Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam - 15


Cơ cấu doanh thu của VDB chưa hợp lý và không bền vững. Mặc dù tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng này nhưng doanh thu từ tín dụng còn thấp và không tương xứng với tỷ trọng tài sản trong hoạt động này. Theo quy định đối với VDB, doanh thu từ tín dụng bao gồm doanh thu từ lãi đối với các loại hình tín dụng (kể cả cho vay ngân sách địa phương và cho vay thí điểm), từ cấp bù chênh lệch lãi suất (vì có cho vay với lãi suất thấp nên có khoản này để bù đắp chi phí trong hoạt động tín dụng) và phí quản lý ODA (theo quan niệm tại VDB cho vay lại vốn ODA cũng là tín dụng và là tài sản có của ngân hàng). Trong những năm qua doanh thu từ lãi tín dụng chiếm bình quân 76% tổng doanh thu hàng năm, trong đó tài sản có chiếm bình quân 82% tổng tài sản mỗi năm của VDB. Thêm nữa, doanh thu của VDB phụ thuộc quá lớn vào NSNN và lãi từ tiền gửi. Nguồn từ trợ cấp của NSNN (cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý) bình quân giai đoạn 2006 – 2010 chiếm 28% tổng thu nhập hàng năm. Tuy nhiên, việc cấp bù luôn không đủ do sự “eo hẹp” của NSNN, bình quân hàng năm giai đoạn 2002 – 2005 thiếu khoảng 188 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2006

– 2010 thiếu khoảng 720 tỷ đồng/năm. Doanh thu từ lãi tiền gửi dù tăng nhưng đòi hỏi một sự kế hoạch hóa cao độ để có thể nâng cao hiệu quả của khoản mục này, tuy nhiên thực tế này ẩn chứa rủi ro lớn do sự biến động thất thường và tính yếu kém của thị trường tài chính Việt Nam. Hơn nữa, sự tồn đọng một lượng lớn vốn nhàn rỗi và chuyển sang tiền gửi để bù đắp thâm hụt tài chính làm gia tăng chi phí cơ hội và độ rủi ro về kỳ hạn giữa vốn huy động và vốn sử dụng.

Bảng 2.12. Một số khoản doanh thu

Đơn vị: phần trăm (%)


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Lãi cho vay

42

46

52

54

62

Cấp bù chênh lệch lãi

36

20

19

16

15

suất và phí quản lý






Lãi tiền gửi

15

31

24

28

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam - 15


Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VDB.

Tốc độ tăng chi phí trung bình hàng năm là 41%. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí huy động vốn với mức trung bình là 90% tổng chi phí của ngân hàng. Đỉnh điểm là năm 2008, VDB đã phải huy động vốn với lãi suất lên đến 15%/năm, năm 2009 và 2010 giảm xuống lần lượt ở mức 9%/năm và 12%/năm. Trong điều kiện thu nợ từ cho vay chỉ đạt khoảng 50% đến 75% kế hoạch hàng năm cùng với huy động vốn ngày càng khó khăn thì nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản tại VDB sẽ còn kéo dài.

Bảng 2.13. Các khoản chi phí

Đơn vị: phần trăm (%)


Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Chi phí huy động vốn

88

87

90

90

Dợ phòng RRTD

5

5

4

3

Chi phí quản lý

6

7

5

6

Chi phí khác

1

1

1

1

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VDB.

Trên một phương diện khác, tốc độ tăng của các chỉ số như tổng chi phí và tổng doanh thu bình quân đầu người (cán bộ) của VDB có diễn biến không ổn định (thất thường), phản ánh khả năng tạo doanh thu và khả năng quản lý chi phí của ngân hàng không tốt. Các biến động thất thường trong nhiều năm qua phần nào thể hiện sự phát triển không ổn định, thiếu vững chắc của ngân hàng. Nếu kết quả của năm 2008 rất tốt thì ở những năm còn lại phản ánh sự yếu kém, tốc độ tăng chi phí bình quân đầu người lớn hơn rất nhiều (31%) so với tốc độ tăng doanh thu bình quân đầu người (26%), tổng tài sản bình quân đầu người thấp hơn chi phí quản lý bình quân đầu người. Vậy là số lượng cán bộ tăng lên nhưng hiệu quả hoạt động không tăng.

Bảng 2.14. Tốc độ tăng chi phí và doanh thu bình quân đầu người

Đơn vị: phần trăm (%)


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tốc độ tăng chi

25

-7

36

31

40

phí/cán bộ






Tốc độ tăng doanh

26

-12

49

26

31

thu/cán bộ






Tốc độ tăng tài

12

-4

25

-4

-2

sản/cán bộ






Tốc độ tăng chi phí

23

-17

45

6

6

quản lý/cán bộ






Tốc độ tăng cán bộ

0,05

36

2

9

9

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VDB.

Chi phí quản lý tăng nhưng chất lượng tín dụng không được cải thiện nên chi phí trên tài sản và trên dư nợ hàng năm gia tăng nhanh, trung bình lần lượt mỗi năm là 0,31% và 0,37% trong thời gian qua.

Tỷ lệ giữa vốn huy động trên tổng tài sản cao và gia tăng hàng năm cho thấy hoạt động của VDB phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài và vai trò “tấm đệm cho sự phá sản” của vốn chủ sở hữu khó phát huy được tác dụng khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính. Mức tăng hàng năm của vốn chủ sở hữu quá nhỏ, trung bình dưới 0,5%/năm, trong khi đó mức tăng trung bình hàng năm của dư nợ tín dụng ở mức trên 16%/năm. Tỷ lệ cho vay tăng nhanh trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có xu hướng giảm (năm 2006 là 10,8%, năm 2008: 7,7%, tăng lên 11,5% khi được bổ sung vốn Điều lệ năm 2009 thêm 5.000 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 giảm còn 8,8%).

Bảng 2.15: Cơ cấu tài sản và vốn

Đơn vị: phần trăm (%)


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Vốn chủ sở hữu/Tổng

tài sản

10,8

9,2

7,7

11,5

8,8


Vốn huy động/Tổng

89,2

90,8

92,3

92,7

94

tài sản






Dư nợ/Tổng tài sản

81,9

82,9

76,1

83,2

86,3

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VDB.

Các chỉ tiêu ROE và ROA rất thấp và không ổn định so với các TCTD cùng quy mô trên thị trường. Theo Báo cáo Xếp hạng ngân hàng Việt Nam của Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam thì ROA trung bình của 10 ngân hang có ROA cao nhất là 2,93%, tỷ lê này của toàn ngành là 1,32% còn ROE lần lượt là 17,14% và 8,57%.

Bảng 2.16. Tỷ lệ sinh lời trên tài sản và trên vốn chủ sở hữu

Đơn vị: phần trăm (%)


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

ROE

ROA

6

0,4

3,97

0,23

13,92

0,73

9,92

0,64

10,05

0,68

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VDB.


Thêm nữa, mặc dù tỷ lệ CAR bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 11% nhưng có thể thấy khả năng bền vững tài chính của ngân hàng bị đe dọa vì các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và vốn chủ sở hữu/dư nợ giảm dần qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn/vốn chủ sở hữu quá lớn.

Đồ thị 2.4. Một số chỉ tiêu xem xét

khả năng bền vững tài chính của ngân hàng

100%

13.2% 11.1% 10.1%

8.8%

10%

80%


60%

76%

59%

60%

70%

87%

40%

VCSH/Dư nợ

Nợ quá hạn/Vốn CSH VCSH/Tổng tài sản

20%

0%

10.8% 9.2%

11.5%

2006 2007

7.7%

2008

Năm

2009

8.8%

2010


Đồ thị 2.4: Một số chỉ tiêu xem xét khả năng bền vững tài chính của ngân hàng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VDB.

Nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Nguyên nhân quan trọng nhất làm giảm hiệu quả hoạt động của VDB là chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Các quy định trong chính sách này không chỉ làm sai lệch mục tiêu hoạt động của VDB theo mô hình ngân hàng mà còn làm giảm tính chủ động của ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định của mình.

o Chính sách ngành, vùng và lĩnh vực được cấp tín dụng còn thiếu cụ thể và dàn trải do chính sách quy hoạch phát triển ngành, vùng, lĩnh vực chưa thực sự khoa học.


Chính sách quy hoạch phát triển ngành, vùng, lĩnh vực là nhân tố quyết định sự thành công của chính sách TDNN của một quốc gia. TDNN là khoản tín dụng giành cho các ngành kinh tế trọng điểm, ngành mũi nhọn cũng như các đối tượng đặc biệt khó khăn. Việc xác định tính chất quan trọng này dựa vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (mười năm) và cụ thể hơn là các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tức là các kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, dự báo để xác định ngành, lĩnh vực trọng điểm ở nước ta còn nhiều khó khăn về kỹ thuật và con người. Do vậy, kết quả có được chưa phù hợp với các nguyên tắc của thị trường, lồng ghép các quy hoạch ngành chưa gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch vùng chưa gắn với quy hoạch chung của cả nước, vượt ra ngoài nguyên tắc quản lý đầu tư, tín dụng và mang tính chủ quan. Một số dự án quy hoạch tuy đã được xác định nhưng lại thiếu các căn cứ kinh tế và xã hội, nhất là phân tích và dự báo về thị trường và năng lực cạnh tranh nên đã phải thay đổi nhiều lần (ngành điện, xi măng…). Việc xét duyệt, thêm bớt các ngành, vùng được cấp tín dụng ưu đãi không tuân theo một nguyên tắc hay tiêu chuẩn cụ thể nào. Đó là kết quả của tính cục bộ, xu hướng khép kín trong các quy hoạch (ngành, vùng, lãnh thổ). Từ kết quả này dẫn đến tình trạng mở rộng đối tượng được hưởng ưu đãi phát triển tràn lan. Nhiều đối tượng sau khi được ngân hàng thẩm định thì năng lực tài chính của chủ đầu tư không cần thiết phải vay ưu đãi.

Đây là nguyên nhân sâu sắc dẫn đến sự thất bại của nhiều dự án. Quá trình phát triển chồng chéo, dư thừa công suất nên các sản phẩm do dự án sản suất ra không được thị trường chấp nhận, hoặc cung lớn hơn cầu, không có khả năng cạnh tranh dẫn đến thua lỗ. Mục tiêu của chủ đầu tư không đạt được và nợ của ngân hàng thì không có nguồn để trả.

o Các quy định về hiệu quả tín dụng Nhà nước chưa rõ ràng. Mặc dù theo quy định VDB đã được giao quyền chủ động trong lựa chọn dự án tài trợ, các dự án được cấp tín dụng phải dựa trên kết quả thẩm định phê duyệt của ngân


hàng, tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng vẫn phải cấp tín dụng theo chỉ định đối với rất nhiều dự án.

Chính sách TDNN chưa quy định cụ thể đánh giá hiệu quả của dự án về chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá. Mặt khác, DAPT là các chương trình và dự án được Chính phủ khuyến khích và ưu tiên. Do vậy, các chủ đầu tư nghĩ rằng dự án của họ là rất quan trọng và cấp thiết đối với quốc gia, nhất định phải được thực hiện và cấp tín dụng cho dự án là nghĩa vụ của ngân hàng. Thêm nữa, nhiều cấp chính quyền còn gây sức ép đối với ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho dự án. Từ đó dẫn đến cả ngân hàng và khách hàng đều coi nhẹ việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của dự án và hiệu quả tài chính của ngân hàng không được coi trọng.

Các dự án ngân hàng được chỉ định cho vay đều là các dự án có nhu cầu vốn lớn, thời gian sử dụng vốn dài, một số dự án hiệu quả tài chính không có hoặc rất thấp. Theo chủ trương của Chính phủ, VDB tập trung tài trợ vào các dự án trọng điểm và các dự án thực sự cần thiết cho nền kinh tế. Kế hoạch đến năm 2010, VDB phải giải ngân khoảng 80.000 tỷ đồng cho các dự án chỉ định, trong đó hơn 40.000 tỷ đồng cho các dự án hỗ trợ xuất khẩu. Chẳng hạn, theo chỉ định của Chính phủ, ngân hàng phải giải ngân 1 tỷ đô la Mỹ (trên tổng mức đầu tư là 3 tỷ đô) cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất; đối với các dự án điện của Tập đoàn điện lực, ngân hàng quản lý 5,6 tỷ đô và khoảng 36.000 tỷ đồng…Khi tài trợ cho các đối tượng này, vấn đề thu hồi vốn đang là vướng mắc của VDB. Những dự án này thu hồi vốn trong vài chục năm, trong đó vốn huy động sử dụng tối đa 10

– 15 năm, vốn ODA khoảng 20 năm nên ngân hàng chưa thu hồi được vốn đã phải lo trả nợ.

o Chính sách ưu đãi chưa được tính toán khoa học cho từng đối tượng cấp tín dụng.

Trong một thời gian quá dài (tới năm 2006) VDB phải áp dụng theo lãi suất tín dụng bị áp đặt và ở mức quá thấp so với lãi suất thị trường. Ngân hàng


chỉ được cấp tín dụng theo lãi suất do Bộ tài chính công bố với sự điều chỉnh tối đa 2 lần/năm đã hạn chế tính linh hoạt của ngân hàng theo các tín hiệu của thị trường. Lãi suất tín dụng của VDB luôn bị điều chỉnh muộn hơn so với sự thay đổi của lãi suất trên thị trường nên ngân hàng luôn trong tình trạng cho vay theo lãi suất thấp trong khi lãi suất của thị trường đã lên cao. Theo Quyết định số 4882/NHPT-KHTH (ban hành ngày 31/12/2009 bởi Tổng giám đốc VDB), lãi suất TDĐT và TDXK của Nhà nước bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi lần lượt là 9,6%/năm và 6%/năm, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn (14,4%/năm và 9%/năm) tính trên số nợ gốc và lãi chậm trả. Trong khi đó, lãi suất hiện đang áp dụng tại các TCTD khác ở mức cao hơn rất nhiều. Cụ thể, lãi suất tín dụng áp dụng đối với khách hàng ưu tiên (tại Nghị quyết số 18 của Chính phủ năm 2010) hiện áp dụng ở mức 12%/năm đến 12,5%/năm, lãi suất tín dụng áp dụng đối với các đối tượng khách hàng còn lại đều vượt xa con số 12%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động vốn của các TCTD trên thị trường xoay quanh mức 10,5%/năm. Đồng thời, tỷ lệ lạm phát năm 2010 dự tính đạt 10%, năm 2011 giảm xuống còn 8% nếu chính sách tiền tệ và tài khóa được thắt chặt. Quy định không hợp lý này về lãi suất dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra ngày càng tăng lên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự phụ thuộc quá lớn của VDB vào NSNN. Do hoạt động của ngân hàng chủ yếu là cấp tín dụng nên một khi tính tự chủ trong lãi suất không được thiết lập thì mục tiêu tự cân đối tài chính và giảm trợ cấp của NSNN sẽ không thể thực hiện được.

Bảng 2.17. Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra

Đơn vị: phần trăm (%)


Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Lãi suất bình quân đầu vào

Lãi suất bình quân đầu ra

5,6

4,8

6,76

5,62

8,69

6,64

10,3

8,2

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VDB.

Ngày đăng: 28/11/2022