Sự Khác Biệt Thời Gian Từ Thời Điểm Cắt Tinh Hoàn Tới Thời Điểm Kháng Cắt Tinh Hoàn Giữa Các Nhóm Bệnh Nhân

Bảng 3. 10 Sự khác biệt thời gian từ thời điểm cắt tinh hoàn tới thời điểm kháng cắt tinh hoàn giữa các nhóm bệnh nhân


Nhóm bệnh nhân

n

z

p


PSA nadir (ng/mL)

< 0,2

8


2,56


0,01

≥ 0,2

38

Thời gian đạt PSA nadir (tháng)

≤ 6

24


- 5,395


< 0,0001

> 6

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn - 6


Nhận xét:

(p được tính theo Mann – Whitney test

với mức ý nghĩa thống kê là p < 0,05)


- Thời gian từ thời điểm cắt tinh hoàn tới thời điểm kháng cắt tinh hoàn ở nhóm bệnh nhân có PSA nadir < 0,2 ng/mL dài hơn so với nhóm có PSA nadir ≥ 0,2 với z = 2,56 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01.

- Thời gian từ thời điểm cắt tinh hoàn tới thời điểm kháng cắt tinh hoàn ở nhóm bệnh nhân có thời gian đạt PSA nadir ≤ 6 ngắn hơn so với nhóm có thời gian đạt PSA nadir > 6 tháng với z = - 5,395 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001.


3.2.4. Nồng độ Testosteron

46 bệnh nhân nghiên cứu có nồng độ Testosterone thời điểm kháng trung bình là 23,3 ± 2 ng/dL, trong đó thấp nhất là 0 ng/dL và cao nhất là 48 ng/dL.

37%

63%

Testosterone ≥ 20 ng/dL


Testosterone < 20 ng/dL


Biểu đồ 3. 4 Phân bố bệnh nhân theo nồng độ Testosterone

Nhận xét:

Trong số 46 bệnh nhân này có 17 người có nồng độ Testosterone thời điểm kháng < 20 ng/dL và 29 người có nồng độ Testosterone thời điểm kháng

≥ 20 ng/dL.

Tỉ lệ

%

100

90

82.6

80


70


60


50

50.0

40


30


20

19.6

10

6.5

6.5

khác

Vị trí di căn

3.2.5. Đặc điểm di căn trên CT



2,2

4.4


0






Di căn

Di căn

Di căn

Di căn

Di căn

Di căn

Không

xương

hạch

phổi

gan

não

vị trí

di căn


Biểu đồ 3. 5 Tỉ lệ di căn các cơ quan trên CT

Nhận xét: Vị trí di căn hay gặp nhất là ở xương với 82,6%, trong khi đó di căn não ít gặp nhất với tỉ lệ là 2,2%. Di căn hạch gặp ở 1 nửa số bệnh nhân.


Tỉ lệ

%

100

90

84.2

80

70

60

50.0

50

40

29.0

30

20

10

7.9

0

Cột sống

Xương sườn

Xương chậu

Vị trí xương khác

Vị trí xương di căn

Biểu đồ 3. 6 Tỉ lệ di căn các vị trí xương trên CT

Nhận xét:

- Đa số bệnh nhân di căn xương tại vị trí cột sống với 84,2%.

- Xương sườn là vị trí xương di căn hay gặp thứ 2 với 50%.

Tỉ lệ

%

100

95.7

90

80

70

60

50

40

30

26.0

20

10

8.7

4.4

0

Hạch chậu

Hạch ổ bụng Hạch vị trí khác

Hạch bẹn

Vị trí

hạch di căn


Biểu đồ 3. 7 Tỉ lệ di căn các hạch trên CT

Nhận xét:


- Trong các bệnh nhân có di căn hạch, có 95,7% trong số này có di căn hạch chậu.

- Hạch bẹn là vị trí di căn ít gặp nhất với 4,4%.

3.2.6. Đặc điểm tế bào máu ngoại vi

Bảng 3. 11 Một số chỉ số công thức máu



Chỉ số

Số bệnh nhân


Tổng

Giảm

Bình thường

Tăng

Hồng cầu

33

13

0

46

Hb

28

18

0

46

Bạch cầu

2

39

5

46

Tiểu cầu

3

42

1

46

Nhận xét: Đa số bệnh nhân có giảm số lượng tế bào hồng cầu và nồng độ Hemoglobin, chỉ có 2 trong 46 bệnh nhân (4,3%) có giảm số lượng tế bào bạch cầu và 3 trong 46 bệnh nhân (6,5%) có giảm số lượng tế bào tiểu cầu.


Bảng 3. 12 Phân độ thiếu máu theo nồng độ Hb


Phân độ

Số bệnh nhân

(n)

Tỉ lệ

(%)

Không thiếu máu

18

39,1

Thiếu máu độ I

27

58,7

Thiếu máu độ II

1

2,2

Tổng

46

100

Nhận xét: Trong 46 bệnh nhân nghiên cứu, số người gặp tình trạng thiếu máu là 28 người, chiếm 60,9%. Còn lại 18 người không thiếu máu chiếm 39,1%.

Bảng 3. 13 Một số chỉ số sinh hoá máu



Chỉ số

Số bệnh nhân


Tổng

Giảm

Bình thường

Tăng

Ure

0

41

5

46

Creatinin

0

35

11

46

AST


42

4

46

ALT


42

4

46

Nhận xét: Đa số bệnh nhân có nồng độ Ure, Creatinin, AST và ALT trong giới hạn bình thường. Trong 46 bệnh nhân có 5 người tăng nồng độ ure máu (10,9%), 11 người tăng nồng độ creatinin (24%), số người có tăng AST và ALT đều là 4 (8,7%).

Chương 4:


BÀN LUẬN


4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

4.1.1. Tuổi

Tuổi trung bình của 46 bệnh nhân trong nghiên cứu này là 73,7 6,2 (từ 57 đến 87 tuổi), trong đó nhóm tuổi 71 – 80 chiếm tỉ lệ cao nhất là 63%. Kết quả này cao hơn so với độ tuổi của các bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn di căn được điều trị bằng liệu pháp ức chế Androgen trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Vũ Hồng Thăng [9] trung bình là 68,9 6,85 tuổi (từ 57 đến 85 tuổi). So với một số nghiên cứu khác, các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có tuổi trung bình cao hơn, 75 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn di căn trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Khánh Tâm [7] có tuổi trung bình là 71,8 7,7 (từ 54 đến 83 tuổi), nghiên cứu 120 bệnh nhân được sinh thiết tuyến tiền liệt của tác giả Vũ Trung Kiên

[4] có tuổi trung bình là 69,37 8,2 (từ 49 đến 87 tuổi). Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Khánh Tâm, Nguyễn Anh Tuấn và Vũ Hồng Thăng, đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn di căn, còn nghiên cứu của chúng tôi chỉ gồm các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư tuyến tiền liệt hiếm gặp ở nam giới dưới 40 tuổi, nhưng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng nhanh sau tuổi 50. Khoảng 6/10 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được tìm thấy ở nam giới trên 65 tuổi. Tại Việt Nam, nam giới trên 50 tuổi hoặc trên 45 tuổi nếu có tiền sử gia đình ung thư tuyến tiền liệt được khuyến cáo tiến hành khám và xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt, chủ yếu là thăm khám trực tràng và làm xét nghiệm PSA toàn phần [3].

Nghiên cứu của J Valero và cộng sự [43] đã chỉ ra rằng tuổi, điểm Gleason và PSA khi chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn có liên quan tới tỉ lệ sống thêm ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn. Michael R Humphreys, Kimberly A Fernandes và Srikala S Sridhar [23]

đã đưa ra kết luận tuổi ở thời điểm chẩn đoán ban đầu dường như ảnh hưởng đến kết quả của những bệnh nhân sau đó phát triển ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn, thời gian sống thêm ngắn nhất ở nhóm ≥ 75 tuổi và < 55 tuổi.

4.1.2. Điểm hoạt động cơ thể

PS là một trong những yếu tố quan trọng trong tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư. PS thường thay đổi theo thời gian, khi ung thư tiến triển có thể làm PS tăng dần. Ngược lại, khi đáp ứng điều trị tốt, PS của bệnh nhân có thể giảm đi [48].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân có PS 1 là lớn nhất với 24 bệnh nhân chiếm 52,2%. Do các bệnh nhân đều ở giai đoạn muộn nên số bệnh nhân có PS 0 chiếm tỉ lệ nhỏ (6 bệnh nhân chiếm 13%) và có tới 2 bệnh nhân PS 4. Trong ung thư tuyến tiền liệt, di căn cột sống gây ra nhiều hậu quả nặng nề, trong đó có chèn ép tuỷ sống ảnh hưởng lớn tới hoạt động của bệnh nhân.

4.1.3. Triệu chứng lâm sàng

Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có triệu chứng lâm sàng khá đa dạng, bao gồm các triệu chứng đường tiết niệu và biểu hiện di căn xa.

Trong 46 bệnh nhân được nghiên cứu, có đến 29 bệnh nhân có triệu chứng đau xương, chiếm 63%. Mặc dù đau xương là triệu chứng hay gặp nhất nhưng trong 46 bệnh nhân này, không có bệnh nhân nào bị gãy xương bệnh lý. So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Tuấn và Vũ Hồng Thăng [9] thì tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện đau xương trong nghiên cứu của chúng tôi là lớn hơn, tuy nhiên các bệnh nhân trong nghiên cứu của hai tác giả này có triệu chứng đau xương cũng phổ biến hơn cả với 28,2% (11 trong số 39 bệnh nhân). Theo nghiên cứu của Sun Hee Park, Matthew Robert Eber và Yusuke Shiozawa [34], hơn 80% bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn có di căn xương, điều này ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống và làm giảm thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân. Ngoài di căn xương, liệu pháp nội tiết cũng là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng tới xương ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn. Theo Tilman D Rachner và cộng sự [36], liệu pháp nội tiết thường gây ra các tác dụng phụ lên hệ cơ xương và có liên

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 19/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí