Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh Bình Thuận - 16


giữa xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường và bảo tồn thiên nhiên và các công trình văn hoá lịch sử.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình về bảo vệ môi trường trong quần chúng nhân dân.

Khuyến khích các hoạt động thu gom và phân loại rác thải tại nguồn dựa vào cộng đồng để thúc đẩy công tác tái chế và chế biến phân compost từ rác thải.

Nhìn nhận chất thải rắn như một nguồn tài nguyên nhằm khuyến khích giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế, sản xuất phân bón và các sản phẩm khác từ chất thải rắn.

g. Hợp tác quốc tế về môi trường

Thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như: Công ước LHQ 1982 về Luật biển (UNCLOS), Công ước Quốc tế 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển (MARPOL), Công ước Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, Công ước về đa dạng sinh học, …

Đẩy nhanh các dự án quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như : tham gia dự án toàn cầu “Dịch vụ hệ sinh thái” do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Dự án cấp thoát nước các đô thị, Quỹ môi trường toàn cầu giúp Bình Thuận chống sa mạc hóa, Hợp tác trong ASEAN về môi trường biển-ven bờ.

Tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện, có kế hoạch về vốn đối ứng cho phù hợp. Đào tạo nhân lực đảm bảo trình độ chuyên môn, quản lý và ngoại ngữ để tham gia các dự án.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

3.4.4.2. Tác động đến môi trường nhân văn

Đối với các di tích lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc

Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh Bình Thuận - 16

- Triển khai thực hiện chương trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, thực hiện lồng ghép mục tiêu bảo tồn với việc khai thác phát triển du lịch.

- Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận nhanh chóng triển khai và thực hiện dự án tôn tạo các di tích lịch sử- văn hóa, khôi phục bảo tồn và phát


triển các lễ hội truyền thống. Đặc biệt, hiện nay di tích nhóm đền tháp Chăm Pô Đam đang xuống cấp trầm trọng, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào cần được tôn tạo, trùng tu khẩn cấp.

- Tôn tạo và nâng cấp các danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo vệ sinh môi trường trong các hoạt động phục vụ phát triển du lịch.

- Điều tra, lập danh sách các di tích lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc cần được ưu tiên trùng tu, bảo vệ

- Tránh trùng tu, tôn tạo các công trình kiến trúc theo phong cách hiện đại, phi truyền thống.

- Đề ra mức bồi thường đối với các hoạt động của nhân viên và du khách có hành vi hủy hoại các công trình lịch sử, kiến trúc.

Đối với các lễ hội truyền thống

- Mở rộng quy mô các lễ hội truyền thống như: lễ hội Katê, Nghinh Ông, Dinh Thầy Thím, Trung Thu, đua thuyền trên sông Cà Ty, đua thuyền buồm quốc Tế Mũi Né.

- Dựa trên nét đặc sắc, sự khác biệt và quy mô lễ hội, lựa chọn 3 lễ hội chính là: lễ hội Nghinh Ông, lễ hội đua thuyền buồm quốc tế Mũi Né và lễ hội khinh khí cầu.

- Bảo tồn, phát triển văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc ít người ở 3 xã vùng cao Hàm Thuận Bắc và ở xã Phan Sơn (Bắc Bình) nhằm đưa vào phục vụ khách du lịch.


Đối với các làng nghề truyền thống

- Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn phục vụ du lịch.

- Có chính sách hỗ trợ các làng nghề truyền thống phát triển phục vụ tham quan du lịch.

- Khôi phục và phát triển làng nghề bánh tráng Phú Long và làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ phục vụ du lịch.


- Xây dựng thương hiệu làng nghề gốm gọ của dân tộc Chăm ở Bắc Bình, Tuy Phong; làng nghề dệt thổ cẩm, mây đan tre của dân tộc Cơ ho, Raglai…

- Quan tâm đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị và cấp kinh phí đào tạo nâng cao kĩ năng về nghề thủ công truyền thống cho người dân các làng nghề thủ công truyền thống.

- Phát triển du lịch cộng đồng: khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nông thôn, nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

- Đẩy mạnh xây dựng mô hình du lịch sinh thái và nhân văn điển hình, kết hợp củng cố và phát huy bản sắc văn hóa- nghệ thuật truyền thống dân tộc và địa phương, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Đối với cộng đồng địa phương

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa mới và hành vi thân thiện với môi trường.

- Đảm bảo qui mô, nhịp độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng mến khách và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

- Thực hiện tốt chương trình giáo dục cộng đồng, nâng cao ý thức của dân cư trong việc bảo vệ môi trường nhân văn.

- Chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch, cùng nhau giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch, đảm bảo giữ gìn tài nuyên du lịch.

- Phối hợp với các ngành, các cấp phòng chống các tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch.

- Có giải pháp quản lí hoạt động mua bán hàng rong, hoạt động xe ôm, tình trạng chèo kéo, quấy nhiễu, trộm cắp tài sản du khách.

- Niêm yết giá cả tại các khu du lịch, xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn, thân thiện, phong cách phục vụ văn minh.


3.4.4.3. Tác động đến môi trường kinh tế

Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân, tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho cộng đồng Bình Thuận.

Tập trung phát triển các loại hình du lịch có khả năng tạo doanh thu lớn, góp phần tăng nhanh GDP của ngành du lịch.

Cải tạo cơ sở hạ tầng du lịch nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể mở rộng phát triển du lịch trong tương lai.

3.5. Kiến nghị‌

3.5.1. Kiến nghị đối UBND tỉnh Bình Thuận‌

Có giải pháp dung hòa cân đối giữa phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là công nghiệp khai thác titan, phong điện và nuôi trồng thủy sản tại các địa bàn trọng điểm du lịch.

Hạn chế cấp đất cho các dự án nhỏ lẻ, các hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch kém chất lượng tại các khu vực ven biển của tỉnh.

Tập trung phát triển các loại hình du lịch có khả năng tạo doanh thu lớn, góp phần tăng nhanh GDP của ngành du lịch như: MICE, giải trí cao cấp…

Đầu tư xây dựng bảo tồn, phục hồi làng dân tộc ít người về phù hợp phong tục tập quán, làng nghề truyền thống, lễ hội, văn hóa cồng chiêng dân tộc Cơ ho, Raglai, Chơ ro tại xã La Dạ, Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Dũng. Ngoài ra cần đầu tư, phục hồi văn hóa Chăm tại Bắc Bình, Tuy Phong, tạo điều kiện thu hút du khách và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc.

Tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học khu bảo tồn biển Cù Lao Cau, đảo Phú Quý; Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Núi Ông.

Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp trong công tác quản lí, giám sát hoạt động du lịch.

Cần xây dựng mô hình xử lí nước thải, rác thải phù hợp cho các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn và khu dân cư ven biển.


Chú trọng công tác đào tạo nhân lực đủ chuyên môn trong lĩnh vực du lịch và môi trường.

Cần có những giải pháp quy hoạch phát triển du lịch theo quan điểm phát triển bền vững. Trong đó, du lịch sinh thái là loại hình du lịch phổ biến của du lịch bền vững phù hợp với tỉnh Bình Thuận, nơi có nhiều cảnh đẹp, lễ hội, làng nghề truyền thống cần được duy trì và phát huy.

Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện các dự án, đề án bảo vệ môi trường du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử- văn hóa và làng nghề truyền thống.


3.5.2. Kiến nghị đối với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch‌

Cần phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên- Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường trong công tác giám sát, đánh giá tác động của du lịch đến môi trường tỉnh Bình Thuận.


KẾT LUẬN‌


Bình Thuận là tỉnh có vị trí địa lí thuận lợi và nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Hiện nay du lịch Bình Thuận đang trên đà phát triển và có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Du lịch Bình Thuận mang lại nhiều đóng góp tích cực như góp phần bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên, tôn tạo và phục dựng các tài nguyên du lịch nhân văn, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương, cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của du lịch là sự tăng nhanh về số lượng du khách trong nước và quốc tế đến Bình Thuận, kéo theo đó là nhiều tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, đa dạng sinh học; làm thay đổi giá trị, hành vi, phong tục tập quán và lối sống của người dân địa phương, an ninh trật tự xã hội không được đảm bảo; giá cả hàng hóa tăng cao, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp phục vụ du lịch…

Do đó, để du lịch tỉnh Bình Thuận ngày càng phát triển nhanh mạnh, không ngừng phát huy tác động tích cực và luôn là điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách trong nước và quốc tế đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải nghiên cứu và đưa ra giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực do du lịch gây ra.

Du lịch tỉnh Bình Thuận được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhưng việc phân tích tác động của du lịch đến môi trường thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào. Vì vậy, đề tài phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tỉnh Bình Thuận có ý nghĩa hết sức quan trọng, đóng góp cơ sở lí luận và là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận.

Trên cơ sở chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, luận văn đã đưa ra một số chi tiêu dự báo về du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2015, 2020 và 2030 và đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp


nhằm làm tăng tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tỉnh như: giải pháp phát triển sản phẩm du lịch, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giải pháp đầu tư phát triển du lịch và giải pháp giám sát công tác đánh giá tác động môi trường du lịch.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Cục thống kê Bình Thuận (2010), Chân dung thủ đô Resort.

2. Cục thống kê Bình Thuận (2012), Sôi động điểm đến Bình Thuận.

3. PGS.TS. Vũ Tuấn Cảnh (2000), Hiện trạng và một số giải pháp bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam.

4. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch Bình Thuận, Báo cáo tình hình công tác du lịch năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.

5. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch Bình Thuận (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

6. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận (2010), Báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát đánh giá ô nhiễm môi trường do các hoạt động du lịch, khách sạn, nhà nghỉ và sinh hoạt của cư dân ven biển Bình Thuận, tìm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và phát triển bền vững du lịch Bình Thuận.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận (2011), Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.

8. PGS.TS. Phạm Trung Lương (2004), Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh.

9. PGS.TS. Phạm Trung Lương (1998), Đánh giá hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch, lấy ví dụ tại trung tâm du lịch thành phố Hạ Long.

10. Tiến sĩ Trần Văn Thông (2005), Giáo trình quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

11. Tiến sĩ Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục.

12. La Nữ Ánh Vân (2011), Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh.

13. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

Ngày đăng: 23/04/2023