Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 3


Bên cạnh đó, còn có một số quan niệm khác về vai trò của nhà nước như quan điểm: nhà nước xây dựng mô hình “kinh tế thị trường xã hội”, tạo ra “ngôi nhà chung” cho tất cả mọi người thông qua phúc lợi xã hội của các học giả Bắc Âu; hay nhà nước xây dựng thể chế, thiết lập và tạo ra những điều kiện thuận lợi và tạo động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên các quan điểm trên đều ít nhiều còn phiến diện, cực đoan, hoặc quá đề cao vai trò của nhà nước, hoặc hạ thấp vai trò vốn có và cần thiết của nhà nước.

Phải đến khi cuốn sách “Kinh tế học” của Paul A. Samuelson ra đời, những quan điểm đầy đủ hơn về vai trò của nhà nước mới được nêu lên một cách đầy đủ, khách quan, khoa học hơn. Trong tác phẩm này, ông đã nêu quan điểm về sự kết hợp “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường với “bàn tay hữu hình” của nhà nước. Ông chỉ rõ: "Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để ngăn chặn khủng hoảng, thất nghiệp, tạo việc làm đầy đủ nhưng đồng thời phải giữ trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh” [89, tr.63].

Qua nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các tài liệu nghiên cứu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác Lênin, đã nhiều lần nêu ra quan điểm lý luận về nhà nước. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác - Ănghen chỉ rõ: “nhà nước là hình thức mà các cá nhân thuộc một giai cấp thống trị dùng để thực hiện lợi ích chung của họ và là hình thức toàn bộ xã hội công dân của một thời đại được biểu hiện một cách tập trung” [60, tr90]. Tác phẩm “Nguồn gốc gia đình, nhà nước và chế độ tư hữu” cũng đã nêu ra những quan điểm khoa học, đầy đủ về nhà nước cả về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước [63, tr.252-253]. Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, V.I Lênin đã trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ học thuyết của C.Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề nhà nước, phân tích mối liên hệ giữa nhà nước với tính chất giai cấp của xã hội, tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, đặt cơ sở cho lý luận về nhà nước xã hội chủ nghĩa [57, tr.33]. Lênin đã làm rõ chức năng, nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản và nhấn mạnh chức năng cơ bản nhất của nhà nước chuyên chính vô sản là tổ chức, xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành nên cơ sở lý luận khoa


học cho các nghiên cứu về vai trò, bản chất, chức năng của nhà nước và hiện tại vẫn còn nguyên giá trị.

Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các quốc gia trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trong mỗi quan hệ đan xen phức tạp vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Các nguồn lực như vốn, khoa học công nghệ… di chuyển tự do trên phạm vi toàn cầu với tốc độ rất cao đã vượt khỏi sự kiểm soát của nhà nước, quốc gia. Các nhà khoa học, các nhà quản lý tiếp tục nêu ra nhiều quan niệm khác nhau về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển.

Ở nhiều nước trên thế giới, các học giả, các nhà quản lý tiếp tục phát triển quan niệm “nhà nước tối thiểu” của chủ nghĩa tự do mới với quan niệm nhà nước chỉ thực hiện một số chức năng cơ bản nhất, sự điều tiết của thị trường mới là cách tốt nhất để tăng trưởng kinh tế. Sự đổ vỡ của nền kinh tế Achentina năm 2001 - nền kinh tế được coi là hình mẫu cho sự quảng bá về chủ nghĩa tự do mới và cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ năm 2007 sau đó lan ra các nước dẫn đến suy thoái toàn cầu là minh chứng cho những bất ổn, đổ vỡ về mô hình “nhà nước tối thiểu”, tuyệt đối hóa sức mạnh thị trường theo tư tưởng của chủ nghĩa tự do mới.

Nhiều học giả cho rằng, nhà nước dần mất đi quyền lực vì ngày càng bị các nhân tố mới của toàn cầu hóa (các tổ chức toàn cầu, các hãng toàn cầu, các tổ chức khu vực, các tổ chức phi chính phủ…) cạnh tranh, chi phối. Trong hội nhập quốc tế, nhà nước không còn độc quyền quyết định mọi thứ, nhất là những thứ nằm trong các chủ thể khác như: thông tin, công nghệ, vốn, thị trường… Phạm vi tác động của nhà nước chịu sự chi phối lớn của xu thế tự do hóa thương mại, kinh tế của quá trình hội nhập.

Một xu hướng khác cho rằng, trong hội nhập quốc tế, nhà nước không mất đi quyền lực mà điều chỉnh các chức năng để thích ứng với bối cảnh mới. Không ít ý kiến cho rằng, nhà nước vẫn tiếp tục đóng vai trò quản lý xã hội, là công cụ hữu hiệu để quản lý các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo đời sống cho nhân dân…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Liên quan đến vai trò của nhà nước trong hội nhập quốc tế, có một số

công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 3


Trong bài viết “Toàn cầu hóa kinh tế và chức năng của nhà nước”, Tạp chí những vấn đề chính trị xã hội, Giáo sư Lei Da, trường Đại học Nhân dân Trung Quốc [59] đã chỉ ra những thách thức đối với vai trò của Nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa, dẫn tới một số quan niệm cho rằng “chức năng của nhà nước dường như không còn quan trọng nữa”, “khắp nơi người ta nói đến sự tiêu mòn của nhà nước”. Tuy nhiên, sau khi phân tích vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của nhiều nước trên thế giới, Lei Da rút ra kết luận: đứng trước làn sóng lớn toàn cầu hóa kinh tế, không thể nhược hóa chức năng của nhà nước mà trái lại, nhiệm vụ cấp bách của các nước đang phát triển là điều chỉnh, tăng cường năng lực kinh tế của nhà nước, bổ sung các phương pháp, phương tiện, chức năng mới của nhà nước.

Osadchaja I trong bài viết “Quá trình toàn cầu hóa và nhà nước: Cái mới trong việc điều chỉnh kinh tế ở các nước phát triển” [80] tiếp tục làm rõ những khó khăn, thách thức đặt ra đối với nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế và sự thành công của các nước phát triển trong việc điều chỉnh chức năng của nhà nước. Từ đó ông chỉ ra và khẳng định sự cần thiết phải phát huy và điều chỉnh vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như tài chính, tiền tệ… thích ứng với những biến động của xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đồng thời thực hiện hai quá trình là xây dựng, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Các nhà nghiên cứu trong nước đều đánh giá và khẳng định vai trò to lớn của nhà nước trên mọi mặt, mọi phương diện của đời sống xã hội.

- GS.TS Lương Xuân Quỳ trong cuốn sách “Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam” [85] đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quan trọng về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước khi bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cuốn sách, tác giả tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lớn: nhà nước can thiệp, điều tiết, điều khiển hay quản lý nền kinh tế; nhà


nước ta cần phải làm gì để hoàn thành chức năng quản lý kinh tế thị trường; những công cụ nào có thể và cần phải được sử dụng để nhà nước hoàn thành được chức năng quản lý điều khiển nền kinh tế. Cuốn sách đã làm nổi bật vai trò của nhà nước ta đối với sự phát triển kinh tế đất nước hiện nay, đó là vai trò quản lý, điều tiết kinh tế chứ không can thiệp, điều khiển thị trường [85, tr.118-119].

- Cuốn sách “Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 - 2005” [87] có bài viết “Nhận thức mới về vai trò, chức năng của Nhà nước ta trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa” của PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh. Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ 5 vai trò, chức năng chủ yếu của nhà nước ta hiện nay, bao gồm: một là, tạo môi trường pháp lý và khuôn khổ, giới hạn cho các hoạt động kinh tế; hai là, thực hiện chức năng quản lý kinh tế vĩ mô; ba là, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cung cấp các dịch vụ hàng hóa công cộng; bốn là, xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo công bằng xã hội; năm là, đối ngoại phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài viết đã làm rõ vai trò ngày càng quan trọng của nhà nước, bao phủ toàn diện các mặt, các lĩnh vực trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tuy nhiên tác giả cũng chú ý nhấn mạnh vai trò của nhà nước ở chỗ quản lý, điều hành chứ không can thiệp trực tiếp vào sự vận động khách quan của các lĩnh vực đó [87, tr.79-80].

- Tác giả Nguyễn Thị Phi Yến trong cuốn sách “Tìm hiểu vai trò quản lý Nhà nước đối với việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế

[118] đã phân tích vai trò của quản lý Nhà nước qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, mối quan hệ giữa nhân tố con người và quản lý nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế; làm rõ thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với vai trò quản lý của Nhà nước trong việc việc phát huy nhân tố con người để phát triển kinh tế đất nước trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp và cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Trên cơ sở đó, tác giả trình bày một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. Cuốn sách tiếp tục làm rõ vai trò của nhà nước đối với nhân tố quyết định sự phát triển, đó là nhân tố con người.


- Tác giả Chu Văn Cấp trong bài viết “Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [15] đã chỉ rõ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta gồm: một là, nhà nước tạo môi trường hoạt động hiệu quả cho các cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; hai là, nhà nước tạo ra mội trường ổn định về kinh tế - xã hội; ba là, nhà nước soạn thảo kế hoạch, quy hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và bản hành chính sách, pháp luật, tạo hành lang thực hiện các kế hoạch, quy hoạch đó.

- Trong bài viết “Nhà nước Việt Nam với việc đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa” [76] PGS.TS Nguyễn Thị Nga đã khẳng định vai trò to lớn của nhà nước đối với việc đảm bảo an sinh xã hội, nhà nước coi việc đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững định hướng XHCN là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tác giả cũng chỉ rõ những vấn đề đặt ra cho nhà nước hiện nay là: Giữ vững định hướng XHCN, đối tượng đảm bảo an sinh xã hội nhà nước hướng tới là mọi tầng lớp người dân Việt Nam; nhà nước chủ động xây dựng cơ chế, tổ chức thực hiện, kiểm soát quản lý các nguồn vốn đảm bảo an sinh xã hội; nhà nước cần chủ động, tích cực, linh hoạt trong việc xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực đảm bảo an sinh xã hội.

- Ở góc độ Triết học, tác giả Lê Thị Thanh Hà với Luận án Tiến sĩ Triết học “Vai trò của nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay” [35] đã làm rõ vai trò của nhà nước đối với lĩnh vực có tính thời sự đó là bảo vệ môi trường. Tác giả đã làm rõ sự cần thiết phải phát huy vai trò của nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường những biểu hiện cơ bản về vai trò của nhà nước trong vấn đề này như: nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch bảo vệ môi trường gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; nhà nước xây dựng công cụ để pháp lý để bảo vệ môi trường; nhà nước tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường; nhà nước huy động cộng đồng dân cư tự giác tham gia vào việc bảo vệ môi trường và tổ chức giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội.


Như vậy, ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học trong nước đều đã chỉ rõ: trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhà nước ta chẳng những không bị suy giảm vai trò, chức năng mà ngày càng thể hiện vai trò to lớn đối với mọi mặt, mọi phương diện của đời sống xã hội. Vấn đề là cần phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của nhà nước trong điều kiện mới và bản thân nhà nước phải có sự điều chỉnh, phát huy vai trò, chức năng của mình trong điều kiện đó.

Bên cạnh đó, các tác giả cũng đi sâu nghiên cứu các giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực, ngoại lực đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay được thể hiện trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Bài viết “Phát huy nội lực, xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ mở rộng hợp tác quốc tế” [84] của PGS.TS Vũ Văn Phúc đã nêu những vấn đề lý luận khái quát về phát huy nội lực và ngoại lực, phân tích mối quan hệ tương quan giữa nội lực và ngoại lực, trong đó, nội lực đóng vai trò quyết định hiệu quả và thành công của hợp tác quốc tế, còn ngoại lực có vai trò hỗ trợ, bổ sung cho nội lực để xây dựng và phát triển đất nước. Để nâng cao hiệu quả việc phát huy nội lực và ngoại lực, tác giả đề xuất một số giải pháp như: cần xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập, hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh; đẩy mạnh cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước; nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về yêu cầu, nội dung, lộ trình hội nhập...

- Cuốn sách “Tác động của nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” do PGS. TS Nguyễn Cúc chủ biên [18] đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của những tác động kinh tế của nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở phân tích thực trạng và những hạn chế, yếu kém về vai trò của nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các tác giả đã đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước để thực hiện tốt việc chuyển


dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại. Trong đó, các tác giả nhấn mạnh tới những giải pháp về huy động và sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là nội lực để phát triển, cụ thể là: nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách huy động và sử dụng vốn, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển khoa học - công nghệ; chính sách điều chỉnh các thành phần kinh tế.

- Tác giả Lê Thị Hồng với luận án Tiến sĩ Triết học: “Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay” [47] đã đi sâu làm rõ vai trò quản lý, định hướng, điều tiết nền kinh tế thị trường đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta từ khi tiến hành đổi mới đến những năm đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, tác giả đã đề xuất các giải pháp phát huy vai trò này của nhà nước. Cụ thể các giải pháp đó là: Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước; nâng cao vai trò của kinh tế nhà nước như là tiền đề vật chất để nhà nước giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực, phẩm chất của các cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là những giải pháp rất căn bản có ý nghĩa lớn, góp phần đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự tồn vong của chế độ, đặc biệt là khi nền kinh tế thị trường nước ta chưa phát triển hoàn thiện trong khi lại chịu tác động từ nhiều phía của quá trình hội nhập quốc tế.

- Luận án Tiến sĩ Triết học “Vai trò nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” của Trần Thị Thu Hường [53] không những nêu lên những lý luận căn bản về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đó đến sự phát triển của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam mà còn làm rõ một số lý luận căn bản về vai trò của nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Luận án chỉ ra thực trạng những tác động


của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đến sự phát triển kinh tế và nguy cơ đe

dọa việc phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam.

Từ đó, luận án chỉ ra những giải pháp để phát huy vai trò của nhà nước ta trong việc vừa đảm bảo nền kinh tế độc lập, tự chủ vừa tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng, hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Đó là các giải pháp: Một là, coi trọng việc xây dựng, hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm khai thác các nguồn lực trong nước và quốc tế; hai là, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; ba là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế; bốn là, nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước. Đây là những giải pháp khá căn bản, tuy nhiên các giải pháp đó mới chỉ dừng lại ở việc phát huy vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế chứ chưa đề cập tới các lĩnh vực khác trong sự phát triển đất nước ta thời kỳ hội nhập.

- Luận án Tiến sĩ Triết học của Vi Thị Hương Lan “Vai trò của nhà nước

trong việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

[56] đã làm sáng tỏ vai trò và những thành tựu của nhà nước ta đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện hội nhập hiện nay. Tác giả cũng phân tích một số hạn chế của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội: từ sự điều tiết chưa hiệu quả của nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đảm bảo thực hiện công bằng xã hội chưa hiệu quả; tình trạng bất công xã hội tham ô, tham nhũng ngày càng phức tạp, hệ thống chính sách, pháp luật còn bất cập… đã cản trở những nỗ lực của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội.

Để nâng cao vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tác giả đề xuất các giải pháp chủ yếu: Một là, nâng cao vai trò quản lý điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế; Hai là, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công bằng xã hội; Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội để thực hiện công bằng xã hội; Bốn là, tăng cường hiệu quả của công tác phòng, chống quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước.

Đóng góp của luận án về mặt triết học ở chỗ, luận án đã tiếp tục làm sáng tỏ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và các chức năng của

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí