Phân tích đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất trang trí nội thất lợi phát từ năm 2011 đến năm 2015 - 1




MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION

(Bilingual) September Intake, 2009


Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ)

Nhập học: 09/2009


PROJECT PAPER - ĐỒ ÁN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 43 trang tài liệu này.


PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT LỢI PHÁT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

Phân tích đánh giá và đề xuất chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất trang trí nội thất lợi phát từ năm 2011 đến năm 2015 - 1


Học viên thực hiện: NGUYỄN ANH THƯ

Mã số học viên: E0900213

Khóa học: MBA M11-MBA-EV3-HCM

Họ và tên Giảng viên hướng dẫn:

1. TS. FOO KOK THYE‌

2. PGS.TS. ĐOÀN THANH HÀ



LỜI CAM ĐOAN

---------------------------


Tôi tên: NGUYỄN ANH THƯ, là học viên Chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh khóa 3 (hệ song ngữ) nhập học tháng 09/2009 của:



Tôi Xin cam đoan: Toàn bộ nội dung đồ án tốt nghiệp PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT LỢI PHÁT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015”.

Do tôi tự học tập từ bài giảng các môn học của Quý thầy cô, nghiên cứu trên Internet, sách báo, và các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan. Không sao chép hay sử dụng bài làm của bất kỳ ai khác.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước Quý thầy Cô và nhà trường.


TP. Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 01 năm 2011

NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Anh Thư


LỜI CẢM ƠN

--------------------------------

Trước hết cho phép tôi xin chân thành cảm ơn: Viện nghiên cứu kinh tế - tài chính - Khoa Quốc tế trường đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học HELP Malaysia đã tổ chức Chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh hệ song ngữ này để tôi có điều kiện tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ của đại học Help và Viện nghiên cứu kinh tế - tài chính đã giảng dạy, hướng dẫn các môn học và giúp đỡ tôi trong suốt chương trình học MBA để tôi bổ sung kiến thức cho bản thân phục, nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn được tốt hơn và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đoàn Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung đồ án tốt nghiệp này trong suốt quá trình từ xây dựng, hoàn thiện đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

Xin cảm ơn PGS.TS Đào Duy Huân tác giả các cuốn sách “Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế”, và một số tác giả khác trong và ngoài nước đã cung cấp tài liệu, thông tin, kiến thức về quản trị chiến lược để tôi hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này.

Xin cảm ơn ban lãnh đạo, Công ty TNHH SX-TTNT Lợi Phát đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này.

Cuối cùng xin cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp, và các bạn học viên cùng lớp đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đồ án này.

Với khuôn khổ của đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp quan tâm giúp đỡ của Quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 01 năm 2011

NGƯỜI VIẾT


Nguyễn Anh Thư

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

--------------------------------------------


1. Đồ án tốt nghiệp : ĐATN

2. Giảng viên hướng dẫn : GVHD

3. Giáo sư – Tiến sĩ khoa học : GS.TSKH

4. Phó giáo sư – Tiến sĩ : PGS.TS

5. Tiến sĩ : TS

6. Doanh nghiệp : DN

7. Sản xuất - kinh doanh : SXKD

8. Sản xuất : SX

9. Kinh doanh : KD

10. Chiến lược : CL

11. Trang trí nội thất : TTNT

12. Chiến lược : CLKD

13. Sản phẩm : SP

14. Công ty TNHH sản xuất và trang trí nội thất Lợi Phát: LOIPHAT


Tên đề tài Lời cảm ơn Lời cam đoan

MỤC LỤC

-----------------------------


Trang

Danh mục các từ viết tắt trong đồ án

I. PHẦN TÓM TẮT 1

II. CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

1.1 Mục đích nghiên cứu và lý do chọn đề tài 2

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 3

1.3. Phương pháp nghiên cứu 3

1.4 Kết quả dự kiến 3

1.5 Bố cục của đồ án 4

III. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5

2.1: Tổng quan về chiến lược, quản trị chiến lược kinh doanh 5

2.1. 1 Khái niệm về chiến lược 5

2.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh 5

2.1.3. Vai trò của chiến lược, quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp 5

2.2. Các mô hình quản trị chiến lược 5

2.2.1 Lý thuyết mô hình Delta ( DPM) của Arnoldo C. Hax & Dean L 5

2.2.2 Lý thuyết bản đồ chiến lược của Robert S Kaplan & David P Norton 7

2.2.3 Chuỗi giá trị và mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michel Porter 7

IV. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

3.1 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 9

3.1.1 Phương pháp khảo sát 9

3.1.2 Phương pháp tiến hành chọn mẫu điều tra 9

3.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp 9

3.3 Những khó khăn hạn chế gặp phải trong quá trình nghiên cứu đồ án 10

V. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CLKD CỦA LOIPHAT 11

4.1 Giới thiệu tổng quan về LOIPHAT 11

4.2 Các nhóm SP chính của LOIPHAT 12

4.3 Những thành tựu và kết qủa đạt được trong những năm qua 12

4.3.1 Kết quả tài chính 12

4.3.2 Những thành quả đạt được 13

4.4 Tầm nhìn của LOIPHAT 13

4.5 Sứ mệnh của LOIPHAT 14

4.6 Mục tiêu chiến lược và định vị của LOIPHAT 14

4.7 Mục tiêu tài chính 15

4.8 Phân tích môi trường SXKD của LOIPHAT 15

4.8.1 Môi trường vĩ mô 15

4.8.1.1 Môi trường kinh tế 15

4.8.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật 16

4.8.2 Môi trường vi mô 16

4.8.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh 16

4.8.2.2 Phân tích khách hàng 17

4.8.2.3 Nhà cung cấp 17

4.8.2.4 Rào cản xâm nhập ngành 17

4.9. Phân tích môi trường bên trong 17

4.9.1 Môi trường sản xuất 17

4.9.2 Nghiên cứu phát triển 17

4.9.3 Maketing (4P) 18

4.9.4 Nguồn nhân lực 18

VI. CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CLKD HIỆN TẠI CỦA LOIPHAT 19

5.1 Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi của LOIPHAT 19

5.2 Tính hiệu quả của CLKD và các yếu tố thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài của LOIPHAT 19

5.3 Những khó khăn nảy sinh trong quá trình gắn kết chiến lược với môi trường cạnh tranh 21

VII. CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CL CỦA LOIPHAT ( 2011-2015) 22

6.1 Hoàn thiện sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn phù hợp giai đoạn 2011 - 2015 22

6.2 Đa dạng hóa SP, dịch vụ theo lợi thế để nân cao sức cạnh tranh 22

6.2.1 Giải pháp về công nghệ 22

6.2.2 Giải pháp về nguyên liệu đầu vào 23

6.2.3 Giải pháp về SX và quản lý chất lượng SP 23

6.2.4 Chiến lược phát triển SP riêng biệt 23

6.3 Mở rộng thị trường khách hàng 24

6.3.1 Phát triển thị trường nội địa 24

6.3.2 Phát triển thị trường quốc tế 25

6.4 Chiến lược hội nhập 26

6.4.1 Tăng trưởng SXKD thông qua hội nhập ngược chiều 26

6.4.2: Tăng trưởng SXKD thông qua hội nhập thuận chiều 27

6.4.3 Chiến lược hội nhập ngang 27

6.5 Chiến lược phòng ngừa các rủi ro 27

6.5.1 Rủi ro liên quan đến đối tác 27

6.5.2 Rủi ro liên quan đến nội dung thương lượng 28

6.5.3 Rủi ro thanh toán khi xuất khẩu 28

6.6 Chiến lược phát triển năng lực quản lý hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực 29

6.7 Giải pháp hoàn thiện hệ thống cấu trúc 29

6.8 Giải pháp tài chính 30

6.9 Một số đề xuất 30

6.9.1 Đối với LOIPHAT 30

6.9.1 Đối với nhà nước 31

6.9.1 Đối ngành 31

VIII. CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN 32

VIII. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM:

Phụ lục số 01: Bảng khảo sát

Phụ lục số 02: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát.

Phụ lục số 03: Mô hình Delta ( từ sơ đồ 1 đến sơ đồ 5).

Phụ lục số 04: Bản đồ chiến lược.

Phụ lục số 05: Các mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter ( từ sơ đồ 1

đến sơ đồ 5)..

IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


PHẦN TÓM TẮT


Phát triển kinh tế đã trở thành mục tiêu của mọi quốc gia. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi một DN muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, thì cần có những nhận diện các yếu tố về môi trường bên trong và bên ngoài, để xây dựng CLKD đúng hướng phù hợp với mỗi DN và xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Do vậy, việc xây dựng CLKD cũng như đánh giá lại CLKD của một DN có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự tồn tại ổn định và phát triển của DN.

Thông qua các phương pháp nghiên cứu mô tả, thu thập số liệu, tổng hợp để phân tích các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài qua, xác định điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, áp dụng các kiến thức cơ bản của mô hình Delta và quá trình thực hiện CL với mô hình bản đồ CL, phân tích 5 thế lực tác động cạnh tranh của Michael Porter để đánh giá, phân tích những thành công và hạn chế CL KD của LOIPHAT. Qua đó xác định được hiện tại LOIPHAT đang ở đâu trên thị trường SXKD SP TTNT. Trên cơ sở các đánh giá, nhận định đó đồ án đưa ra đề xuất các CLKD của LOIPHAT từ nay đến năm 2015 là:

CL thâm nhập và phát triển thị trường. CL phát triển SP riêng biệt.

CL hội nhập:

- Hội nhập kết hợp ngược chiều.

- Hội nhập kết hợp thuận chiều.

- Hội nhập ngang. CLphòng ngừa rủi ro.

CL phát triển năng lực và quản lý hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực.

Từ nhận định trên, đồ án cũng đã đưa ra các giải pháp để LOIPHAT thành công các CLKD trên cụ thể như: Thực hiện tốt CL Marketing cho từng nhóm SP, các giải pháp giảm thiểu giá thành để hướng các SP vào phân khúc thị trường nông thôn, các giải pháp về phân phối, tài chính, nguồn nhân lực, nguyên liệu đầu vào, công nghệ SX, quản lý chất lượng SP tốt nhất, để có thể thực hiện được tốt các CL phát triển KD từ nay đến năm 2015.


CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


1.1. Mục đích nghiên cứu và lý do chọn đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của các DN là duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của SP, duy trì và mở rộng thị phần. Để thành công, thì nhà quản trị DN phải thực hiện nhiệm vụ là xây dựng cũng như đánh giá CLKD phát triển DN, xác định được mô hình tổ chức, quản lý hoạt động SXKD của DN, kiểm soát được mức độ rủi ro và điều hành mọi người thực hiện để đạt được mục tiêu CL. Do vậy, việc cần làm sáng tỏ nhận thức giữa các lý thuyết về quản trị CL với thực tế môi trường kinh tế đầy biến động hiện nay, luôn là vấn đề cấp thiết cần phải nghiên cứu và phân tích để các DN có CL phát triển phù hợp nhất trong hiện tại và tương lai.

Với sự gia nhập WTO và áp lực tự do toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra cho các ngành SXKD, đặc biệt là các DN SXKD lĩnh vực TTNT đứng trước những thách thức lớn, ngành TTNT đang diễn ra hoạt động cạnh tranh khá sôi nổi với sự tham gia ngày càng nhiều của các DN vừa và nhỏ. Từ một cơ sở SXKD nhỏ, đến nay LOIPHAT đã dần gặt hái những thành công nhất định là nhờ đã xây dựng được một CLKD đúng đắn và kiên định theo đuổi CL này trong suốt thời gian dài vừa qua. Với mong muốn vận dụng các kiến thức về quản trị CL đã học, đối chiếu với thực tế tại LOIPHAT, nhằm phân tích, đánh giá thực trạng CLKD của LOIPHAT hiện nay, và đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện CLKD của LOIPHAT đến năm 2015.

Là học viên đang theo học chương trình MBA về quản trị KD và đang làm công tác quản lý, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Phân tích, đánh giá và đề xuất CLKD tại công ty Lợi Phát từ năm 2011 đến năm 2015” để làm đồ án tốt nghiệp.

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đồ án này nhằm trả lời một số câu hỏi mang tính giả thuyết để có thể nghiên cứu phân tích, đánh giá một số vấn đề mang tính CL của LOIPHAT từ nay đến năm 2015 như sau:


Thứ nhất: Đánh giá Chất lượng SP của LOIPHAT cho dòng các SP: Bàn ghế inox , kệ inox , tủ , giường inox , Ghế sofa, két sắt chống trộm. Đối tượng khách hàng chủ yếu của LOIPHAT khách hàng từ người có thu nhập thấp đến người có thu nhập cao thuộc khu vực Thành Phố Hố Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, các tỉnh khu vực Miền Tây và khu vực Miền Trung.

Thứ hai: Để thực hiện các mục tiêu CL của mình . LOIPHAT cần phải đa dạng hóa các SP cùng với CL thâm nhập và phát triển phát triển thị trường nội địa cũng như quốc tế; CL phát triển SP riêng biệt; CL hội nhập; và CL phát triển năng lực quản lý hệ thống và chất lượng nguồn nhân lực.

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu:

Quản trị CL là quá trình xác định các mục tiêu CL của tổ chức, xây dựng các chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức cho việc thực hiện các chính sách, kế hoạch . Đây là phạm trù rất rộng đối với họat động của một DN, cần nghiên cứu với quy mô rộng và thời gian dài, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn nên nội dụng đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu chỉ trong phạm vi phân tích đánh giá CL hiện tại đã được xây dựng tại LOIPHAT từ nay đến năm 2015 , để làm rõ những cơ sở lý luận về lý thuyết cũng như đưa ra các khuyến nghị về giải pháp hợp lý cho CLKD tại LOIPHAT.

1.3 Phương pháp nghiên cứu:


Ñeå thöïc hieän nghieân cöùu naøy, taùc giaû söû duïng caùc phöông phaùp nghieân cöùu phaân tích, toång hôïp, thoáng keâ, so saùnh. Phương pháp chọn mẫu điều tra khảo sát, trong đó chọn 200 khaùch hàng đại lý phân phối SP, và một số khách hàng truyền thống, hieän đang giao dòch vôùi LOIPHAT nhaèm phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp CLKD của LOIPHAT từ nay đến năm 2015 được hoàn thiện và hiệu quả hơn.

( Phụ lục: 01 Bảng khảo sát)

1.4. Kết quả dự kiến:

Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, việc triển khai thực hiện đồ án nhằm mong muốn hướng tới những kết quả như sau:


Phân tích được thực trạng, những thành công và hạn chế trong quá trình thực thi CL của LOIPHAT, từ đó đưa ra những khuyến nghị thiết thực, trên những căn cứ khoa học về CLKD để phát triển sức cạnh tranh nhất là trong quá trình hội nhập và cạnh tranh ngành gay gắt ngành như hiện nay. Do vậy, với đồ án này, việc ứng dụng làm sáng tỏ lý thuyết trong điều kiện CL cụ thể của LOIPHAT là cơ hội để tôi có thể nâng cao trình độ về kiến thức của bản thân và là động lực cho những nghiên cứu sau này.

( Phụ lục: 02 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát)

1.5. Bố cục của đồ án:

Bố cục của đồ án này gồm ngoài phần mục lục, phụ lục các bảng biểu, lời cám ơn, phần tóm tắt, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đồ án gồm 7 chương:

Chương 1: Mục đích nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Phân tích CL SXKD của LOIPHAT.

Chương 5: Đánh giá các CL SXKD hiện tại của LOIPHAT. Chương 6: Đề xuất CL phát triển KD của LOIPHAT. Chương 7: Kết luận.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022