Nội dung | Trang | |
Hình 2.10 | So sánh giá trị nhập khẩu vải và kim ngạch xuất khẩu hàng may trong những năm qua | 73 |
Hình 2.11 | Tỷ lệ % của giá trị nhập khẩu vải so với kim ngạch xuất khẩu ngành may trong những năm qua | 73 |
Hình 2.12 | So sánh giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may với kim ngạch xuất khẩu của ngành may | 74 |
Hình 2.13 | Tỷ trọng quá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may so với kim ngạch xuất khẩu ngành may | 75 |
Hình 3.1 | Định hướng giải pháp cho các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam | 118 |
Hình 3.2 | Minh họa hình thức liên kết của các doanh nghiệp dệt may trong cụm công nghiệp dệt may ở Trung Quốc | 153 |
Hình 3.3 | Đề xuất thành phần doanh nghiệp của cụm công nghiệp dệt may ở Việt Nam | 155 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam - 1
- Các Mối Quan Hệ Trong Một Chuỗi Giá Trị Đơn Giản
- Đặc Trưng Của Chuỗi Giá Trị Do Người Mua Và Người Sản Xuất Chi Phối
- Các Đối Tượng Tham Gia Chuỗi Giá Trị May Xuất Khẩu
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC HỘP | ||
TT | Nội dung | Trang |
Hộp 2.1 | Tương lai của ngành dệt may Thái Lan nằm ở công nghệ mới và thân thiện với môi trường | 52 |
Hộp 2.2 | Danh sách một số nhà nhập khẩu sản phẩm của các công ty may xuất khẩu của Việt Nam | 78 |
Hộp 2.3 | Kết quả điều tra một số doanh nghiệp may xuất khẩu của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Ngoại thương | 93 |
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài luận án
Chuỗi giá trị là khái niệm được Micheal Porter khởi xướng vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Theo ông, chuỗi giá trị là một tập hợp những hoạt động để đưa một sản phẩm từ khi còn là ý tưởng đến khi được sản xuất, đưa vào sử dụng và cả dịch vụ sau bán hàng 62. Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và cả dịch vụ sau bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. Những hoạt động này có thể được chia xẻ giữa các doanh nghiệp khác nhau. Khi sự chia xẻ này vượt ra khỏi biên giới của một nước thì chuỗi giá trị toàn cầu được hình thành. Theo cách nhìn nhận này, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ trở thành những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của một sản phẩm hay một ngành nào đó. Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chuỗi giá trị là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, của một ngành, cũng như đánh giá vai trò và phạm vi ảnh hưởng của một quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế của các nước có xu hướng bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế mà hình thức hoạt động chính là mạng lưới dày đặc các công ty mẹ và chi nhánh ở rất nhiều nước khác nhau. Xu hướng toàn cầu hóa có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển bởi xu hướng này dẫn đến việc liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng trở nên chặt chẽ. Thấu hiểu vị trí của một quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu mang lại những thông tin hữu hiệu trong việc đưa ra những chính sách, kế hoạch nhằm tăng sức mạnh mà rõ hơn nữa là tăng lợi nhuận của quốc gia đó trong thị trường và cũng là một yêu cầu quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Đã nhiều năm qua, ngành may là ngành tiên phong trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn. Từ năm 2000 trở lại đây, ngành may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao, bình quân 20%/ năm trong giai đoạn 2000- 2008 và luôn đứng thứ hai trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Năm 2009, ngành vươn lên trở thành ngành dẫn đầu về giá trị xuất khẩu trong cả nước. Thành quả này là nhờ Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, khéo tay, chi phí lao động tương đối thấp, các doanh nghiệp may Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều bạn hàng trên thế giới.
Xu thế tự do hóa thương mại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đang đặt ngành may Việt Nam trước những áp lực và thách thức vô cùng to lớn bởi trong thời gian tới ngành may xuất khẩu Việt Nam vẫn được coi là ngành xuất khẩu chủ lực, mang lại nguồn ngoại tệ về cho Việt Nam và giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Mặc dù trong thời gian qua, ngành may xuất khẩu Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn bộc lộ nhiều yếu tố bất lợi cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ phát triển chưa tương xứng, giá trị nhập khẩu chiếm tới gần 60% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may. Phương thức xuất khẩu của ngành may chủ yếu từ gia công, phần thương mại bán sản phẩm chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn cũng là một trong những điểm bất lợi đó.
Đặt trong bối cảnh hiện tại, khi ngành may được kỳ vọng là một trong những nhóm ngành công nghiệp chủ lực trong hệ thống công nghiệp của Việt Nam, việc phát triển ngành may là một vấn đề quan trọng cần được xem xét. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam” làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình với mong muốn sau khi phân tích chuỗi giá trị của ngành may xuất khẩu của Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng tới những liên kết của các doanh nghiệp, tác giả có thể đưa ra những góp ý cho việc tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp may vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may nhằm tăng thêm giá trị thu được cho các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu, hệ thống hóa những lý thuyết có liên quan đến chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành may xuất khẩu của Việt Nam.
- Nhận xét về thực trạng việc tổ chức các quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của ngành may xuất khẩu Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, mà chủ yếu là dựa vào tổ chức lại các quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam.
Kết quả của luận án sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo có ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước về việc đánh giá thực trạng việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và việc tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu hiện nay nhằm hoạch định các chính sách hay soạn thảo các kế hoạch có liên quan đến định hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam. Các kết quả của luận án cũng là một thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp trong ngành may xuất khẩu Việt Nam để nhìn nhận về vị trí của họ trong chuỗi giá trị may toàn cầu.
Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về vấn đề chuỗi giá trị của ngành may xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi một nghiên cứu lại tiếp cận vấn đề này ở khía cạnh, phạm vi và đối tượng khác nhau. Phần dưới đây là tổng kết những nghiên cứu đó.
- “Những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả ngành may Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Thu Phương, NXB Khoa học Kỹ thuật năm 2000. Tác phẩm này đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả phát triển của ngành may Việt Nam. Dựa trên những phân tích về môi trường và những bài học kinh nghiệm đối với ngành may ở Việt Nam, tác giả đưa ra những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của ngành may 16.
- “Phương huớng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt –may trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ của Dương Đình Giám năm 2001. Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá thực trạng sự phát triển của ngành dệt may của Việt Nam, tìm ra những kết quả tốt đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển ngành dệt may của Việt Nam 10.
- “Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” của nhóm tác giả trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Nhật Bản (JICA) và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), 2004. Trong bài viết về ngành dệt may có tên là “Ngành Dệt May Việt Nam: Giá trị gia tăng và chiến lược phát triển”, nhóm tác giả đã phân tích các phương thức xuất khẩu của ngành dệt may ở Việt Nam bao gồm phương thức gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp. Căn cứ vào những phân tích đó, nhóm tác giả đề xuất chính sách phát triển công nghiệp dệt may 7.
- Trong khuôn khổ Dự án Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam- Đan Mạch có tên “Nâng cao năng lực nghiên cứu trong kinh doanh quốc tế và quốc tế hóa các doanh nghiệp Việt Nam” do Bộ Ngoại giao Đan Mạch tài trợ, nhóm nghiên cứu ngành dệt may bao gồm Phạm Thu Hương và các cộng sự đã tập trung vào vấn đề “Chiến lược và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau khi dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may- một cách tiếp cận trong chuỗi giá trị toàn cầu”. Dựa trên điều tra được tiến hành ở Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2006, tập trung vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, bài nghiên cứu nhận định các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã tham gia như thế nào vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuyển từ xuất khẩu theo phương thức gia công (CMT) sang phương thức xuất khẩu trực tiếp (FOB). Mặc dù nghiên cứu có phân tích chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may nhưng báo cáo này là chưa lượng hóa được giá trị tạo ra ở mỗi công đoạn của chuỗi giá trị đó 15.
- “Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain – GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” của nhóm tác giả Trường Đại học Ngoại thương năm 2008. Đây có thể nói là một công trình nghiên cứu tương đối hoàn thiện về chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam cho đến nay. Tuy nhiên, giống như những nghiên cứu trên, báo cáo này chưa lượng hóa phần đóng góp của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu 23.
- “Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam” của
nhóm tác giả Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Bài viết được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Đà Nẵng số 2 (37) 2010. Bài viết tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu nhằm giải thích sự chuyển đổi trong hệ thống sản xuất và thương mại của ngành dệt may trên thế giới. Thông qua phân tích thực trạng, bài viết đề xuất chính sách nhằm hỗ trợ nâng cấp quá trình, sản phẩm và chức năng cho mô hình sản xuất thiết bị gốc, thay vì nhắm đến bước nhảy đột phá từ sản xuất gia công sang hệ thống sản xuất định hướng xuất khẩu với thương hiệu quả nhà sản xuất 40.
Trên thế giới, có một số nghiên cứu tập trung vào chuỗi giá trị của ngành dệt may của khu vực, các nước, trong đó có cả Việt Nam như sau.
- “Vietnam’s Garment Industry: Moving up the Value Chain” do nhóm tác giả Hassan Oteifa, Dietmar Stiel, Roger Fielding, Peter Davies, đại diện của Đại học Bách Khoa Hà Nội, đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoàn thành vào năm 1999 và được soát xét lại vào năm 2000. Đây là một công trình nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của một dự án thuộc khuôn khổ nghiên cứu về Việt Nam của MPDF. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu những khó khăn có liên quan đến hoạt động tác nghiệp và marketing của những doanh nghiệp may tư nhân ở Việt Nam, từ đó đề xuất những hỗ trợ của MPDF dành cho những doanh nghiệp này [57].
- “The global apparel chain: What prospects for upgrading by developing countries” được tổ chức UNIDO công bố vào năm 2003 do hai tác giả Appelbaum and Gereffi hoàn thành. Bài viết sử dụng lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu để giải thích sự chuyển đổi về sản xuất, thương mại, và chiến lược công ty của ngành may trong nhiều thập kỷ qua. Nghiên cứu tập trung vào phân biệt các mô hình cạnh tranh trong khu vực phía bắc của thị trường Mỹ cụ thể là Đông Á, Mexican, và Carribean. Mỗi mô hình đưa ra những quan điểm và những thách thức khác nhau 48.
- “Vietnam in the global garment and textile value chain: implications for firms and workers” của Khalid Nadvi và John Thoburn năm 2003. Đây là kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ Chương trình Toàn cầu hóa và Nghèo đói. Trong môi trường toàn cầu hóa với nhiều thay đổi ngày nay có rất nhiều thách thức đối
với ngành dệt và ngành may. Những thách thức đó có những tác động nhất định đối với những nhà sản xuất và công nhân ở những nước đang phát triển, tạo ra những người thành công và những kẻ thất bại. Cho rằng một trong những quốc gia thành công điển hình là Việt Nam, nhóm tác giả sử dụng mô hình chuỗi giá trị toàn cầu để phân tích trường hợp Việt Nam mà cụ thể là những mối quan hệ của Việt Nam đối với người mua toàn cầu và mối quan hệ giữa những doanh nghiệp dệt và doanh nghiệp may với nhau 60 với mục tiêu là đánh giá quá trình toàn cầu hóa ảnh hưởng như thế nào đến những doanh nghiệp dệt may của Việt Nam.
- “How do industry clusters success: a case study in China’s textiles and apparel industries của Zhiming Zhang, Chester and Ning Cao” đăng trên tạp chí Quản lý và Công nghệ dệt may của Trung Quốc, số 4, năm 2004. Bài viết tập trung vào sự thành công của những cụm công nghiệp ở Trung Quốc trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế và lấy ngành dệt may làm tình huống nghiên cứu. Từ những phân tích về cụm công nghiệp dệt may Wujiang ở tỉnh Jiangsu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những yếu tố chi phối sự thành công của cụm công nghiệp cũng như sức cạnh tranh của ngành được cho là trụ cột của nền kinh tế nước này 71.
- Bài viết “Garment industry supply chain” của tác giả Celia Mather xuất bản vào năm 2004 qua Nhà xuất bản Trường Đại học Manchester Motropolitan, Anh. Bài viết tập trung vào việc mô tả chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành may với tình huống nghiên cứu là công ty GAP. Bài viết được hoàn thành bởi nhiều nhóm nghiên cứu từ nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Bangladesh, Thái Lan, Pakistan, Phillipin, Srilanka, tập trung đề xuất cách thức các công ty may có thể phân tích chuỗi cung ứng của mình, tăng cường hợp tác giữa những công nhân chính thức và phi chính thức, và hợp tác dọc theo chuỗi cung ứng. Cuối cùng, nghiên cứu tập trung vào việc giúp đỡ những công nhân của công ty tìm cách cải thiện vị trí của họ trong quá trình sản xuất 49.
- Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị/ chuỗi giá trị toàn cầu của ngành may ở nhiều nước trên thế giới hoặc những khía cạnh có liên quan đến ngành may và chuỗi giá trị của ngành may 50, 52, [54], [55], và [59]. Tuy