Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Nội Lực Và Ngoại Lực


Thứ nhất, nội lực là khái niệm rộng và luôn có sự vận động, biến đổi

Trong thực tế, nhiều yếu tố từng được xác định là nội lực của quốc gia, thậm chí là nội lực quan trọng nhưng trải qua quá trình phát triển lại không còn giữ vai trò đó và ngược lại. Ở Việt Nam, những năm đầu tiến hành đổi mới đất nước, nguồn lao động giá rẻ được coi là nội lực quan trọng, là lợi thế so sánh của quốc gia nhưng đến nay, với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về nguồn lao động chất lượng cao thì lao động giá rẻ, trình độ thấp không những mất đi vai trò lợi thế so sánh mà thậm chí còn là rào cản cho sự phát triển. Nguồn vốn là yếu tố không được đề cập tới khi nói đến nội lực nước ta thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước nhưng trong hội nhập quốc tế, đây lại là yếu tố rất được coi trọng trong tổng thể nội lực quốc gia.

Nhiều yếu tố được xác định là nội lực trong điều kiện này nhưng lại được xem xét là môi trường, yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy nội lực và ngoại lực trong điều kiện khác. Yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vừa có thể coi là nội lực quốc gia, vừa có thể coi là môi trường, điều kiện để phát huy những nguồn nội lực khác như khoa học công nghệ, nguồn nhân lực…

Thứ hai, nội lực phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người, đặc

biệt là trình độ phát triển khoa học công nghệ.

Với trình độ nhận thức, đặc biệt là trình độ khoa học công nghệ ngày càng được nâng cao, con người đã nghiên cứu, phát hiện những nguồn tài nguyên mới để đưa vào sử dụng, đồng thời sáng chế những vật liệu mới, năng lượng mới thay thế những nguồn tài nguyên cạn kiệt. Đó là cơ sở, điều kiện để mỗi nước nghiên cứu và làm cho nội lực quốc gia ngày càng phong phú.

Thứ ba, nội lực phụ thuộc vào yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia.

Mỗi quốc gia có những điều kiện và định hướng phát triển khác nhau, theo đó, nội hàm khái niệm nội lực được xác định khác nhau. Đối với Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào được coi là những yếu tố cốt lõi của nội lực để phát triển. Còn ở Nhật Bản, với điều kiện tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và dân số già, quốc gia này không coi những


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

yếu tố đó là nội dung cốt lõi của nội lực, thay vào đó là sự phát triển của khoa học công nghệ. Singapore là một quốc gia có diện tích nhỏ, quy mô dân số không lớn, do đó, đất nước này xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là nội lực quan trọng để phát triển.

Như vậy “nội lực” là khái niệm rộng, luôn vận động, biến đổi, phụ thuộc vào trình độ nhận thức và yêu cầu phát triển của mỗi nước, do đó, không thể có một khái niệm nội lực chung cho mọi quốc gia, trong mọi hoàn cảnh. Trên cơ sở những nhận thức đó, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, có thể nêu khái quát quan niệm về nội lực làm công cụ nghiên cứu trong công trình này như sau:

Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 5

Nội lực của nước ta là tổng thể toàn bộ sức mạnh về vật chất và tinh thần bên trong của quốc gia, bao gồm những nội dung cốt lõi như: sức mạnh của nền kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; sức mạnh của nguồn lực con người Việt Nam; khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước ta…

Trong giới hạn công trình này, luận án không có điều kiện để nghiên cứu, đánh giá toàn bộ nội lực quốc gia mà sẽ tập trung làm rõ vai trò của nhà nước trong việc tạo ra những điều kiện, cơ chế, chính sách, môi trường để phát huy nội lực thông qua việc khảo sát, phân tích một số nguồn nội lực là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng sản xuất, mà trước hết và quan trọng nhất là nguồn lực nhân lực, khoa học, công nghệ và nguồn vốn mà chúng ta có. Đây là những yếu tố quan trọng nhất của nội lực hiện nay để chúng ta phát triển đất nước theo chiều sâu. Các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… được luận án xem xét như là môi trường, điều kiện để phát huy các nguồn lực.

2.1.1.2. Ngoại lực

Cùng với việc nêu lên quan niệm về sức mạnh dân tộc - nguồn nội lực to lớn Việt Nam, Hồ Chí Minh đồng thời nêu lên quan niệm về “ngoại lực”, Người gọi đó là “sức mạnh thời đại”. Trong toàn bộ Tư tưởng của Người, sức mạnh thời đại được làm rõ trên hai bình diện: sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của thời đại.


Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra sức mạnh tinh thần của thời đại. Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nghiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” [65, tr.268]. Nhận thức được sức mạnh tinh thần vô giá của thời đại, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là “cẩm nang” thần kỳ”, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [70, tr.128].

Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn nhận thấy một nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao của thời đại, đó là tinh thần yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. Chính tinh thần ấy đã tạo ra “mẫu số chung” của tất cả những dân tộc, của toàn thể loài người vì cuộc sống hòa bình, dân chủ, tiến bộ. Nhờ có “mẫu số chung” đó mà trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, nhân dân Việt Nam đã được chính nhân dân tiến bộ ở Pháp, Mĩ ủng hộ nhiệt thành, làm nên một làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược. Điều đó góp phần làm suy giảm ý chí xâm lược của kẻ địch và góp phần làm cuộc chiến tranh chính nghĩa của chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng.

Khi bàn đến sức mạnh vật chất của thời đại, Hồ Chí Minh đã khái quát những yếu tố sau:

Thứ nhất, sức mạnh vật chất của thời đại chính là sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc thể hiện ở khả năng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí minh chỉ rõ: “Hiện nay tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đế quốc đều lấy ở các xứ sở thuộc địa” [64, tr.243]. Nếu các dân tộc thuộc địa vùng lên đấu tranh, sẽ tạo thành sức mạnh to lớn, chặt đứt nguồn sinh lực và làm suy yếu chủ nghĩa tư bản. Minh chứng bằng sức mạnh của nhân dân thuộc địa châu Á, Người viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ...” [66, tr.554].


Thứ hai, sức mạnh vật chất của thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới và Đảng tiền phong của nó. Đầu thế kỷ XX, loài người chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân, sự ra đời hàng loạt các Đảng cách mạng của giai cấp công nhân với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin; sự thành lập của Quốc tế cộng sản - một tổ chức thống nhất ý chí và hành động của giai cấp công nhân toàn thế giới; sự phát triển từ chỗ hình thành một nước XHCN trở thành hệ thống XHCN với rất nhiều thành tựu nổi bật. Tất cả những yếu tố đó trở thành nguồn sức mạnh to lớn của thời đại, một sự ủng hộ giúp đỡ quan trọng cả vật chất và tinh thần cho tất cả những ai đi theo con đường CNXH, chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng toàn thể loài người.

Thứ ba, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành nhân tố quan trọng cho sức mạnh thời đại. Nhận thức được sức mạnh kỳ diệu của khoa học kỹ thuật, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò động lực của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của mỗi quốc gia: “Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới” [70, tr.355]. Vì vậy, Người luôn căn dặn thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ vào một phần lớn ở công học tập của các em” [67, tr.35].

Như vậy, Hồ Chí Minh tuy không nêu ra khái niệm cụ thể về ngoại lực nhưng có thể thấy rằng, những quan niệm về sức mạnh thời đại của Người đã khái quát được nội hàm của khái niệm ngoại lực và chính Người từ việc nhận thức, khái quát đúng đắn về ngoại lực đã biến những nguồn lực bên ngoài đó thành một nguồn sức mạnh hỗ trợ to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Những quan niệm này của Hồ Chí Minh là cơ sở cho tư duy lý luận và hoạch định chính sách về tranh thủ ngoại lực, nội lực hóa ngoại lực hiện nay.

Ngày nay, nhiều nhà kinh tế, học giả cũng nêu lên nhiều quan niệm khác

nhau xung quanh khái nhiệm “ngoại lực” của Việt Nam trong điều kiện mới.


Giáo sư Trần Văn Thọ, khi xem xét yếu tố ngoại lực đối với nền kinh tế Việt Nam chỉ quan tâm đến các yếu tố: vốn, công nghệ và nguồn lực kinh doanh (năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh). Tuy nhiên, góc độ nghiên cứu chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế đã không cho phép tác giả có cái nhìn tổng quan về các nguồn ngoại lực và tác động sâu, rộng đối với tổng thể nội lực Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội [99].

Tiến sĩ Đoàn Văn Khái nêu quan niệm về ngoại lực, đó là những nguồn lực bên ngoài quốc gia như: sự trợ giúp của nước ngoài, các tổ chức quốc tế về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý… [54, tr.60]. Trong quan niệm này, tác giả đã xem xét khái niệm ngoại lực trong mối quan hệ với nội lực từ góc độ phạm vi tác động của nguồn lực. Đây là những quan niệm tương đối khái quát, có cơ sở triết học, có ý nghĩa về mặt phương pháp luận cho những nghiên cứu về vấn đề này.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để thống nhất quan niệm về ngoại lực, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã chỉ rõ: “Ngoại lực bao gồm cả vốn, tri thức công nghệ, kỹ năng quản lý và thị trường... bổ sung cho nội lực, tạo thêm điều kiện để huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả hơn” [31, tr.180]. Trong quan điểm này, Đảng ta xác định không phải mọi yếu tố, mọi nguồn lực trên thế giới đều được coi là ngoại lực cho sự phát triển đất nước mà chỉ những nguồn lực bên ngoài có tác dụng hỗ trợ bổ sung cho nội lực mới được xác định là những ngoại lực cần thiết cho sự phát triển. Cần lưu ý rằng, đây là quan điểm có ý nghĩa lãnh đạo, chỉ đạo việc phát huy ngoại lực, do đó Đảng giới hạn và định hướng cần phát huy những ngoại lực có khả năng bổ sung cho nội lực, phục vụ cho lợi ích và sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong nghiên cứu khoa học, cần đánh giá cả những ngoại lực có tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển đất nước để đề xuất những giải pháp phát huy nội lực và ngoại lực phù hợp. Quan điểm nêu trên của Đảng đồng thời nhấn mạnh những nội dung cốt lõi nhất của ngoại lực trong giai đoạn hiện nay, đó là vấn đề vốn, tri thức, công nghệ, kỹ năng quản lý thị


trường... Những yếu tố ngoại lực này tiếp tục được Đảng ta nhấn mạnh tại Đại hội XI: “… khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến” [31, tr.236]. Đó cũng là những yếu tố ngoại lực mà luận án sẽ tập trung tìm hiểu và làm rõ về vai trò, hiệu quả tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.

Từ các quan niệm về ngoại lực nêu trên, ta có thể nhận thấy, tương tự như khái niệm nội lực, ngoại lực là khái niệm rộng và mang tính động, luôn vận động và biến đổi theo trình độ nhận thức, quan niệm, yêu cầu, định hướng phát triển của mỗi quốc gia. Ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, trong những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể khác nhau, mỗi nhà khoa học có thể nêu ra những quan niệm về ngoại lực khác nhau. Do vậy, chúng ta không thể có được một khái niệm ngoại lực chung nhất cho mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia mà phải nhận thức ngoại lực trong sự vận động, phát triển, trong bối cảnh cụ thể, trong mối liên hệ với nội lực và tổng thể các nguồn lực khác.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nhà tư tưởng về ngoại lực, có thể nêu khái quát quan niệm về ngoại lực như sau: Ngoại lực là tổng thể những sức mạnh vật chất và tinh thần bên ngoài quốc gia, bao gồm các yếu tố như: vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, trình độ và kỹ năng quản lý… Trong phạm vi có hạn của luận án, công trình này không có điều kiện để nghiên cứu, đánh giá vai trò, sự tác động của từng yếu tố ngoại lực đến sự phát triển đất nước mà chỉ tập trung làm rõ vai trò của nhà nước trong việc huy động, khai thác, sử dụng ngoại lực để xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay.

Với quan niệm về nội lực và ngoại lực như trên, có thể nêu khái quát quan niệm về “phát huy nội lực”, “phát huy ngoại lực”, “phát huy nội lực và ngoại lực” như sau:

Phát huy nội lực là việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để huy động, khai thác, sử dụng và phát triển các nguồn lực trong nước nhằm xây dựng và phát triển đất nước.


Phát huy ngoại lực là việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút, khai thác, sử dụng và phát triển các nguồn lực bên ngoài quốc gia hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển đất nước.

Phát huy nội lực và ngoại lực chính là việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để tranh thủ khai thác hiệu quả những giá trị vật chất, tinh thần của các quốc gia trên thế giới, gắn kết với sức mạnh của các điều kiện vật chất, tinh thần trong nước tạo nên một sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển.

Vấn đề đặt ra là phát huy nội lực và ngoại lực phải đảm bảo tăng trưởng nhanh song hành cùng sự phát triển bền vững nghĩa là tăng trưởng nhanh gắn với việc duy trì và tạo ra tiền đề, nguồn lực cho những quá trình phát triển dài lâu của đất nước. Điều này phụ thuộc rất lớn vào vai trò của nhà nước trong việc điều tiết, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn nội lực và ngoại lực cho sự phát triển. Do vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong việc tạo môi trường, điều kiện, cơ chế, chính sách để nội lực và ngoại lực được phát huy có hiệu quả nhất, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.

2.1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội lực và ngoại lực

Mỗi sự vật, hiện tượng đều chịu sự chi phối của các mối liên hệ bên trong và các mối liên hệ bên ngoài các sự vật hiện tượng đó. Các mối liên hệ bên trong có vai trò quyết định sự phát triển của các sự vật hiện tượng, còn các mối liên hệ bên ngoài có vai trò tác động, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các sự vật hiện tượng.

Sự phát triển của đất nước ta hiện nay chịu sự tác động sâu sắc của nội lực - nguồn lực bên trong của quốc gia và ngoại lực - nguồn lực bên ngoài của quốc gia. Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ biện chứng sâu sắc, trong đó, nội lực là yếu tố quyết định ngoại lực đồng thời quyết định sự phát triển đất nước, còn ngoại lực có vai trò quan trọng, tác động đến nội lực; ngoại lực chỉ phát huy tác dụng thông qua nội lực, nó có thể thúc đẩy hoặc hạn chế nội lực. Nhận định về vai trò của nội lực và ngoại lực trong sự phát triển, Đảng ta chỉ rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, tranh thủ


ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền

vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ” [31, tr.102].

Trong mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực, nội lực luôn là yếu tố quyết định ngoại lực và quyết định sự phát triển của quốc gia.

Nội lực đất nước bao gồm sức mạnh tổng thể của các yếu tố bên trong quốc gia như: tài nguyên thiên nhiên, con người, khoa học công nghệ, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Sự vận động, phát triển của từng yếu tố này và sự tác động qua lại giữa chúng mang lại sự vận động và phát triển của tổng thể nội lực, thúc đẩy và quyết định sự phát triển của đất nước. Chẳng hạn như: sự phát triển của kinh tế xét đến cùng quyết định sự vận động, phát triển của chính trị, tới lượt nó, chính trị ổn định, phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế; khoa học công nghệ phát triển là điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế; chỉ khi kinh tế hùng mạnh mới tạo ra điều kiện để đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Tương tự như vậy, các yếu tố khác của nội lực đất nước luôn vận động, phát triển, tác động qua lại làm cho tổng thể nội lực quốc gia được phát huy, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Nội lực quyết định ngoại lực ở chỗ sự vận động và phát triển của nội lực đặt ra yêu cầu khách quan đối với việc thu hút ngoại lực ở nhiều mức độ: thu hút ngoại lực nào là chủ yếu, quy mô, tốc độ thu hút đến đâu… Trên thực tế, mỗi quốc gia khác nhau căn cứ vào các yếu tố nội lực và trình độ phát triển của nội lực để xây dựng kế hoạch, chiến lược thu hút các ngoại lực cần thiết cho sự phát triển. Nhật Bản là nước có dân số già, luôn trong tình trạng thiếu lao động, do vậy Chính phủ nước này luôn xác định một trong những ngoại lực quan trọng cần phải thu hút đó chính là nguồn nhân lực ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở nhiều nước châu Âu có nền công nghệ tiến tiến, nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, tình trạng dư thừa lao động chất lượng cao và thiếu lao động phổ thông đã khiến các quốc gia này xác định nguồn lao động ở các quốc gia đang phát triển là một trong những nguồn ngoại lực quan trọng cần thu hút. Ở nước ta, do hậu quả của chiến tranh và khủng hoảng trì

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí