TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Vũ Thanh Hà
Lớp : Anh 14
Khóa : 45E
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Thu Hường
Hà Nội - 05/2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM 4
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM 4
1. Khái niệm phân phối sản phẩm 4
2. Các phương thức phân phối sản phẩm cơ bản 5
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM 6
1. Khái niệm nhượng quyền thương mại (franchise) 6
2. Khái niệm nhượng quyền phân phối sản phẩm 10
3. Lợi ích và rủi ro khi áp dụng phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm 14
III. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM PHỔ BIẾN 23
1. Nhượng quyền phân phối sản phẩm độc quyền 23
2. Nhượng quyền phân phối sản phẩm phát triển khu vực 25
3. Nhượng quyền phân phối cho từng cá nhân riêng lẻ 26
4. Nhượng quyền phân phối thông qua doanh nghiệp liên doanh 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 29
I. NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÊN THẾ GIỚI 29
1. Sự hình thành và phát triển phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới 29
2. Thực trạng phát triển của phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới 30
3. Phân tích hệ thống nhượng quyền phân phối điển hình trên thế giới – Thương hiệu Coca-Cola 34
II. NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM 40
1. Sự phát triển của hình thức nhượng quyền phân phối tại Việt Nam 40
2. Một số hệ thống nhượng quyền phân phối điển hình ở Việt Nam 42
3. Một số đánh giá thực trạng phát triển của phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm tại Việt Nam 52
CHƯƠNG III: DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MÔ HÌNH NÀY TẠI VIỆT NAM 59
I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC TRIỂN KHAI PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM 59
1. Cơ hội 59
2. Thách thức 63
II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM 70
1. Xu hướng toàn cầu hóa 70
2. Mô hình nhượng quyền phân phối rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số tại Việt Nam hiện nay 71
3. Công cụ hữu hiệu để xâm nhập các thị trường lớn 72
4. Sự cạnh tranh khốc liệt ở thị trường bán lẻ 72
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI VIỆT NAM 73
1. Về phía nhà nước 73
2. Về phía Doanh nghiệp 80
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tổ chức Thương Mại Thế Giới Tài liệu cung cấp thông tin nhượng quyền Tổng sản phẩm Quốc nội Liên minh châu Âu |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - 2
- So Sánh Nhượng Quyền Phân Phối Sản Phẩm Với Nhà Phân Phối Thông Thường
- Một Số Phương Thức Nhượng Quyền Phân Phối Sản Phẩm Phổ Biến
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Nhượng quyền phân phối sản phẩm là một loại hình của phương thức nhượng quyền kinh doanh. Được áp dụng rất thành công và phổ biến trên thế giới, phương thức nhượng quyền này đã được chứng minh về tính hiệu quả, mang nhiều ưu điểm vượt trội. Đây là một hình thức nhượng quyền không toàn diện, mối quan hệ của bên nhượng quyền và nhận quyền được đánh giá là không có nhiều ràng buộc chặt chẽ bằng hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh. Tuy nhiên, chính mối quan hệ thiếu chặt chẽ này lại tạo ra điều kiện để bên nhượng quyền có thể kinh doanh nhượng quyền linh hoạt hơn đồng thời mang tới cơ hội để bên nhận quyền sáng tạo nhiều hơn trong chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó, sự phối hợp một cách hiệu quả và ăn khớp giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền đã đưa tới những thành công vang dội mang tên: Coca-Cola, Ford, Gloria Jean’s… Điều này đã chứng tỏ phương thức nhượng quyền này là một công cụ nhiều ưu việt để các doanh nghiệp phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của mình.
Tuy phát triển rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt đóng vai trò nòng cốt trong lĩnh vực phân phối ở thị trường các nước phát triển như Mỹ, các nước châu Âu song tại Việt Nam, phương thức nhượng quyền phân phối vẫn chưa được áp dụng một cách hiệu quả, phát huy hết những ưu điểm của nó. Điều này được thể hiện một cách rõ nét khi những thương hiệu lớn, thành công dựa trên phương thức nhượng quyền này, hiện vẫn đang vắng bóng trên thị trường Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự có cái nhìn khái quát và sâu sắc về hình thức kinh doanh này. Đây chính là lý do em
lựa chọn đề tài: “ Nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu khóa luận.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và hệ thống hóa một số lý thuyết cơ bản về phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm.
- Phân tích thực trạng phát triển của phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó được ra nhận định về những thuận lợi, khó khăn cũng như xu hướng phát triển của phương thức kinh doanh này tại Việt Nam.
- Đề ra các giải pháp hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả phương thức nhượng quyền này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về những mô hình phổ biến của phương thức nhượng quyền phân phối trên thế giới cùng thực tiễn áp dụng những mô hình này tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tối ưu hóa việc áp dụng hình thức kinh doanh này của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khái quát về phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, sau đó tập trung đi sâu vào 4 mô hình căn bản của nhượng quyền phân phối sản phẩm phổ biến nhất trên thế giới và thực tiễn áp dụng của những mô hình này tại Việt Nam; nhằm đưa ra nhận định về xu hướng phát
triển cũng như một số giải pháp thúc đẩy phương thức nhượng quyền này tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh với cách tiếp cận duy vật biện chứng.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài Lời mở đầu, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, Kết luận, khóa luận bao gồm:
Chương I: Tổng quan về phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm
Chương II: Thực trạng phát triển của phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới và tại Việt Nam
Chương III: Dự báo xu hướng phát triển của phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm và một số giải pháp thúc đẩy mô hình này tại Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, do đề tài còn mới và được thực hiện dưới góc nhìn của sinh viên nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
1. Khái niệm phân phối sản phẩm
Thuật ngữ marketing mix ra đời lần đầu tiên vào đầu những năm 1960 bởi Giáo sư Neil Borden, Trường dạy kinh doanh Harvard (Mỹ) để ám chỉ việc thực hiện đồng thời bốn (04) vấn đề về nội dung, cách thức tương tác thể hiện trong hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến người tiêu dùng, đó là: Sản phẩm (hay dịch vụ) - product, Chính sách giá bán - pricing, Chính sách ưu đãi và khuyến mãi – promotion và Vấn đề nơi chốn, cách thức bán sản phẩm (hay dịch vụ) - placement (một số gọi tắt là place) hoặc distribution. Như vậy, ban đầu, khái niệm phân phối (distribution) được đề cập dựa trên khía cạnh là địa điểm thực hiện bán hàng tương ứng theo địa lý, lãnh thổ quốc gia, nhưng về sau, cùng sự phát triển của thương mại, nội dung chủ yếu của phân phối là kênh phân phối (distribution channel) hay cách thức một sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Vì thế, trong thương mại và kinh doanh, khái niệm dịch vụ phân phối (cũng đồng thời là hành vi phân phối) là việc thực hiện một phần hay toàn bộ các hoạt động có liên quan đến tổ chức điều hành và vận chuyển hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Và thông thường, dễ thấy nhất, dịch vụ phân phối do các nhà bán buôn và bán lẻ thực hiện là bán lại hàng hoá, kèm