Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính - 2

DANH SÁCH HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2-1: Cấu trúc máy tính 8

Hình 2-2: Bàn phím 9

Hình 2-3: Chuột 9

Hình 2-4: CPU 9

Hình 2-5: MAINBOARD 9

Hình 2-6: HDD 10

Hình 2-7: SSD 10

Hình 2-8: RAM 10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Hình 2-9: Máy chiếu 10

Hình 2-10: Màn hình 10

Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính - 2

Hình 2-11: Các mô hình trong StarUML 17

Hình 2-12: Cấu trúc ADO.NET Enity Framework 19

Hình 2-13: Các cách sử dụng Enity Framework 20

Hình 3-1: Sơ đồ Usecase tổng quát 26

Hình 3-2: Sơ đồ Usecase Quản lý Nhập Hàng 27

Hình 3-3: Sơ đồ Usecase Quản lý Lắp đặt 28

Hình 3-4: Sơ đồ lớp 37

Hình 3-5: Biểu đồ tuần tự “Nhập hàng” 41

Hình 3-6: Biểu đồ tuần tự “Xây dựng máy tính” 42

Hình 3-7: Biểu đồ phân rã chức năng “Quản lý Nhập hàng” 43

Hình 3-8: Biểu đồ phân rã chức năng “Quản lý lắp đặt – Công thức lắp đặt” 43

Hình 3-9: Biểu đồ phân rã chức năng “Xây dựng máy tính” 44

Hình 3-10: Biểu đồ quan hệ 45

Hình 4-1: Giao diện đăng nhập 46

Hình 4-2: Giao diện chính 47

Hình 4-3: Khu vực đổi mật khẩu 48

Hình 4-4: Khu vực Tìm kiếm sản phẩm 49

Hình 4-5: Giao diện Thông tin chi tiết sản phẩm 50

Hình 4-6: Giao diện thông tin về phần mềm 50

Hình 4-7: Giao diện Quản lý nhập hàng 51

Hình 4-8: Giao diện Quản lý lắp đặt 52

Hình 4-9: Giao diện Xây dựng máy tính – Thông tin khách hàng 52

Hình 4-10: Giao diện Xây dựng máy tính – Lắp đặt 52

Hình 4-11: Giao diện Xây dựng máy tính – Chọn sản phẩm theo công thức 53

Hình 4-12: Giao diện Quản lý thiết bị 53

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3-1: Thông số các bảng dữ liệu 23

Bảng 3-2: Danh sách các Actor 24

Bảng 3-3: Mô tả các Usecase 25

Bảng 3-4: Lớp Thiết bị 34

Bảng 3-5: Lớp Sản Phẩm 34

Bảng 3-6: Lớp Nước Sản Xuất 35

Bảng 3-7: Lớp Loại thiết bị 35

Bảng 3-8: Lớp Lắp đặt 35

Bảng 3-9: Lớp Khách hàng lắp đặt 35

Bảng 3-10: Lớp Khách hàng 35

Bảng 3-11: Lớp Hãng sản xuất 35

Bảng 3-12: Lớp Chi tiết thiết bị 36

Bảng 3-13: Lớp Chi tiết lắp đặt 36

Bảng 3-14: Lớp Chi tiết khách hàng lắp đặt 36

Bảng 3-15: Bảng tblThietBi 38

Bảng 3-16: Bảng tblSanPham 38

Bảng 3-17: Bảng tblNuocSanXuat 38

Bảng 3-18: Bảng tblLoaiThietBi 38

Bảng 3-19: Bảng tblLapDat 38

Bảng 3-20: Bảng tblKhachHangLapDat 39

Bảng 3-21: Bảng tblKhachHang 39

Bảng 3-22: Bảng tblHangSX 39

Bảng 3-23: Bảng tblChiTietThietBi 39

Bảng 3-24: Bảng tblChiTietLapDat 39

Bảng 3-25: Bảng tblChiTietKhachHangLapDat 40

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu xây dựng Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính nhằm giúp mọi cá nhân có thêm cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ và có thêm kiến thức về lắp đặt máy tính, bên cạnh đó góp phần giúp cho các cá nhân biết được cách chọn lựa thiết bị phù hợp để ráp thành 1 thùng máy tính hoàn chỉnh. Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi phục vụ cho cá nhân và các cửa hàng tin học. Hệ thống cung cấp đầy đủ các chức năng cơ bản của một phần mềm quản lý, hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm cho người sử dụng, phần mềm giúp cho các công ty tin học có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý các thiết bị, linh kiện và có công thức lắp đặt chính xác. Bên cạnh đó góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong việc lắp ráp máy tính của các cửa hàng dựa theo công thức của riêng từng của hàng.

ABSTRACT

The topic of research Construction simulation software, and computer assembly aims to help every individual has more opportunity to research, understand the technology and have more knowledge about the installation of your computer, besides helping individuals know how to select appropriate equipment to assemble a complete computer. Research thesis in malformed caters to individuals and the information store. The system provides a full range of basic functions of a management software, product search support for users, the software helps companies can more flexibility in the management of the equipment, components and installation formula exactly. Besides contributing to enhancing competitiveness in the Assembly of computer stores based on the formula of each of the rows.

Từ khóa:

1. Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính.

2. Xây dựng máy tính

3. Giải pháp cần thiết

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghệ thông tin là một thuật ngữ rộng bao quát những phương pháp, phương tiện, kĩ thuật máy tính, viễn thông, kĩ thuật lập trình… để khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và đa dạng để phục vụ lợi ích cho con người.

Công nghệ thông tin ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển không ngừng của nước ta. Nó nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã hội.

Ngày nay, Công nghệ thông tin đang dần được phổ cập rộng rãi và phát triển trong hầu hết các ngành nghề và cả trong môi trường đào tạo.

Như chúng ta đã biết, để một máy tính có thể hoạt động hiệu quả cho từng nhu cầu thì cần phải lắp ráp các linh kiện phần cứng và cài đặt phần mềm phù hợp. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc này, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính” với mong muốn đóng góp một phần kiến thức mà mình bản thân có được về linh kiện máy tính nhằm giúp các bạn mới bắt đầu làm quen với lắp ráp máy tính và có thêm kiến thức về cấu hình máy theo từng mức độ.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm trở lại đây, máy tính ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kỹ thuật và cuộc sống hàng ngày. Sự phát triển nhanh chóng của cả công nghệ phần cứng lẫn phần mềm đã tạo nên các thế hệ máy mới cho phép thu thập và xử lý dữ liệu ngày càng nhanh mạnh hơn. Nhờ có máy vi tính mà năng suất lao động của con người được tăng lên đáng kể, chúng có thể thay thế con người hoàn thành công việc một cách nhanh chóng mà có khi con người phải mất một thời gian rất lâu để hoàn thành nó. Máy tính có ích với con người như vậy có khi nào người sử dụng tự hỏi: Máy tính có cấu trúc như thế nào? Máy tính được lắp ráp ra sao? Nếu chúng ta ra cửa hàng tin học lắp ráp thì sẽ như thế nào?

Hiện nay, vấn đề lắp ráp máy tính cho các cá nhân, tổ chức được thực hiện chủ yếu bằng thủ công tại các công ty tin học còn nhiều bất cập như: không kiểm soát được tiền bạc, các linh kiện lắp ráp có thể bị thừa tính năng, … Đối với các cá nhân hay gia đình nếu muốn lắp ráp thì phải nhờ đến sự tư vấn của nhân viên tại cửa hàng tin học hoặc phải tự tìm tòi các linh kiện để có thể mua và lắp ráp.

Khi tự ráp máy vi tính PC, bạn sẽ được lợi nhiều hơn là mua máy ráp sẵn. Nhưng nó cũng đòi hỏi bạn nhiều thứ trong đó quan trọng nhất là lòng ham mê tìm hiểu vì nếu thiếu cá tính này bạn sẽ mau bỏ cuộc khi gặp trục trặc (là chuyện thường xảy ra). Thông qua “Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính” có mục đích khuyến khích các bạn trẻ tự ráp máy hay tự nâng cấp máy bởi vì chỉ có qua việc làm nay các bạn mới học hỏi được nhiều về cấu trúc máy, cách hoạt động cũng như cách xử lý khi có hư hỏng.

Đứng trước những vấn đề như vậy em đã xây dựng “Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính” lắp ráp cài đặt máy tính để có thể giải đáp thắc mắc của chính bản thân mình cũng như với nhiều người.

Đề tài “Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính”. Giúp mọi cá nhân có thêm cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ và có thêm kiến thức về lắp đặt máy tính.

Phần mềm giúp cho các cá nhân biết được cách chọn lựa thiết bị phù hợp để ráp thành 1 thùng máy tính hoàn chỉnh với những thông số kỹ thuật chính xác để máy tính chạy hết công suất và chạy ổn định hơn, giúp cho người quản lý có thể quản lý, thêm mới và cập nhật các thiết bị trên hệ thống một cách dễ dàng. Ngoài ra chương trình còn giúp cho kỹ thuật viên chọn lựa chính xác thiết bị còn thiếu khi sửa chữa máy mà không cần phải đi tìm từng thiết bị.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Nhiều thế hệ trôi qua con người đã thực hiện các phép toán với các con số chủ yếu bằng tay hay bằng các công cụtính thô sơ (bảng tính, thước tính ...).

- Năm 1943, John Mauchley và các học trò của ông đã chế tạo ra chiếc máy tính điện tử đầu tiên ở Mĩ - chiếc máy tính được đặt tên là ENIAC (Electronic Numerial Itergrator And Calculator). Nó gồm 18.000 đèn điện tử, 1500 rơ le, nặng 30 tấn, tiêu thụ công suất điện 140KW.Chiếc máy này mục đích phục vụ quân đội trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 nhưng đến năm 1946 nó mới hoàn thành. Cho đến ngày nay máy tính đã có những sự phát triển vượt bậc, ứng dụng trong hầu hết các hoạt động của xã hội với rất nhiều chủng loại thế hệ tuỳ theo công việc. Tuy nhiên kể từ đó đến nay có thể phân máy tính ra thành các thế hệ sau:

Thế hệ 1:

- Về kỹ thuật: linh kiện dùng đèn điện tử, độ tin cậy thấp, tổn hao năng lượng.

Tốc độ tính toán từ vài nghìn đến vài trăm nghìn phép tính/giây.

-Về phần mềm: chủ yếu dùng ngôn ngữ máy để lập trình.

-Về ứng dụng: mục đích nghiên cứu khoa học kỹthuât.

Thế hệ 2:

-Về kỹ thuật: linh kiện bán dẫn chủ yếu là transistor. Bộ nhớ có dung lượng khá

lớn.

- Về phần mềm: đã bắt đầu sử dụng một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: Fortran,

Algol, Cobol, ...

-Về ứng dụng: tham gia giải các bài toán kinh tế xã hội.

Thế hệ 3:

- Về kỹ thuật: linh kiện chủ yếu sử dụng các mạch tích hợp (IC), các thiết bị ngoại vi được cải tiến, đĩa từ được sử dụng rộng rãi. Tốc độ tính toán đạt vài triệu phép toán trên giây; dung lượng bộ nhớ đạt vài MB (Megabytes).

- Về phần mềm: Xuất hiện nhiều hệ điều hành khác nhau. Xử lí song song. Phần mềm đa dạng, chất lượng cao, cho phép khai thác máy tính theo nhiều chế độ khác nhau.

-Về ứng dụng: tham gia trong nhiều lĩnh vực của xã hội.

Thế hệ thứ 4:

- Về kỹ thuật: Xử dụng mạch tích hợp cỡ lớn VLSI (Very large scale integration), thiết kế các cấu trúc đa xử lí. Tốc độ đạt tới hàng chục triệu phép tính

/giây. Ở đây chúng ta chủ yếu nói về cấu trúc máy vi tính tương thích IBM nên lịch sử của chiếc máy PC gắn liền với sự phát triển của IBM-PC chiếc máy tính cá nhân đã phát triển cùng với sự phát triển của các bộ vi xử lý. Máy IBM_PC coi như được khởi đầu từ một công trình của phòng thí nghiệm tại Atlanta của IBM.

+ Từ năm 1979-1980 IBM hoàn thành chiếc máy Datamaster. Máy này dùng vi xử lý 16 bit của Intel

+ Năm 1980 kế hoạch sản xuất máy PC bắt đầu được thực hiện. Chiếc máy IBM_PC đầu tiên dùng một bộ vi xử lý 8 bits của Intel, bộ VXL 8085.

+ Năm 1981-1982 IBM sản xuất máy tính PC sử dụng bộ vi xử lý 8086,8088. Ở

năm

1984 máy tính xử dụng chíp 80286.

+ Năm 1987 máy tính xử dụng bộ VXL 32bits 80386.

+ Năm 1990 bộ VXL 80486 ra đời với nhiều tính năng hơn.

+ Năm 1993 Bộ VXL Pentium ra đời mở ra một thế hệ vi tính cá nhân mới với 64 bits dữ liệu, 32 bit địa chỉ.

+ 1995-1999 các thế hệ VXL mới như MMX, Pentium II, III với khả năng biểu

diễn

không gian 3 chiều, nhận dạng tiếng nói...

+ Từ năm 2000 cùng với Merced một thế hệ VXL 64 bit với cấu trúc hoàn toàn mới ra đời đã tạo ra một thếhệ máy vi tính mới.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí