Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn - 8

Chương 5:


KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu trên 46 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2022 tại Bệnh viện Hữu Nghị, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

Đặc điểm lâm sàng

- Tuổi: Người có số tuổi nhỏ nhất là 57, người có số tuổi lớn nhất là 87, tuổi trung bình là 73,7 6,2.

- Điểm hoạt động cơ thể: 13% bệnh nhân (6 bệnh nhân) có PS 0, 52,2% bệnh nhân (24 bệnh nhân) có PS 1, 17,4% bệnh nhân (8 bệnh nhân) có

PS 2, 13% bệnh nhân (6 bệnh nhân) có PS 3 4,4% bệnh nhân (2 bệnh nhân)

có PS 4,

- Triệu chứng lâm sàng: 63% bệnh nhân (29 bệnh nhân) có triệu chứng đau xương do di căn xương, 30,4% bệnh nhân (14 bệnh nhân) có triệu chứng tiểu máu, 21,7% bệnh nhân (10 bệnh nhân) có hội chứng tắc nghẽn đường tiểu và 10,9% bệnh nhân (5 bệnh nhân) có hội chứng kích thích đường tiểu.

Đặc điểm cận lâm sàng

- Bệnh nhân có PSA thời điểm kháng cao nhất là 611,3ng/mL. Trung bình nồng độ PSA, fPSA đều giảm xuống ở thời điểm đạt PSA nadir so với thời điểm vào viện và tăng lên tại thời điểm kháng cắt tinh hoàn.

- Nhóm bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng tối ưu cho thời gian sống thêm như PSA nadir < 0,2 ng/mL và thời gian đạt PSA nadir > 6 tháng chiếm tỉ lệ ít hơn so với nhóm còn lại. 34,8% bệnh nhân (16 bệnh nhân) có PSA nadir < 0,2 ng/mL. 47,2% bệnh nhân (22 bệnh nhân) có thời gian đạt PSA nadir > 6 tháng.

- Thời gian từ thời điểm cắt tinh hoàn tới thời điểm kháng cắt tinh hoàn ở nhóm bệnh nhân có PSA nadir < 0,2 ng/mL dài hơn so với nhóm có PSA nadir ≥ 0,2 với z = 2,56 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01. Thời gian từ thời điểm cắt tinh hoàn tới thời điểm kháng cắt tinh hoàn ở

nhóm bệnh nhân có thời gian đạt PSA nadir ≤ 6 ngắn hơn so với nhóm có thời gian đạt PSA nadir > 6 tháng với z = - 5,395 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001 .

- Testosterone tại thời điểm kháng trung bình là 23,3 ± 2,0 ng/dL, trong đó thấp nhất là 0 ng/dL và cao nhất là 48 ng/dL, 29 bệnh nhân có nồng độ Testosterone > 20 ng/dL.

- 84,8% bệnh nhân (39 bệnh nhân) có điểm Gleason 8 – 10, 15,2% bệnh nhân (7 bệnh nhân) có điểm Gleason 6 – 7.

- Tỉ lệ bệnh nhân có di căn xương, hạch và phổi trên CT lần lượt là 82,6% (38 bệnh nhân), 50% (23 bệnh nhân) và 19,6% (9 bệnh nhân). 84,2% vị trí di căn xương trên CT là cột sống, 50% vị trí hạch di căn trên CT là hạch chậu.

- Các chỉ số về tế bào máu ngoại vi: Trung bình nồng độ Hb là 124,6 ± 15,5 g/L. Tỉ lệ bệnh nhân có tình trạng thiếu máu, giảm số lượng tế bào bạch cầu và giảm số lượng tế bào tiểu cầu lần lượt là 82,6% (38 bệnh nhân), 4,3 % (2 bệnh nhân) và 6,5% (3 bệnh nhân).

- Các chỉ số về sinh hoá máu: Tỉ lệ bệnh nhân có tăng nồng độ ure, creatinin, AST và ALT trong máu lần lượt là 10,9% (5 bệnh nhân); 24% (11 bệnh nhân); 8,7% (4 bệnh nhân) và 8,7% (4 bệnh nhân).


Tiếng Việt:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Văn Huy (2006), "Giải Phẫu Người", Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.

2. Phạm Thị Minh Đức (2019), "Sinh lý học", Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.

3. Lương Ngọc Khuê, Mai Trọng Khoa và các cộng sự (2020), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Vũ Trung Kiên (2020), "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt 12 mẫu dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt", Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

5. Bùi Văn Kiệt, Trần Minh Anh Thư, Nguyễn Mạnh Tiến và các cộng sự (2014), "Đánh giá hiệu quả phác đồ Docetaxel + Prenison trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn tại Bệnh viện Bình Dân", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 18.

6. Dương Thị Lệ (2020), "Đánh giá kết quả điều trị ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn bằng phác đồ Docetaxel - Prenisolone tại Bệnh viện K", Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

7. Lê Thị Khánh Tâm (2020), "Đánh giá kết quả điều trị nội tiết ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV", Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

8. Ngô Xuân Thái, Nguyễn Ngọc Hà, Thái Minh Sâm và các cộng sự (2016), "Đặc điểm bệnh ung thư tuyến tiền liệt điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2012 - 2014", Tạp chí Y học Việt Nam.

9. Nguyễn Anh Tuấn, Vũ Hồng Thăng (2021), "Kết quả điều trị ung thư tuyến tiền liệt di căn bằng liệu pháp ức chế Androgen", Tạp chí Y học Việt Nam.


Tiếng Anh:

10. A. Rosino-Sánchez (2018), "Preventive management of bone disease in advanced prostate cancer", Arch Esp Urol, 71(3), 258-266.

11. A. Agheli, Y. Patsiornik, Y. Chen, et al (2009), "Prostate carcinoma, presenting with a solitary osteolytic bone lesion to the right hip", Radiol Case Rep, 4(4), 288.

12. S. P. Balk,K. E. Knudsen (2008), "AR, the cell cycle, and prostate cancer", Nucl Recept Signal, 6, e001.

13. M. Bishr,F. Saad (2013), "Overview of the latest treatments for castration-resistant prostate cancer", Nat Rev Urol, 10(9), 522-8.

14. J. Carles, D. Castellano, MÁ Climent, et al (2012), "Castration-resistant metastatic prostate cancer: current status and treatment possibilities", Clin Transl Oncol, 14(3), 169-76.

15. T. K. Choueiri, W. Xie, A. V. D'Amico, et al (2009), "Time to prostate- specific antigen nadir independently predicts overall survival in patients who have metastatic hormone-sensitive prostate cancer treated with androgen-deprivation therapy", Cancer, 115(5), 981-7.

16. D. L. Costanzo-Garvey, T. Keeley, A. J. Case, et al (2020), "Neutrophils are mediators of metastatic prostate cancer progression in bone", Cancer Immunol Immunother, 69(6), 1113-1130.

17. D. Dai, S. Han, L. Li, et al (2018), "Anemia is associated with poor outcomes of metastatic castration-resistant prostate cancer, a systematic review and meta-analysis", Am J Transl Res, 10(12), 3877-3886.

18. B. Di Muzio (2017), "Metastatic prostate cancer (bone scan)", Radiopaedia, https://radiopaedia.org/cases/53413.

19. Giorgio Gandaglia, Firas Abdollah, Jonas Schiffmann, et al (2014), "Distribution of metastatic sites in patients with prostate cancer: A population-based analysis", 74(2), 210-216.

20. Globocan (2020), "Estimated age-standardized incidence and mortality rates (World) in 2020, worldwide, males, all ages", https://gco.iarc.fr/today/.

21. M. Grossmann,J. D. Zajac (2012), "Hematological changes during androgen deprivation therapy", Asian J Androl, 14(2), 187-92.

22. A. W. Hsing,A. P. Chokkalingam (2006), "Prostate cancer epidemiology", Front Biosci, 11, 1388-413.

23. M. R. Humphreys, K. A. Fernandes,S. S. Sridhar (2013), "Impact of Age at Diagnosis on Outcomes in Men with Castrate-Resistant Prostate Cancer (CRPC)", J Cancer, 4(4), 304-14.

24. H. Jadvar,A. Alavi (2009), "Role of Imaging in Prostate Cancer", PET Clin, 4(2), 135-8.

25. A. W. Johnston, T. A. Longo, L. G. Davis, et al (2020), "Bone scan positivity in non-metastatic, castrate-resistant prostate cancer: external validation study", Int Braz J Urol, 46(1), 42-52.

26. Y. Khoshkar, M. Westerberg, J. Adolfsson, et al (2022), "Mortality in men with castration-resistant prostate cancer-A long-term follow-up of a population-based real-world cohort", BJUI Compass, 3(2), 173-183.

27. Yashar Khoshkar, Marcus Westerberg, Jan Adolfsson, et al (2022), "Mortality in men with castration-resistant prostate cancer—A long- term follow-up of a population-based real-world cohort", 3(2), 173- 183.

28. L. Klotz, R. H. Breau, L. L. Collins, et al (2017), "Maximal testosterone suppression in the management of recurrent and metastatic prostate cancer", Can Urol Assoc J, 11(1-2), 16-23.

29. L. Klotz, C. O'Callaghan, K. Ding, et al (2015), "Nadir testosterone within first year of androgen-deprivation therapy (ADT) predicts for time to castration-resistant progression: a secondary analysis of the PR- 7 trial of intermittent versus continuous ADT", J Clin Oncol, 33(10), 1151-6.

30. T. T. Lin, Y. H. Chen, Y. P. Wu, et al (2019), "Risk factors for progression to castration-resistant prostate cancer in metastatic prostate cancer patients", J Cancer, 10(22), 5608-5613.

31. A. Machidori, M. Shiota, S. Kobayashi, et al (2021), "Prognostic significance of complete blood count parameters in castration-resistant prostate cancer patients treated with androgen receptor pathway inhibitors", Urol Oncol, 39(6), 365.e1-365.e7.

32. J. E. Michaud, K. L. Billups,A. W. Partin (2015), "Testosterone and prostate cancer: an evidence-based review of pathogenesis and oncologic risk", Ther Adv Urol, 7(6), 378-87.

33. MD Nancy A Dawson,MD Paul Leger (2021), "Overview of the treatment of castration-resistant prostate cancer (CRPC)".

34. S. H. Park, M. R. Eber,Y. Shiozawa (2019), "Models of Prostate Cancer Bone Metastasis", Methods Mol Biol, 1914, 295-308.

35. M. Perachino, V. Cavalli,F. Bravi (2010), "Testosterone levels in patients with metastatic prostate cancer treated with luteinizing hormone-releasing hormone therapy: prognostic significance?", BJU Int, 105(5), 648-51.

36. T. D. Rachner, R. Coleman, P. Hadji, et al (2018), "Bone health during endocrine therapy for cancer", Lancet Diabetes Endocrinol, 6(11), 901-910.

37. P. Rawla (2019), "Epidemiology of Prostate Cancer", World J Oncol, 10(2), 63-89.

38. A Oliver Sartor,Steven J DiBiase (2020), "Bone metastases in advanced prostate cancer: Clinical manifestations and diagnosis".

39. T. Sasaki, T. Onishi,A. Hoshina (2011), "Nadir PSA level and time to PSA nadir following primary androgen deprivation therapy are the early survival predictors for prostate cancer patients with bone metastasis", Prostate Cancer Prostatic Dis, 14(3), 248-52.

40. X. Shi, X. Pei, J. Fan, et al (2021), "PSA nadir and time to PSA nadir during initial androgen deprivation therapy as prognostic factors in metastatic castration-resistance prostate cancer patients treated with docetaxel", Andrologia, 53(4), e13916.

41. MD Stephen Freedland (2021), "Measurement of prostate-specific antigen".

42. Tucci M, Leone G, Buttigliero C, et al (2018), "Hormonal treatment and quality of life of prostate cancer patients: new evidence.".

43. J. Valero, P. Peleteiro, I. Henríquez, et al (2020), "Age, Gleason Score, and PSA are important prognostic factors for survival in metastatic castration-resistant prostate cancer. Results of The Uroncor Group (Uro-Oncological Tumors) of the Spanish Society of Radiation Oncology (SEOR)", Clin Transl Oncol, 22(8), 1378-1389.

44. Y. Wang, B. Dai,D. W. Ye (2017), "Serum testosterone level predicts the effective time of androgen deprivation therapy in metastatic prostate cancer patients", Asian J Androl, 19(2), 178-183.

45. S. J. Weinstein, K. Mackrain, R. Z. Stolzenberg-Solomon, et al (2009), "Serum creatinine and prostate cancer risk in a prospective study", Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 18(10), 2643-9.

46. H Michael Yu,ScMSarah E Hoffe (2019), "Epidemiology, clinical presentation, and diagnosis of bone metastasis in adults".

47. J. Zhou, Z. He, S. Ma, et al (2020), "AST/ALT ratio as a significant predictor of the incidence risk of prostate cancer", Cancer Med, 9(15), 5672-5677.

48. Howard West,Jill O. Jin (2015), "Performance Status in Patients With Cancer", JAMA Oncology, 1(7), 998-998.


PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC


Phân loại giai đoạn theo AJCC 8th, 2017

T

Giai đoạn T theo lâm sàng (cT)


cTx

Không đánh giá được u nguyên phát

cT0

Không có bằng chứng của u nguyên phát

cT1

U nguyên phát không rõ ràng trên lâm sàng, không sờ thấy

cT1a

U xác định bằng mô bệnh học ≤ 5% trong tổ chức lấy được

cT1b

U xác định bằng mô bệnh học > 5% trong tổ chức lấy được

cT1c

U xác định bằng sinh thiết kim ở một bên hoặc cả hai bên nhưng u không sờ thấy

cT2

Khối u sờ thấy và khu trú ở tuyến tiền liệt

cT2a

U ở ≤ một nửa của một thùy

cT2b

U nhiều hơn một nửa thùy nhưng không ở cả 2 thùy

cT2c

U ở cả 2 thùy

cT3

U xâm lấn qua bao tuyến tiền liệt nhưng chưa cố định, chưa xâm lấn cấu trúc xung quanh

cT3a

Xâm lấn vỏ bao 1 hoặc 2 bên

cT3b

Xâm lấn túi tinh

cT4

U cố định hay xâm lấn cơ quan lân cận ngoài túi tinh: bàng quang, cơ vòng hậu môn, trực tràng, thành chậu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn - 8


Giai đoạn T theo mô bệnh học (pT)


pT2

U khu trú trong tuyến tiền liệt

U xâm lấn qua bao tuyến tiền liệt

pT3a

Xâm lấn vỏ bao 1 hoặc 2 bên, hoặc xâm lấn cổ bàng quang trên vi thể

pT3b

Xâm lấn túi tinh

pT4

U cố định hay xâm lấn cơ quan lân cận ngoài túi tinh: bàng quang, cơ vòng hậu môn, trực tràng, cơ thắt ngoài, thành chậu

pT3


N


Nx

Không thể đánh giá được hạch vùng

N0

Không có di căn hạch vùng

N1

Di căn hạch vùng


M


M0

Chưa có di căn xa

M1

Có di căn xa

M1a

Di căn hạch lympho ngoài hạch vùng

M1b

Di căn xương

M1c

Di căn tạng khác có/không kèm di căn xương

T

N

M

PSA (ng/mL)

Độ MBH


I

cT1a – c

N0

M0

PSA < 10

1

cT2a

N0

M0

PSA < 10

1

pT2

N0

M0

PSA < 10

1


IIA

cT1a – c

N0

M0

10 ≤ PSA < 20

1

cT2a

N0

M0

10 ≤ PSA < 20

1

cT2b

N0

M0

PSA < 20

1

cT2c

N0

M0

PSA < 20

1

IIB

T1-2

N0

M0

PSA < 20

2

IIC

T1-2

N0

M0

PSA < 20

3-4

IIIA

T1 – 2

N0

M0

PSA ≥ 20

1 – 4

IIIB

T3 – 4

N0

M0

Mọi PSA

1 – 4

IIIC

Mọi T

N0

M0

Mọi PSA

5

IVA

Mọi T

N1

M0

Mọi PSA

Mọi Gleason

IVB

Mọi T

Mọi N

M1

Mọi PSA

Mọi Gleason

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2024