Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 - diễn biến thị trường và nguyên nhân của sự sụt giảm. Dự báo xu hướng trong năm 2009 - 2

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT


BVSC

Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

CTCK

Công ty chứng khoán

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GSO

Tổng cục thống kê Việt Nam

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FII

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

HoSE

Së giao dÞch chøng kho¸n Thµnh phè Hå ChÝ Minh

HaSTC

Trung t©m giao dÞch chøng kho¸n Hµ Néi

ICOR

Tỷ suất đầu tư cho tăng trưởng

IPO

Phát hành lần đầu ra công chúng

M2

Cung tiền rộng (broad money)

MPI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

P/E

Hệ số giữa thị giá cổ phiếu và thu nhập mà nó mang lại

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán

TTCK

Thị trường chứng khoán

UBCKNN

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 - diễn biến thị trường và nguyên nhân của sự sụt giảm. Dự báo xu hướng trong năm 2009 - 2

LỜI NÓI ĐẦU


Bước vào năm 2008, kinh tế Mỹ và cả thế giới vẫn hứa hẹn sự tăng trưởng dù những lo ngại về một sự bất ổn nền tài chính Mỹ đang manh nha bộc lộ. Thực tế thì GDP của Mỹ, Nhật và nền kinh tế 15 nước sử dụng chung đồng Euro vẫn đạt mức tăng trưởng dương trong Quý I/2008. Thế nhưng những diễn biến phức tạp trên thị trường hàng hóa cơ bản khi giới đầu cơ gia tăng lũng đoạn đã khiến giá dầu, giá lương thực - thực phẩm tăng vọt... đẩy lạm phát ở mức cao. Tiếp đó, nhu cầu hàng hóa bắt đầu suy giảm, sản xuất đình trệ, xuất khẩu giảm mạnh. Một cuộc suy thoái kinh tế đã lộ rõ khi bước vào Quý III/2008. Chính sách tiền tệ của nhiều Ngân hàng trung ương đã thay đổi chóng vánh, trong đó FED1 đã 6 lần hạ lãi suất cơ bản, đưa

mặt bằng lãi suất đồng USD từ 4,25% xuống 0 -0,25%; Nhật hạ lãi suất đồng Yên xuống còn 0,1%; ECB2 hạ lãi suất đồng Euro từ 4,75% xuống 2,5%;... Kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung cũng chịu tác động nghiêm trọng từ việc “bong bóng” thị trường bất động sản Mỹ “xì hơi”, với rủi ro lan tỏa từ Mỹ sang các nước phát triển và toàn cầu, với hệ quả là sự đổ vỡ dây chuyền của hệ thống tài chính. Hệ lụy của những thương vụ đầu tư trên thị trường nợ dưới chuẩn ở Mỹ là một kết cục

tồi tệ tất yếu của nền tài chính Mỹ. Khủng hoảng cũng gây nên những hệ lụy đau đớn cho thế giới tài chính châu Âu, bên cạnh đó thì châu Á cũng không tránh khỏi cơn bão. Không chỉ thiệt hại hàng nghìn tỷ USD trên thị trường tài chính, nền kinh tế của các nước phát triển lần lượt rơi vào suy thoái. Các chính sách kích cầu trị giá nhiều tỷ USD được liên tiếp đưa ra nhưng vẫn chưa mấy phát huy tác dụng. Trước triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế, nhiều người bắt đầu lo ngại và tỏ ra bi quan về tương lai, họ liên tưởng tới một cuộc Đại Suy thoái kinh tế lần thứ 2 sắp cận kề khi mà bối cảnh đen tối của thời kỳ Đại Suy thoái 1929 - cuôc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử phát triển của Chủ nghĩa tư bản - vẫn còn ám ảnh.

Trong bối cảnh chung ấy, năm 2008 qua đi với đầy những biến động đối với kinh tế vĩ mô cũng như TTCK Việt Nam. Trong những tháng đầu năm, Việt Nam đã



1 FED (Tiếng Anh: Federal Reserve System) Cục dự trữ liên bang Mỹ là Ngân hàng Trung ương của Mỹ. Bắt đầu hoạt động từ năm 1915 theo “Đạo luật Dự trữ Liên bang ”của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cuối năm 1913.

2 ECB (Tiếng Anh: European Central Bank) Ngân hàng Trung ương về đồng tiền chung Châu Âu, đồng Euro. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng này là duy trì sức mua của đồng tiền Euro, qua đó sẽ giúp bình ổn giá cả trong khu vực Châu Âu. ECB bao gồm 18 thành viên trong Hội đồng Quản trị.

bộc lộ những yếu điểm và hạn chế của một nền kinh tế phát triển nóng với những biểu hiện: lạm phát cao, thâm hụt thương mại kỷ lục, rủi ro thanh khoản ngân hàng, thị trường ngoại tệ biến động bất thường... Vốn FDI đạt mức kỷ lục trên 64 tỷ USD và kết quả về tăng trưởng xuất khẩu 30% là những điểm khá tích cực trong năm 2008. Mặc dầu vậy, nỗi lo lớn nhất của Việt Nam hiện nay lại là nguy cơ suy thoái kinh tế. Cuộc khủng hoàng tài chính thế giới vẫn đang lan rộng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng khi tổng cầu thế giới sụt giảm. Xuất nhập khẩu những tháng cuối năm chững lại là dấu hiệu bắt đầu của sự suy giảm kinh tế. Trước tình hình đó, Chính phủ cũng đang có những nỗ lực rất lớn trong việc chống lại đà suy thoái bằng việc sử dụng kết hợp cả chính sách tài khóa và tài chính, cụ thể: nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất, giảm thuế, tăng cường chi tiêu công

Đối với TTCK, năm 2008 cũng là một năm đáng ghi nhớ khi VN-Index giảm tới 66% và HaSTC-Index giảm tới 68%. Nếu như sự sụt giảm trong 6 tháng đầu năm chủ yếu là do những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô trong nước và các yếu tố nội thì giai đoạn sụt giảm 4 tháng cuối năm lại xuất phát chủ yếu từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và yếu tố nhà đầu tư nước ngoài. Xen vào giữa 2 giai đoạn sụt giảm này, thị trường cũng có sự phục hồi trong 2 tháng 07 và 08, khi mà những yếu tố vĩ mô trong nước đã bắt đầu được cải thiện và TTCK lấy lại tính hấp dẫn vốn có của nó, đặc biệt khi giá cổ phiếu đang ở mức khá thấp nếu so sánh tương quan với các thị trường khác trong khu vực. Tuy nhiên, có thể nói, 2 tháng phục hồi là chưa đủ để cải thiện bức tranh ảm đạm cả năm 2008 trên TTCK Việt Nam. Sang năm 2009, TTCK Việt Nam vẫn được dự báo sẽ còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn khi bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chứa đựng đầy rủi ro, bài toán lợi nhuận của Doanh nghiệp còn chưa sáng tỏ và các rủi ro từ hệ thống ngân hàng vẫn tiềm ẩn. Tuy nhiên, thị trường cũng có những cơ hội khi mặt bằng lãi suất đang trong đà giảm mạnh, các gói kích cầu bắt đầu được kích hoạt và cổ phiếu thuộc nhiều ngành đã bị bán thái quá nên có khả năng sẽ phục hồi.

Trên đây cũng là những nội dung chính sẽ được đề cấp đến trong bài luận văn tốt nghiệp của em với đề tài: “Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 - Diễn biến thị trường và nguyên nhân của sự sụt giảm. Dự báo xu hướng trong năm 2009”. Luận văn tốt nghiệp được thực hiện trong bối cảnh nền

kinh tế và TTCK đang bước vào một giai đoạn “thiếu nhiệt”, vì vậy, em hi vọng thông qua luận văn này có thể đưa đến cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc về các vấn đề kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là những diễn biến chính của TTCK Việt Nam năm 2008. Luận văn được chia ra làm 3 phần với bố cục như sau:

Chương I: Tổng quan về thị trường chứng khoán.

Chương II: Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 - Diễn biến thị trường và nguyên nhân của sự sụt giảm.

Chương III: Dự báo xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 và giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nội dung luận văn được triển khai từ những vấn đề khái quát đến cụ thể chi tiết với những phân tích kỹ lưỡng có kèm bảng biểu và biểu đồ minh họa, số liệu cập nhật. Đầu tiên là cái nhìn khái quát nhất, chung nhất về hoàn cảnh ra đời, đặc điểm và vai trò chức năng của một TTCK đối với nền kinh tế của một quốc gia. Tiếp theo, khi phân tích nền kinh tế vĩ mô, luận văn chủ yếu tập trung vào những vấn đề của nền kinh tế vĩ mô trong mối liên hệ chặt chẽ với TTCK. Trọng tâm luận văn là phân tích diễn biến và xu hướng vận động của TTCK Việt Nam, bên cạnh đó đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm của thị trường trong 6 tháng đầu năm và 4 tháng cuối năm 2008. Cuối cùng sẽ phân tích những cơ hội và thách thức đối với TTCK trong thời kỳ mới để từ đó làm cơ sở để dự báo thị trường trong năm 2009 và đưa ra những giải pháp nhằm ổn định và phát triển TTCK trong ngắn hạn và dài hạn.

Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm còn ít ỏi, những thông tin thu được còn chưa phong phú cộng với thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Song em cũng đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhất bài luận văn trong khả năng có thể. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của quý thày cô và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn ThS. Dương Thị Hồng Vân - Giảng viên Khoa Tài chính Ngân hàng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2009

Lê Thị Ánh Hằng

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN‌‌


I. CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán thế giới

TTCK là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có TTCK. TTCK đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường.

Vào khoảng giữa thế kỷ XV tại những thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá như: nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoán động sảnĐiểm đặc biệt là trong những cuộc thương lượng này là các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau, không có hàng hoá, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy tờ nào. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các "Hợp đồng" mua bán, trao đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng cho tương lai 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm sau mới thực hiện. Những cuộc trao đổi này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người tăng lên. Đến cuối thế kỷ XV "khu chợ riêng" này trở thành một "thị trường" và thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các phiên chợ này họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc thương lượng. Dần dần những quy ước đó được tu bổ hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia. Từ đó TTCK bắt đầu hình thành. Phiên chợ đầu tiên năm 1453 tại đai Vanber của Bỉ sau đó được xuất hiện ở Anh năm 1773, ở Đức 1778, ở Mỹ 1792, ở Thụy sĩ 1876, ở Nhật 1878, ở Pháp 1801, ở Hương Cảng 1946, ở Indonesia 1925, ở Hàn Quốc 1956, ở Thái Lan 1962, ở Malaysia và Phillipine 1963.

Quá trình hình thành và phát triển của các TTCK thế giới đã trải qua những bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng vào những năm 1975 - 1913 cùng với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế. Cũng có lúc TTCK rơi vào đêm đen như “ngày thứ năm đen tối” tức ngày 29/10/1929, TTCK Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản khủng hoảng; rồi “ngày thứ hai đen tối” năm 1987 do hệ thống thanh toán kém cỏi, không

đảm đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán mạnh, gây mất lòng tin và phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng 1929; đến tháng 07/1997 TTCK ở các nước Châu Á sụt giá, mất lòng tin bắt đầu từ Thái Lan, có tính chất lây lan, tạo ra sự suy giảm ghê gớm chỉ số giá chứng khoán.

TTCK đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước công nghiệp hàng đầu Mỹ, Nhật, Anh, Đức, PhápBên cạnh đó hơn 40 nước phát triển đã thiết lập TTCK cũng đã hình thành ở các nước láng giềng Việt Nam như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Phillipine và Indonesia và Việt Nam cũng đã có trung tâm giao dịch TTCK thành phố Hồ Chí Minh (tháng 07/2000). TTCK các nước đang phát triển mạnh mẽ về số lượng TTCK lên đến hàng trăm sở giao dịch, chất lượng hoạt động thị trường ngày càng đáp ứng cho số đông những nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiến tới một TTCK hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Các khái niệm

2.1. Chứng khoán

Chứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chướng khoán xác định quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó.

Chứng khoán là một tài sản tài chính có các đặc điểm cơ bản sau :

Tính thanh khoản (tính lỏng): Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và chi phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng chuyển nhượng trên thị trường và nói chung, các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng khác nhau.

Tính rủi ro: Chứng khoán là tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống. Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất vvRủi ro không có hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động tới một tài sản hoặc một nhóm các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều

kiện của nhà phát hành. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán, điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức - người ta sẽ không chịu rủi ro tăng thêm nếu không được bù đắp bằng lợi tức tăng thêm.

Tính sinh lợi: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được đảm bảo bằng lợi tức được phân chia hằng năm và việc tăng giá trên thị trường. Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong nguyên lý - mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn.

Tuỳ theo cách chọn tiêu thức, ngưòi ta có thể phân loại khứng khoán thành nhiều loại khác nhau, có ba loại tiêu thức chủ yếu, đó là theo tính chất của chứng khoán, theo khả năng chuyển nhượng và theo khả năng thu nhập .

Tuy nhiên, ở đây ta chỉ giới thiệu sơ qua về các loại chứng khoán thường thấy nhất trên TTCK là cổ phiếu trái phiếu.

Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạn thanh toán là vô hạn.

Khi tham gia mua cổ phiếu, các nhà đầu tư trở thành các cổ đông của các công ty cổ phần. Cổ đông có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty cổ phần, được chia lời (cổ tức) theo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần: được quyền bầu cử, ứng cử vào ban quản lý, ban kiểm soát. Cổ phiếu có thể được phát hành vào lúc thành lập công ty, hoặc lúc công ty cần thêm vốn để mở rộng, hiện đại hoá sản xuất kinh doanh. Một đặc điểm của cổ phiếu là cổ đông được chia cổ tức theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cổ đông có thể được hưởng lợi nhuận nhiều hơn giá trị của cổ phiếu và cũng có thể bị mất trắng khi công ty làm ăn thua lỗ. Cổ đông không được quyền đòi lại số vốn mà người đó đã góp vào công ty cổ phần, họ chỉ có thể thu lại tiền bằng cách bán cổ phiếu đó ra trên TTCK theo quy định pháp luật.

Trái phiếu, điển hình của chứng khoán nợ là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người đi vay) phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền nhất định bao gồm cả vốn lẫn lãi trong những khoảng thời gian cụ thể.

Nhờ phát hành trái phiếu mà Chính phủ, các tổ chức công cộng (có tư cách pháp nhân), các công ty cổ phần tạo ra được các nguồn vốn ổn định. Với loại chứng khoán này, do rủi ro thấp hơn so với chứng khoán có thu nhập biến đổi nên sự thay đổi về giá là thấp hơn, tỷ lệ lợi tức quyết định chủ yếu tới khả năng sinh lời của chứng khoán. Bị ảnh hưởng của rủi ro lãi suất, cả người mua và người bán đều quan tâm tới tỷ lệ lợi tức ở từng thời điểm.

Ngoài ra trên TTCK còn có một số các loại chứng khoán khác như: Chứng chỉ quỹ đầu tư, Chứng khoán có khả năng chuyển đổi và Chứng khoán phái sinh.

2.2. Thị trường chứng khoán

2.2.1. Định nghĩa

Thị trường chứng khoán (tiếng latinh là Bursa - nghĩa là cái ví tiền) là nơi mà cung và cầu của các loại chứng khoán gặp nhau để xác định giá cả. Số lượng của từng loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường.

Cụ thể hơn TTCK có thể được định nghĩa như là nơi tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho người muốn sử dụng những nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả. Nói cách khác TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn đầu tư này, có thêm nhiều vốn hơn để đưa vào sản xuất trong nền kinh tế vì vậy có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng và tạo nên sự thịnh vượng.

Theo định nghĩa nêu trên, TTCK không phải là cơ quan mua vào hoặc bán ra các loại chứng khoán. TTCK chỉ là nơi giao dịch, ở đó việc mua bán chứng khoán được thực hiện bởi những người môi giới chứng khoán. Như vậy TTCK không phải là nơi giao dịch (mua - bán) chứng khoán của những người muốn mua hay bán chứng khoán mà là của những nhà môi giới. Nếu một người muốn mua hay bán chứng khoán, người này sẽ thông qua người môi giới chứng khoán của anh ta trên TTCK để tiến hành việc mua bán chứ không trực tiếp tham gia mua bán. Giá cả chứng khoán được hình thành một cách khách quan theo hệ thống bán đấu giá hai chiều. Người môi giới mua cạnh tranh với những người môi giới mua khác để mua

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí