Tác Động Của Nợ Xấu Đến Tăng Trưởng Tín Dụng



CONS

-0,6528***

(0,2772)

-0,6840**

(0,3112)

Số quan sát

323

323

Số ngân hàng

34

34

Số công cụ

25

27

Pro>chi2

0,000

0,000

Hansen test

0,399

0,527

AR(1)

0,008

0,036

AR(2)

0,471

0,510

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam - 32

***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%. Trong dấu ngoặc thể hiện sai số chuẩn. Nguồn: Trích xuất từ Stata 11.0


4.4.3. Tác động của nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng


Kết quả ước lượng của nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng trong bảng 4.7 là ngược chiều và có ý nghĩa 1%, đúng với giả thuyết của luận án là nợ xấu tăng sẽ làm tăng trưởng tín dụng giảm.

Tóm lại, nghiên cứu lần đầu tiên kiểm định mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam. Mối quan hệ ngược chiều này cho thấy việc kiểm soát chi phí kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu phát hiện các nhân tố khác như vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong khi đó, nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, dư nợ trên vốn huy động và tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá bất động sản tác động cùng chiều đến nợ xấu. Bên cạnh đó, trong số các yếu tố tác động đến hiệu quả, cấu trúc vốn và tăng trưởng tín dụng, nợ xấu là nhân tố cực kỳ quan trọng tác động đến khả năng sinh lời ROA và hiệu quả chi phí CE, vốn ETA cũng như tăng trưởng tín dụng theo hướng tiêu cực với mức ý nghĩa là 1%.


Bảng 4.7. Ước lượng GMM tác động của nợ xấu đến TTTD


Biến phụ thuộc LGR

Mô hình 1

Mô hình 2


L.LGR

0,1829***

(0,0267)

0,1654***

(0,0018)

Yếu tố đặc thù


NPL

-0,2116***

(0,1143)

-0,2383***

(0,1129)


ROA

0,0490***

(0,1080)

0,0515***

(0,1301)


CE

0,0012***

(0,0235)

0,0013***

(0,0284)


ETA

0,5244***

(0,1506)

0,0533***

(0,1755)


TA

-0,2616***

(0,7638)

-0,0050***

(0,3612)


LDR

0,0253*

(0,1353)

0,004***

(0,1264)


OWN1


-0,1241**

(0,1730)


OWN2


0,1433*

(0,3352)


OWN3


0,1384*

(0,2770)

Yếu tố cạnh tranh ngành


HHI

0,1192***

(0,4272)



CR4


0,2210***

(0,1612)

Yếu tố vĩ mô


GDP

0,0390***

(0,4286)

0,0008***

(0,4063)


INF

-0,0021***

(0,3479)

-0,0035***

(0,2370)


LnER

-0,0150***

(0,6077)

-0,0173***

(0,0481)

***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%. Trong dấu ngoặc thể hiện sai số chuẩn. Mô hình 1 là kiểm định tác động của nợ xấu với biến kiểm soát là HHI, trong khi đó mô hình 2 là biến CR4 cùng với yếu tố kiểm soát của chủ sở hữu. Nguồn: Trích xuất từ Stata 11.0


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

5.1. Các phát hiện chính của nghiên cứu

Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu là khảo sát các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy các nhân tố đặc thù tác động đến nợ xấu như hiệu quả ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín dụng và là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong khi đó, nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, dư nợ trên vốn huy động tác động cùng chiều đến nợ xấu. Các nhân tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá, giá bất động sản cũng tác động có ý nghĩa đến nợ xấu. Luận án tiến hành đo lường hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam, kết quả cho thấy hiệu quả chi phí trung bình giai đoạn nghiên cứu là 69,3. Nghiên cứu lần đầu tiên kiểm định mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam. Mối quan hệ ngược chiều này cho thấy việc kiểm soát chi phí kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Mục tiêu thứ hai là đánh giá tác động của nợ xấu đến hoạt động của các NHTM Việt Nam. Kết quả nợ xấu có tác động tiêu cực đến hiệu quả sinh lời ROA và hiệu quả chi phí CE. Điều này giải thích là do chất lượng tín dụng nghèo nàn làm giảm thu nhập lãi và làm tăng chi phí dự phòng. Việc quản trị ngân hàng kém dẫn đến nhiều hoạt động rủi ro và làm nợ xấu gia tăng. Ngược lại, ngân hàng nào có suất sinh lời cao là ngân hàng có khả năng kiểm soát tốt nợ xấu hay kiểm soát tốt chi phí kinh doanh nên tỷ lệ nợ xấu giảm. Bên cạnh đó, nợ xấu cũng tác động tiêu cực đến an toàn vốn (ETA) cũng như tăng trưởng tín dụng với mức ý nghĩa là 1%. Nợ xấu gia tăng cộng với suy giảm trong giá trị thế chấp, sẽ gia tăng sự thận trọng của các ngân hàng và dẫn đến thắt chặt việc mở rộng tín dụng, hay làm giảm tăng trưởng tín dụng. Điều này hàm ý nếu nợ xấu gia tăng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, cũng như giảm an toàn vốn và hạn chế tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Hơn nữa, nợ xấu cao cũng sẽ tác động tiêu cực đến vốn ngân hàng và giới hạn khả năng tiếp cận tài chính của các ngân hàng.

5.2. Giải pháp liên quan đến các yếu tố đặc thù của ngân hàng


5.2.1. Nhóm giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả của ngân hàng


Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả hoạt động và để tăng cường lợi nhuận, các NHTM cần tăng cường lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường bằng cách tiếp tục duy trì thị phần đang có, đồng thời, tiếp tục gia tăng thị phần như mở rộng mạng lưới dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính thông qua huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả. Thứ hai, để giảm ảnh hưởng của nợ xấu hiện tại đến nợ xấu trong tương lai, cần chú trọng tăng cường khả năng quản trị rủi ro phù hợp với quy mô tổng tài sản không ngừng tăng lên theo thời gian. Thứ ba, để nâng cao hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam, các nhà quản lý cần kiểm soát chặt chẽ chi phí lãi vay, chi phí nhân viên và chi phí tư bản.


5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hợp lý của các Ngân hàng thương mại Việt Nam


Để nâng cao năng lực tài chính, các NHTM có thể gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản theo lộ trình phù hợp và phương pháp phù hợp với tình hình cụ thể tại từng NHTM tránh gây áp lực trong việc duy trì suất sinh lời cho chủ đầu tư. Để giảm thiểu hậu quả của rủi ro đạo đức đối với các NHTM có vốn tự có thấp, các NHTM cần tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa hạn mức được phê duyệt tối đa của người đại diện với khả năng phát triển tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, các NHTM cần đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế và quy định của NHNN Việt Nam và theo tiêu chuẩn của Basel 3.


5.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao an toàn hoạt động hay thanh khoản


Nghiên cứu cũng cho thấy dư nợ trên tổng vốn huy động tương quan ngược chiều với nợ xấu. Các NHTM cần chú trọng đến việc nâng cao an toàn hoạt động hay thanh khoản của hệ thống. Các NHTM cần cơ cấu lại sản phẩm tiền gửi theo hướng tăng mạnh tỷ trọng huy động vốn trung, dài hạn để cải thiện thanh khoản, giảm chi phí bù thanh khoản để giảm lãi suất cho vay.


5.2.4. Nhóm giải pháp tăng trưởng tín dụng hợp lý


Tăng trưởng tín dụng thấp là do năng suất lao động giảm, nhu cầu vay vốn thấp của nền kinh tế. Cần làm sao để tạo lập được một môi trường kinh tế tăng trưởng tốt, tổng cầu cải thiện hơn thì sẽ hỗ trợ được DN mở rộng sản xuất kinh doanh, qua đó cầu tín dụng cũng sẽ được cải thiện. Khi kinh tế vĩ mô đã thực sự đi vào ổn định, nguồn cung tín dụng của hệ thống đã dồi dào thì điều mấu chốt là cải thiện cầu tiêu dùng.


5.2.5. Nhóm giải pháp liên quan đến yếu tố cạnh tranh ngành


Do cạnh tranh thị trường tác động ngược chiều với nợ xấu cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam có đặc trưng riêng, và do quan điểm cạnh tranh gây đổ vỡ hay giả thuyết rủi ro đạo đức được hỗ trợ trong trường hợp Việt Nam, do đó, việc bãi bỏ quản lý hay hạn chế sự điều tiết sẽ có tác động tiêu cực vào cơ cấu của ngành ngân hàng của Việt Nam. Bên cạnh đó, NHNN nên tăng cường giám sát rủi ro của các NHTM Việt Nam trong suốt quá trình giảm dần quản lý.

5.3. Khuyến nghị chính sách liên quan đến yếu tố vĩ mô


5.3.1. Cải cách các chính sách kinh tế vĩ mô


Do tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều đến nợ xấu nên NHNN cần có các biện pháp kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp tư nhân trong sản xuất kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn. Điều này sẽ giúp tăng khả năng trả nợ của các doanh nghiệp và làm cho nợ xấu giảm xuống. Bên cạnh đó, lạm phát tác động cùng


chiều đến nợ xấu nên NHNN cũng cần có giải pháp kiểm soát giá cả để kiềm chế lạm phát.


5.3.2. Cải cách hệ thống giám sát tài chính


Do kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu bị ảnh hưởng bởi mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng cao, hay theo quan điểm cạnh tranh dễ gây đổ vỡ, điều này cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam vẫn cần đến sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước.


5.3.3. Cải cách khuôn khổ pháp lý giám sát hoạt động ngân hàng


Thứ nhất, xây dựng cơ chế giám sát thích hợp đối với quyền sở hữu/thụ hưởng thật sự, xem xét lại tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với các cá nhân và tổ chức theo hướng hạn chế sự tham gia quá lớn của tập đoàn kinh tế vào công việc quản trị, điều hành. Thứ hai, về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, cần có lộ trình hướng dẫn về rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro lãi suất trong việc xác định trọng số rủi ro cho tài sản. Thứ ba, về phân loại nợ và trích lập dự phòng, cần xây dựng chuẩn kế toán Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39, xây dựng hướng dẫn thống nhất xác định giá trị tài sản đảm bảo cho các TCTD trong việc tính toán trích lập dự phòng.

5.4 Giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh các đóng góp mới, luận án còn có một số hạn chế. Mặc dù hạn chế đó không ảnh hưởng đến ý nghĩa của luận án nhưng cần được xem xét nghiêm túc. Thứ nhất, chưa thu thập được nợ xấu cụ thể của từng NHTM bán cho VAMC để làm rõ thực chất nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Thứ hai, nợ xấu mang tính hệ thống của NHTM Việt Nam chịu tác động của các nhân tố khác như cấu trúc sở hữu chéo giữa các ngân hàng nhưng luận án chưa đề cập do chưa tiếp cận được dữ liệu.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Nguyen Thi Hong Vinh & Le Phan Thi Dieu Thao 2016, Effects of Bank Capital on Profitability and Credit Risk: The Case of Vietnam’s Commercial Banks, Journal of Economic Development, Vol.23 (Issue 4), 117 - 137.

2. Nguyen Thi Hong Vinh 2016, The Impact of Non-performing Loans on Bank Profitbility and Lending Behavior: The Case of Vietnam, Policies and Sustainable Economic Development, International Conference of University of Economics HoChiMinh City, 474 - 488.

3. Nguyễn Thị Hồng Vinh 2016, Tác động của mức độ cạnh tranh đến khả năng sinh lời và rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Công nghệ Ngân hàng số 122, 20-29.

4. Nguyen Thi Hong Vinh 2015, Bad debt and Cost Efficiency in Vietnamese Commercial Banks, Journal of Economic Development, Vol.22 (Issue 1), 125 – 140.

5. Nguyễn Thị Hồng Vinh 2015, Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Phát triển Kinh tế Vol. 26 (Issue 11), 80-98.

6. Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Hồng Vinh 2015, Nghiên cứu tác động của sử dụng nguồn lực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và Thái Lan, CT-1301-1 – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

7. Nguyễn Thị Hồng Vinh 2012, Đo lường hiệu quả kỹ thuật và chỉ số Malmquist của ngân hàng thương mại Việt Nam, Công nghệ Ngân hàng, số 74, 16-22.


Ministry of Education and Training State Bank of Vietnam Banking University Ho Chi Minh City

*****


NGUYEN THI HONG VINH


NON- PERFORMING LOANS IN THE VIETNAMESE BANKING SYSTEM


Major: Finance and Banking Code: 62.34.02.01


SUMMARY OF PHD THESIS


HO CHI MINH CITY, 2017


ABSTRACT


The aims of this study is to investigate the determinants of Vietnamese banks non performing loans, using empirical framework that incorporates the related literature and theoretical hypothesis. In addition, this study also examines the impact of non-performing loans of profitability, capital and lending behavior. We applies the Generalized Method of Moments technique for dynamic panels using bank-level data for the Vietnamese commercial banks over the period 2005 to 2015. The findings show that the cost efficiency of Vietnamese commercial banks is 69,3%. This result suggests that banks still waste the banks’ input resources. This study finds the evidence of cost efficiency, credit growth, equity, loan to deposit, market concentration, GDP have a negative relationship to NPLs, and loan loss provision, size, ownership, inflation rate, exchange rates, and interest rates and real estate prices have a positive effect on NPLs.

We also find some evidences that non-performing loans has statistically significant negative effect on Vietnamese commercial banks’ profitability, equity and lending behavior. These findings will be helpful for bank managers and policy makers to solve the non performing loans and improve the performance and lending behavior of Vietnamese commercial banks.

Key words: Non performing loans (NPLs), Vietnamese commercial banks, bank-specific and macroeconomic determinants.

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí