Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính - 4

BIOS: Thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi bo mạch chủ, chúng chứa thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết hàn dán trực tiếp vào bo mạch chủ hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời.

Các linh kiện, thiết bị khác: Hầu hết còn lại là linh kiện điện tử (giống như các linh kiện điện tử trong các bo mạch điện tử thông thường).

CPU(Central Processing Unit): CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra. Các thành phần chính của CPU:

- Khối điều khiển (CU - Control Unit) Là thành phần của CPU có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống.Phần này là phần cốt lòi của một bộ xử lý được cấu tạo từ các mạch logic so sánh với các linh kiện bán dẫn như transistor tạo thành.

- Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit) Chức năng thực hiện các phép toán số học và logic sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.


- Các thanh ghi (Registers) Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC - Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo.

- Opcode: Phần bộ nhớ chứa mã máy của cpu(không bắt buộc) để có thể thực thi các lệnh trong file thực thi.

- Phần điều khiển: Thực hiện việc điều khiển các khối và điều khiển tần số xung nhịp. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung

nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (MHz). Phần này là không cần thiết cho một cpu nhưng hầu hết có trong kiến trúc cisc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Bộ nhớ trong(RAM & ROM): Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy.

Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory):

- Tốc độ truy xuất nhanh;

- Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay;

- Bao gồm Cache L1 và Cache L2, Cache L3 (L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU;

Bộ nhớ chính (main memory);

- Bộ nhớ RAM (Random access memory), hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện;

- Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS.

Card màn hình: Card màn hình (graphics card), card đồ họa hay thiết bị đồ họa đều là tên gọi chung của thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Bo mạch đồ họa thường được kết nối với màn hình máy tính giúp người sử dụng máy tính có thể giao tiếp với máy tính. Mọi máy tính cá nhân, máy tính xách tay đều phải có bo mạch đồ họa.

Card âm thanh: Bo mạch âm thanh (Tiếng Anh: sound card) trong máy tính là một bo mạch mở rộng các chức năng về âm thanh (và một số chức năng khác về giải trí, kết nối...) trên máy tính, thông qua các phần mềm nó cho phép ghi lại âm thanh (đầu vào) hoặc trích xuất âm thanh (đầu ra) thông qua các thiết bị chuyên dụng khác.

Mọi hoạt động của bo mạch âm thanh phải được điều khiển bằng phần mềm hoặc trình điều khiển (driver) trên máy tính. Các hoạt động của bo mạch âm thanh có thể là:

Trích xuất các tín hiệu âm thanh dạng tín hiệu tương tự (analog) hoặc tín hiệu số (digital) tới các loa để phát ra âm thanh mà con người nghe được.

Ghi lại về âm thanh để lưu trữ (hoặc phục vụ xử lý) âm thanh trong: tiếng nói, âm thanh tự nhiên, âm nhạc, phim...thông qua các ngò đầu vào. Xử lý và phát lại âm thanh từ các thiết bị khác: Phát âm thanh trực tiếp từ các ổ đĩa quang, thiết bị phát MIDI. Kết nối với các bộ điều khiển game (joytick). Là thiết bị kết nối trung gian: (Cổng IEEE- 1394).

Ổ cứng (Hard Disk Drive – HDD, Solid State Drive - SSD): Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.

Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng. Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.


Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong ổ ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các "đĩa cứng" như với cách hiểu như đối với ổ đĩa mềm hoặc ổ đĩa quang.

2.II.4.2 Thiết bị ngoại vi

Màn hình(Monitor): Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.

Đối với các máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay màn hình là một bộ phận gắn chung không thể tách rời. Đặc biệt: màn hình có thể dùng chung (hoặc không sử dụng) đối với một số hệ máy chủ.

Bàn phím(Keyboard): Bàn phím là một thiết bị ngoại vi được mô hình một phần theo bàn phím máy đánh chữ.

Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút, hay phím. Một bàn phím thông thường có các ký tự được khắc hoặc in trên phím; với đa số bàn phím, mỗi lần nhấn một phím tương ứng với một ký hiệu được tạo ra. Tuy nhiên, để tạo ra một số ký tự cần phải nhấn và giữ vài phím cùng lúc hoặc liên tục; các phím khác không tạo ra bất kỳ ký hiệu nào, thay vào đó tác động đến hành vi của máy tính hoặc của chính bàn phím.

Chuột(Mouse) Chuột máy tính là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển và làm việc với máy tính.

Để sử dụng chuột máy tính nhất thiết phải sử dụng màn hình máy tính để quan sát toạ độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình.

Quạt & Hệ thống làm mát: Tản nhiệt máy tính, giải nhiệt trong máy tính hay làm mát trong máy tính (tiếng Anh: Computer cooling) là các tên gọi khác nhau để nói đến sự làm giảm nhiệt độ sinh ra trong quá trình làm việc của các thiết bị trong máy tính.

"Tản nhiệt" cho các thiết bị là hành động luôn được coi trọng từ các nhà sản xuất phần cứng máy tính, chúng luôn được thử nghiệm kỹ lưỡng để hệ thống có thể làm việc bình thường và phù hợp với môi trường khí hậu tại các thị trường mà sản phẩm đó được bán ra.


Tổng quan về StarUML

UML là ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modeling Language - UML) và là ngôn ngữ để: trực quan hóa (visualizing), đặc tả (specifying), xây dựng (constructing), và tài liệu hóa (documenting). UML là ngôn ngữ trực quan giúp công việc phát triển được xử lý nhất quán, giảm thiểu lỗi xảy ra, giúp dễ hình dung hơn cấu trúc của hệ thống, hiệu quả hơn trong việc liên lạc, trao đổi trong tổ chức và bên ngoài tổ chức.

Các mô hình UML có thể kết nối trực tiếp với rất nhiều ngôn ngữ lập trình như:

Ánh xạ sang Java, C++, Visual Basic…

Các bảng trong RDBMS hoặc kho lưu trữ trong OODBMS.

Cho phép các kỹ nghệ xuôi (chuyển UML thành mã.nguồn).

Cho phép kỹ nghệ ngược (xây dựng mô hình hệ thống từ mã nguồn).


Hình 2-11: Các mô hình trong StarUML

Tổng quan về ADO NET Entity ADO NET Entity là một nền tảng được sử dụng để 2

Tổng quan về ADO.NET Entity

ADO.NET Entity là một nền tảng được sử dụng để làm việc với cơ sở dữ liệu thông qua cơ chế ánh xạ Object/Relational Mapping (ORM). Nhờ đó, lập trình viên

.NET có thể truy vấn, thao tác với database một cách gián tiếp thông qua các đối tượng lập trình.

Hình 2 12 Cấu trúc ADO NET Enity Framework ADO NET Entity có 3 thành phần Code là mã 4

Hình 2-12: Cấu trúc ADO.NET Enity Framework


ADO.NET Entity có 3 thành phần:

- Code: là mã lệnh tạo thành phần các lớp đối tượng dữ liệu cho phép thao tác dữ liệu.

- Model: là sơ đồ gồm các hộp mô tả các thực thể và các đường kết nối mô tả các quan hệ.

- Database: là cơ sở dữ liệu (có thể là SQL Server, Compact SQL Server, Local database, MySQL, Oracle, …).

Có 3 cách sử dụng trong Entity Framework: Code First, Models First hoặc Database



First Hình 2 13 Các cách sử dụng Enity Framework Tổng quan về SQL Server Là một 5

First.

Hình 2-13: Các cách sử dụng Enity Framework


Tổng quan về SQL Server Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu do Microsoft phát 7

Tổng quan về SQL Server


Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu do Microsoft phát triển. SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ

mạng máy tính hoạt động theo mô hình khách chủ cho phép đồng thời cùng lúc có nhiều người dùng truy xuất đến dữ liệu, quản lý việc truy nhập hợp lệ và các quyền hạn của từng người dùng trên mạng và là một máy chủ cơ sở dữ liệu , nó là một sản phẩm phần mềm có chức năng chính lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo yêu cầu của các ứng dụng phần mềm khác - có thể chạy trên cùng một máy tính hoặc trên một máy tính khác qua mạng (kể cả Internet).

Tổng quan về Visual Studio

Microsoft Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp IDE từ Microsoft 9

Microsoft Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) từ

Microsoft. Nó được sử dụng để phát triển chương trình máy tính cho Microsoft Windows, cũng như các trang web, các ứng dụng web và các dịch vụ web. Visual Studio sử dụng nền tảng phát triển phần mềm của Microsoft như Windows API, Windows Forms, Windows Presentation Foundation, Windows Store và Microsoft Silverlight. Nó có thể sản xuất cả hai ngôn ngữ máy và mã số quản lý.

Visual Studio bao gồm một trình soạn thảo mã hỗ trợ IntelliSense cũng như cải tiến mã nguồn. Trình gỡ lỗi tích hợp hoạt động cả về trình gỡ lỗi mức độ mã nguồn và gỡ lỗi mức độ máy. Công cụ tích hợp khác bao gồm một mẫu thiết kế các hình thức xây dựng giao diện ứng dụng, thiết kế web, thiết kế lớp và thiết kế giản đồ cơ sở dữ liệu. Nó chấp nhận các plug-in nâng cao các chức năng ở hầu hết các cấp bao gồm thêm hỗ trợ cho các hệ thống quản lý phiên bản (như Subversion) và bổ sung thêm bộ công cụ mới như biên tập và thiết kế trực quan cho các miền ngôn ngữ cụ thể hoặc bộ công cụ dành cho các khía cạnh khác trong quy trình phát triển phần mềm.

Visual Studio hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và cho phép trình biên tập mã và gỡ lỗi để hỗ trợ (mức độ khác nhau) hầu như mọi ngôn ngữ lập trình. Các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022