Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN HOÀNG ANH


NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN HOÀNG ANH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


NỘI QUY LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam - 1


Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thúy Lâm


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Hoàng Anh

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG 7

1. 1. Khái niệm nội quy lao động 7

1.1.1. Định nghĩa 7

1.1.2. Đặc điểm 11

1.2. Vai trò của nội quy lao động 16

1.2.1. Đối với Nhà nước 16

1.2.2. Đối với người sử dụng lao động 17

1.2.3. Đối với người lao động 20

1.3. Điều chỉnh pháp luật về nội quy lao động 22

1.3.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về nội quy lao động 22

1.3.2. Nội dung pháp luật về nội quy lao động 26

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG 36

2.1. Chủ thể và phạm vi ban hành nội quy lao động 37

2.2. Nội dung nội quy lao động 40

2.3. Thủ tục ban hành nội quy lao động 54

2.4. Hiệu lực của nội quy lao động 61

Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ NỘI QUY LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 64

3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về nội quy lao động 64

3.1.1. Những kết quả đạt được 64

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 70

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả pháp luật về nội quy lao động ở Việt Nam 82

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động 82

3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nội quy lao động 91

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý lao động là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Để thực hiện quyền quản lý lao động của mình, người sử dụng lao động có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, việc thiết lập và duy trì kỷ luật lao động thông qua nội quy lao động là một trong những biện pháp quản lý quan trọng và hữu hiệu nhất.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi xã hội càng phát triển, trình độ phân công lao động ngày càng cao thì việc thiết lập và duy trì nội quy lao động trong đơn vị thường xuyên là một trong những điều kiện tất yếu để phát triển sản xuất và kinh doanh. Nội quy lao động hiện diện trong doanh nghiệp mọi nơi, mọi lúc và giúp người lao động trong doanh nghiệp hình thành chung một cách ứng xử có trật tự, thống nhất và bình đẳng. Nội quy lao động là sự cụ thể hóa pháp luật lao động tại doanh nghiệp dựa trên đặc trưng của từng doanh nghiệp, là cơ sở để thực hiện việc quản lý lao động và xử lý kỷ luật lao động; phân định rõ ràng, cụ thể quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động; góp phần hạn chế các tranh chấp lao động, từ đó góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quan hệ lao động. Vì vậy, nội quy lao động là một nội dung không thể thiếu của pháp luật lao động nói chung và pháp luật lao động Việt Nam nói riêng. Đặc biệt Bộ luật lao động năm 2012 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định mới về nội quy lao động, khẳng định vai trò của nội quy lao động trong việc thiết lập, duy trì và xử lý kỷ luật lao động. Tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, nếu nội quy lao động được xây dựng một cách phù hợp và thiết thực thì nó sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là căn cứ để quản lý lao động. Như vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống về nội quy lao động của doanh nghiệp là hoàn toàn cần thiết,

góp phần giải quyết những vấn đề trên, nhằm mục đích để cho nội quy lao động phát huy được hết vai trò của mình trong thực tiễn hoạt động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đó là lý do em chọn thực hiện đề tài: “Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nội quy lao động là một nội dung đã được đề cập đến trong các giáo trình, luận văn, luận án, bài viết đăng trên tạp chí,…

Nội quy lao động đã được đề cập đến trong các giáo trình thuộc nhóm quản trị nhân lực như: Giáo trình Quản trị nhân lực của Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010; Giáo trình Quản trị nhân lực của trường Đại học Thương mại năm 2008;… Trong các giáo trình này, nội quy lao động được đề cập tới dưới góc độ là một trong những biện pháp quản lý con người của những người sử dụng lao động, và được giới thiệu thông qua nội dung về xử lý kỷ luật lao động. Nhóm giáo trình luật lao động cũng có những nội dung khá rõ nét liên quan đến nội quy lao động, bao gồm: Giáo trình Luật lao động Việt Nam (Tái bản lần thứ 5) của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012; Giáo trình Luật lao động của Trường Đại học Lao động – Xã hội năm 2009; Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1999;… Các giáo trình luật lao động này đã đề cập tới nội quy lao động là một trong những nội dung của chương xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Một số giáo trình đã đưa ra định nghĩa của nội quy lao động như Giáo trình Luật lao động của Trường Đại học Lao động – Xã hội.

Một số sách tham khảo cũng đã đề cập đến nội quy lao động, nhưng cũng chỉ đề cập thông qua các quy định về xử lý kỷ luật lao động. Các sách tham khảo có đề cập đến nội quy lao động bao gồm: “Đề cương giới thiệu Bộ luật lao động năm 2012” (2012) của Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam; “Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài” (2010) của Bộ lao động Thương binh và xã hội và Vụ pháp chế; “Tìm hiểu Bộ luật lao động Việt Nam” (2002) của Phạm Công Bảy, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi;…

Các đề tài, luận văn, luận án đã công bố nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội quy lao động bao gồm: “Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” (2005) của Trần Thị Thúy Lâm; “Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam” (2014) của Đỗ Thị Dung; “Pháp luật lao động Việt Nam về nội quy lao động – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” (2010) của Đặng Thị Oanh;… Trong đó, luận văn của Đặng Thị Oanh đã trực tiếp đề cập đến nội quy lao động.

Một số bài viết đăng trên tạp chí chủ yếu mang tính nghiên cứu trao đổi các vấn đề liên quan đến xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật lao động cũ, bao gồm: “Một số vấn đề về kỷ luật lao động trong Bộ luật lao động” của ThS Nguyễn Hữu Chí đăng trên tạp chí Luật học số 2 năm 1998; “Thực trạng pháp luật về kỷ luật sa thải và một số kiến nghị” của ThS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6 năm 2006; “Khái niệm và bản chất pháp lý của kỷ luật lao động” của ThS Trần Thị Thúy Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2006;…

Nhìn chung, nội quy lao động là một vấn đề quan trọng và đã được gián tiếp hoặc trực tiếp đề cập đến trong các giáo trình, sách tham khảo, luận án, luận văn, bài viết trên tạp chí,… Tuy nhiên, các tài liệu này chủ yếu chỉ đề cập đến nội quy lao động thông qua các quy định về xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất trong Bộ luật lao động 1995. Khi Bộ luật lao động 2012 ra đời đã có những sửa đổi, bổ sung thể hiện rõ vị trí, vai trò của nội quy lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu nội quy lao động một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2023