn hạn đang có xu hướng giảm bớt và thay vào đó là nhóm các nhà đầu tư với tầm nhìn dài hạn cùng nền tảng kiến thức vững chắc. Dù rằng thị trường hiện vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng với giá trị vốn hoá giảm mạnh (từ khoảng 30 tỷ USD cuối năm 2007 xuống còn 13 tỷ USD vào đầu năm 2009, VN-Index đến cuối năm 2008 đã giảm xuống chỉ còn hơn 300 điểm) nhưng về bản chất, nền tảng của thị trường đã được tạo dựng tốt. Các tác động lan toả (spill-over) của chức năng thị trường do vậy cũng sẽ có ý nghĩa xã hội tích cực nhiều hơn là tiêu cực. Thị trường thứ cấp được xây dựng đã tạo tính thanh khoản tốt cho giao dịch các loại giấy tờ có giá và từ đó gián tiếp tác động lên thị trường sơ cấp nhằm thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Kết quả là nhiều công ăn việc làm được tạo ra với thu nhập ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Những biến chuyển mới đây về hành vi xã hội của các cá nhân trong tương quan với thị trường đã thực sự tạo ra một nét riêng của mô hình phát triển xã hội Việt Nam.

II. DIỄNBIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2008

1. Khái quát kinh tế thế giới năm 2008

Năm 2008 đã đi vào lịch sử của những biến động kinh tế và cũng là năm mà giới đầu tư trên thế giới nhận ra rằng hệ thống tài chính có lớn và vững mạnh đến đâu cũng có những hạn chế và rủi ro nhất định của nó. Khủng hoảng hệ thống tài chính, nợ dưới chuẩn và khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản được nhắc tới như là những chủ đề trọng tâm nhất của năm.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí