trệ kéo dài, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước với xuất phát điểm thấp, nội lực yếu kém: cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn, khoa học lạc hậu, trình độ, kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế, thiếu vốn để xây dựng hạ tầng cơ bản, đầu tư cho sản xuất kinh doanh… Trên cơ sở nhận thức, đánh giá những hạn chế đó của nội lực, Đảng và Nhà nước ta đã xác định ngoại lực cần thiết cho sự phát triển đất nước trong quá trình đổi mới với những yếu tố cốt lõi nhất chính là vốn, khoa học, công nghệ, kỹ năng quản lý…
Trong mối quan hệ với nội lực, ngoại lực có vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Ngoại lực có thể tác động, hỗ trợ, bổ sung, phát triển nội lực nhưng cũng có thể hạn chế, kìm hãm nội lực, tác động tiêu cực đến sự phát triển đất nước.
Ngoại lực bao gồm những nguồn lực vật chất và tinh thần bên ngoài quốc gia như: vốn đầu tư, khoa học công nghệ, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý… Đây là những nguồn lực quý báu, nếu được khai thác, sử dụng hợp lý sẽ bổ sung cho nội lực, tạo điều kiện để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển toàn diện các mặt văn hóa xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.
Ngoại lực với tính cách là những nguồn lực bên ngoài phạm vi quốc gia, chỉ có thể phát huy được vai trò của nó đối với sự phát triển của quốc gia đó thông qua nội lực. Ngoại lực không thể được phát huy nếu không thông qua nội lực, ngoại lực không thể thúc đẩy sự phát triển đất nước nếu nó không được nội lực hóa. Nguồn vốn dồi dào của các cường quốc sẽ không có ý nghĩa cho sự phát triển đất nước nếu chúng ta không biết huy động, khai thác và sử dụng hợp lý. Khoa học công nghệ thế giới có tiên tiến đến đâu nhưng chúng ta không có nguồn nhân lực đủ trình độ để tiếp thu, ứng dụng thì nó cũng không đóng góp cho sự phát triển đất nước…
Tuy nhiên, không phải ngoại lực nào cũng làm giàu nội lực, có những ngoại
lực hàm chứa trong nó những khả năng làm suy giảm nội lực, có những ngoại
lực ẩn chứa những mưu đồ chống phá nước ta, chi phối nền kinh tế, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường… Cùng với quá trình mở cửa, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ một mặt đem lại những tri thức quý báu về văn hóa, văn minh nhân loại để chúng ta tiếp thu, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng mặt khác, nó cũng tác động tiêu cực làm xói mòn nhiều giá trị truyền thống, làm lệch chuẩn đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ người Việt, làm suy yếu nội lực về văn hóa của đất nước. Khoa học công nghệ có vai trò to lớn đối với sự phát triển, song khoa học công nghệ thay đổi, phát triển từng ngày, từng giờ. Nhiều công nghệ khi được chuyển giao về Việt Nam đã trở nên lạc hậu, lỗi thời so với thế giới, không những không thúc đẩy nội lực phát triển mà có thể tiềm ẩn nguy cơ biến nước ta trở thành “bãi rác công nghệ”. Các thế lực thù địch lợi dụng các quan hệ hợp tác, liên kết, đầu tư, chuyển giao công nghệ để xâm nhập vào các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nhằm làm cho nước ta mất độc lập, tự chủ về kinh tế dẫn đến mất ổn định và xụp đổ chế độ chính trị. Vì vậy, chúng ta cần có sự nghiên cứu, quản lý một cách khoa học và thận trọng đối với ngoại lực để phát huy mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của nguồn lực này cho sự phát triển đất nước.
Hiện nay, bối cảnh hội nhập quốc tế tạo ra những điều kiện để các quốc gia có sự ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau nhau ngày càng sâu sắc. Đó là tiền đề khách quan để mối quan hệ biện chứng giữa nội lực và ngoại lực càng trở nên chặt chẽ. Trong hội nhập quốc tế, mỗi thay đổi của ngoại lực đều có thể tác động đến nội lực và ngược lại, mỗi bước phát triển của nội lực sẽ làm tăng khả năng khai thác, sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Sự dịch chuyển mạnh mẽ về vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, tài nguyên … giữa các quốc gia trong điều kiện hội nhập làm cho nội lực và ngoại lực dễ dàng thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển. Điều đó đặt ra yêu cầu phải có chính sách, biện pháp để phát huy nội lực và ngoại lực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đối với sự phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 3
- Những Giá Trị Của Các Công Trình Đã Nghiên Cứu Và Một Số Định Hướng Mà Luận Án Tiếp Tục Phải Thực Hiện
- Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Nội Lực Và Ngoại Lực
- Phát Huy Nội Lực Và Ngoại Lực Giúp Việt Nam Tận Dụng Thời Cơ, Vượt Qua Thách Thức Trong Thời Kỳ Hội Nhập Để Phát Triển
- Nhà Nước Khai Thác, Sử Dụng Nội Lực Và Ngoại Lực Để Xây Dựng
- Thực Trạng Vai Trò Của Nhà Nước Trong Việc Tạo Môi Trường, Điều Kiện Để Phát Huy Nội Lực Và Ngoại Lực
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
2.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT HUY NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Phát huy nội lực và ngoại lực là một trong những bài học quan trọng cho sự phát triển được Đảng ta nhiều lần tổng kết và khẳng định. Đó là yêu cầu khách quan, là nhân tố quyết định thắng lợi của Việt Nam trong công cuộc xây dựng và đất nước, tích cực, chủ động hội nhậ p quốc tế hiện nay.
2.2.1. Phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế là sự kế
thừa bài học “kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại”
Phát huy sức mạnh dân tộc và thời đại là tư tưởng được vận dụng xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, được thực tiễn kiểm nghiệm, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta khái quát thành bài học quý báu đảm bảo sự thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy nội lực và ngoại lực là sự kế thừa, phát triển và vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại trong điều kiện mới.
Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, trên hành trình cứu nước, bắt gặp ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, chứng kiến những thành tựu vĩ đại của nhân loại, Hồ Chí Minh nhận thấy nếu biết kết hợp, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại sẽ làm nên một nguồn sức mạnh tổng hợp to lớn để giải phóng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại thể hiện sự kết hợp biện chứng giữa những nội dung của sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, cụ thể là: đặt cách mạng Việt Nam trong dòng chảy cách mạng thế giới, kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế; khai thác, phát huy sức mạnh dân tộc gắn với tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của thế giới. Tất cả kết hợp với nhau và bị chi phối bởi những nguyên tắc nhất định mà bản thân những nguyên tắc ấy cũng mang trong nó những mối liên hệ biện chứng, đó là kết hợp trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin; kết hợp trên cơ sở phát huy sức mạnh dân tộc trước tiên; kết hợp trên nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị, cùng có lợi, vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Vận dụng Tư tưởng của Người, trong suốt thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng ta luôn xác định: đặt cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, kết hợp lợi ích dân tộc với lợi ích chung của nhân dân của các nước - độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội; giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính, kết hợp với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; đoàn kết, hợp tác quốc tế trên cơ sở đường lối độc lập, tự chủ, nâng cao ý chí tự lực tự cường.
Với quan điểm trên, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 1939 - 1945 đến cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975). Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là đỉnh cao, là hình mẫu nghệ thuật của việc phát huy nội lực, kết hợp với ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của Việt Nam. Cùng với việc huy động tối đa nội lực trên tất cả các phương diện chính trị, quân sự, ngoại giao… cho cuộc chiến tranh nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời phát huy cao nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn ngoại lực, đó là: sự giúp đỡ to lớn của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, các nước cùng bán đảo Đông Dương, sự ủng hộ, đồng tình của phong trào giải phóng dân tộc và nhân dân tiến bộ thế giới. Ngay cả trên đất Mỹ các cuộc biểu tình, đốt thẻ quân dịch, tự thiêu đã diễn ra nhằm phản đối Lầu năm góc và Nhà trắng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Kết quả của sự kết hợp tài tình sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy nội lực và ngoại lực trong thời kỳ này đã được minh chứng hùng hồn bằng chiến thắng vĩ đại đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Như vậy, sự kết hợp tài tình, linh hoạt sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đã góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thể hiện tư duy biện chứng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nhận thức và đánh giá vai trò, vị trí của dân tộc trước những yếu tố thời đại.
Kế thừa bài học này, từ khi đất nước giành được độc lập đến nay, kết hợp
sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đã trở thành quan điểm xuyên suốt các
kỳ Đại hội đại biểu của Đảng. Tại Đại hội VI (1986), một trong bốn bài học Đảng rút ra làm kinh nghiệm cho suốt thời kỳ đổi mới là: “phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới” [25]. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (1991), chỉ ra nhiệm vụ: “Giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [26]. Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) đến nay, tình hình thế giới có nhiều đặc điểm mới, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và những thành tựu khoa học công nghệ. Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại được Đảng ta phát huy trở thành bài học “kết hợp nội lực và ngoại lực” cho phù hợp với điều kiện mới. Đảng ta xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế” [27]; “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế” [30]. Trong Cương lĩnh phát triển đất nước bổ sung được trình bày tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta trên cơ sở tổng kết thực tiễn đã xác định kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phát huy nội lực và ngoại lực là một trong năm bài học kinh nghiệm quý báu để xây dựng đất nước hiện nay:
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập tự chủ, và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại [31, tr.66].
Như vậỵ, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay đều có nguyên nhân từ việc phát huy nội lực và ngoại lực. Điều đó càng minh chứng và khẳng định giá trị trường tồn của bài học “kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại” - chìa khóa thành công của cách mạng
Việt Nam. Bởi vậy, việc kế thừa, phát huy một bài học đã được tổng kết, được kiểm nghiệm trong suốt chiều dài lịch sử vào điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay là hết sức cần thiết để xây dựng và phát triển đất nước.
2.2.2. Phát huy nội lực và ngoại lực là yêu cầu tất yếu của hội nhập
quốc tế
Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, gắn liền với xu thế toàn cầu hóa, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và sự phát triển của mỗi quốc gia. Toàn cầu hoá, theo cách hiểu chung, là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới trong quá trình vận động và phát triển. Hội nhập quốc tế là quá trình tham gia để trở thành một bộ phận cấu thành có vị trí, vai trò nhất định trong các lĩnh vực hoạt động của cộng đồng quốc tế [110, tr.217].
Hội nhập quốc tế ở mức thấp nhất là việc mỗi quốc gia mở rộng quan hệ với bên ngoài, tham gia vào hệ thống quan hệ quốc tế. Ở mức cao nhất, mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập phải trở thành một thành viên có trách nhiệm, có vị trí xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, trở thành một bộ phận cấu thành của nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại. Về thực chất, hội nhập quốc tế là một quá trình vừa có sự hợp tác, vừa có sự đấu tranh trong các mối quan hệ nhiều mặt, đa dạng, song phương, đa phương giữa các chủ thể khác nhau trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Ở Việt Nam, các thuật ngữ có liên quan đến “hội nhập quốc tế” đã được sử dụng từ lâu. Thuật ngữ “nhất thể hóa kinh tế quốc tế” được sử dụng chủ yếu trong bối cảnh hợp tác giữa các nước XHCN những năm 1970 - 1980. Thuật ngữ “liên kết kinh tế quốc tế” được sử dụng khi nói tới sự phát triển các quan hệ kinh tế trên cơ sở tự do hóa mậu dịch giữa các nước không thuộc XHCN đặc biệt là trong khuôn khổ các tổ chức kinh tế khu vực (EC, EU, NAFTA…). Thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN,
AFTA và các thể chế kinh tế quốc tế khác, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2011, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam chính thức sử dụng thuật ngữ “hội nhập quốc tế”. Đảng chủ trương: “Mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” [31, tr.46].
Như vậy, hội nhập quốc tế nhằm mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế đã và đang trở thành xu thế nổi bật của thời đại. Để xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó, mà phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển. Trong quá trình hội nhập, phát huy nội lực và ngoại lực là yêu cầu khách quan đặt ra đối với nước ta.
Phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế là sự nhận thức và vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nội lực và ngoại lực để phát triển.
Nội lực và ngoại lực có quan hệ biện chứng, trong hội nhập quốc tế, mối quan hệ này càng trở nên sâu sắc. Nếu không biết phát huy nội lực và ngoại lực là đi ngược với xu thế và những đòi hỏi khách quan của thời đại.
Hội nhập quốc tế đã làm cho sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng lên, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế và ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến nhau trong lĩnh vực chính trị, an ninh, đặc biệt là trước các vấn đề toàn cầu (ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…). Sự phụ thuộc này tất yếu dẫn tới sự tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả các mặt, các quá trình, yếu tố bên trong của một quốc gia với các yếu tố bên ngoài trên phạm vi toàn cầu. Điều đó tạo cơ sở khách quan để củng cố mối quan hệ biện chứng giữa nội lực và ngoại lực. Trong hội nhập quốc tế, mỗi một thay đổi của ngoại lực đều tác động, ảnh hưởng đến nội lực của không riêng quốc gia nào. Ngược lại, mỗi bước tích lũy, phát triển về nội lực sẽ làm tăng khả năng đối ứng của nội lực trước ngoại lực, từ đó tăng cường khả năng sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Việt Nam là một đất nước có vị trí địa lý chính trị thuận lợi, nằm trong vùng chiến lược, giao lộ hàng hải, hàng không của khu vực và quốc tế, giàu
tài nguyên thiên nhiên, sớm có hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá với các quốc gia khác, do đó, quan hệ khách quan giữa nội lực và ngoại lực cũng đã xuất hiện và tồn tại từ lâu đời. Thực tế cho thấy, bất cứ giai đoạn lịch sử nào, nếu chúng ta biết tận dụng, phát huy nội lực kết hợp với những điều kiện, cơ hội do ngoại lực mang tới, thì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc đều đi đến thắng lợi. Ngược lại, có thời kỳ “ngăn sông, cấm chợ”, chúng ta không biết kết hợp đúng đắn nội lực và ngoại lực, đi ngược với bản chất mối quan hệ khách quan vốn có của hai nguồn lực này, đi ngược với xu thế khách quan của thời đại, đã khiến cho nền kinh tế - xã hội đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, toàn diện. Điều đó cũng minh chứng và khẳng định phát huy nội lực và ngoại lực là hết sức cần thiết và phù hợp với những điều kiện, xu thế khách quan đặt ra.
Phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế là điều kiện để chúng ta xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
Phát huy nội lực là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, làm củng cố, gia tăng tiềm năng, sức mạnh, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Phát huy nội lực cho phép chúng ta có đủ khả năng thích ứng và ứng phó chủ động với các biến động, tác động của ngoại lực đến quá trình phát triển. Trong hội nhập quốc tế, sự dịch chuyển nhanh của các nguồn lực giữa các quốc gia đã làm cho các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển. Nếu nội lực quốc gia không được phát huy, đất nước sẽ rơi vào tình trạng phụ thuộc ngoại lực, mất độc lập, tự chủ về kinh tế, mất ổn định về chính trị, đe dọa độc lập, chủ quyền quốc gia.
Phát huy ngoại lực giúp khai thác những nguồn lực vật chất và tinh thần của quốc tế, hỗ trợ, bổ sung cho nội lực để phát triển. Sự hỗ trợ của quốc tế đối với nước ta hiện nay bao trùm rất nhiều lĩnh vực, phương diện, từ hỗ trợ hoạch định chính sách phát triển, tài trợ hoặc đầu tư vốn cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực… Những sự hỗ trợ đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước