Thống Nhất Về Hạ Tầng Công Nghệ Thông Tin Và Ứng Dụng Công Nghệ Trong Hoạt Động Thông Tin


. Quy trình vận hành trang thiết bị, đặc tính từng loại trang thiết bị phục vụ việc tạo lập, phát hành SP&DVTT; cách sử dụng phần mềm, quản trị và điều hành mạng; cách phổ biến thông tin số; cách tìm thông tin hiện đại;

. Các kiến thức, kĩ năng liên quan đến quy trình tổ chức, xử lí, phân phối, chia sẻ nguồn lực thông tin; sử dụng thành thạo công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, nắm vững các ngôn ngữ tìm tin.

. Kĩ năng thực hành và cách giao tiếp thích hợp để hướng dẫn NDT tìm kiếm thông tin; phương pháp nắm bắt, tìm hiểu NCT của NDT.

2) Đối với nhóm cán bộ có chuyên môn về nghiệp vụ xử lí thông tin


Bồi dưỡng một số kiến thức về nghiệp vụ du lịch; kiến thức về đặc điểm, nguồn gốc hình thành, giá trị của các danh lam thắng cảnh, các điểm di tích lịch sử, phong tục tập quán… có như vậy mới làm tốt việc lựa chọn, phân tích thông tin du lịch, làm tốt các dịch vụ hỏi đáp, tư vấn và phổ biến thông tin chọn lọc.

Ngoài kiến thức chuyên môn, nhóm cán bộ này cần có khả năng về ngoại ngữ, tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớp tập huấn nâng cao kĩ năng phục vụ trong môi trường thông tin, và thư viện hiện đại; bồi dưỡng kiến thức tin học và CNTT như tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn về quản trị, điều hành, bảo trì hệ thống mạng và máy tính.

3) Đối với nhóm cán bộ tin học/công nghệ thông tin

Đây là nhóm cán bộ giữ một vị trí khá quan trọng trong quá trình vận hành HTTTDL hiện đại. Đối với cán bộ có trình độ CNTT chuyên sâu nên bồi dưỡng kiến thức về du lịch, về nghiệp vụ quản trị thông tin.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Ngoài việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp từng nhóm cán bộ có tham gia HĐTT như trên, ngành du lịch thường xuyên xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBTT thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thông tin, kĩ năng sử dụng công nghệ đa phương tiện, kĩ năng thu thập, xử lí và khai thác dữ liệu trực tuyến trong và ngoài nước, tạo lập một đội ngũ CBTT có chất lượng, đồng bộ, chuyên sâu đảm bảo các tiêu chí sau:


- Có khả năng tạo ra các SP&DVTT có chất lượng, biết định hướng, tư vấn thông tin cho NDT.

- Có khả năng sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho việc khai thác, xử lí nguồn tin bằng tiếng nước ngoài có hiệu quả;

- Có kiến thức về pháp luật, am hiểu Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bản quyền tác giả, vấn đề bảo mật thông tin và các vấn đề pháp lí khác trong môi trường thông tin điện tử;

3.2.4. Thống nhất về hạ tầng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ trong hoạt động thông tin

Để HTTTDL hoạt động đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc phát huy, tận dụng cơ sở vật chất hiện có, CQTT tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học, CNTT phục vụ HĐTTDL trong môi trường mạng. Để làm điều này, cần phải thiết kế sơ đồ mạng của HTTTDL [Hình 3.6, tr.152] và sự đầu tư hạ tầng CNTT cho CQTT từng cấp như sau:

* Hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm áp dụng tại các cơ quan thông tin du lịch

- Đối với Trung tâm thông tin du lịch ( Trung tâm tích hợp dữ liệu) thuộc Tổng cục Du lịch

Trung tâm tích hợp dữ liệu: bao gồm hệ thống máy chủ, hệ thống mạng LAN điều hành trên đó tổ chức các HTTT, CSDL dùng chung cung cấp thông tin phục vụ mọi đối tượng NDT trong và ngoài nước trên mạng LAN, WAN, Intranet và Internet…

Hệ thống máy chủ tại Trung tâm tích hợp dữ liệu cần có:


Hệ thống máy chủ của trung tâm tích hợp dữ liệu gồm: máy chủ quản lí (Manager Server), máy chủ CSDL (Database Server), máy chủ Web Server, máy chủ thư tín điện tử (Mail Server), máy chủ sao lưu (Backup Server) và Firewall cùng các thành phần phục vụ việc bảo mật, truy nhập từ xa, an toàn hệ thống.[PL3. tr.221]

Máy chủ quản lí hệ thống yêu cầu có cấu hình cao và được cài đặt phần mềm quản lí hệ thống. Máy chủ CSDL có cấu hình cao đáp ứng yêu cầu về độ ổn định và bảo mật các CSDL.



Hình 3 6 Sơ đồ mạng của Hệ thống thông tin phục vụ du lịch Phát triển hệ 1


Hình 3.6. Sơ đồ mạng của Hệ thống thông tin phục vụ du lịch


Phát triển hệ thống CSDL trên nền web và GIS, đáp ứng tính linh hoạt trong công tác thay đổi và chỉnh sửa của mỗi đơn vị thành viên.

Hệ điều hành tại các máy chủ sử dụng hệ điều hành có bản quyền như: Windows Server, Linux, Unix;

Phần mềm cơ sở dữ liệu như: My SQL, SQL server, Oracle, Infomix;


Phần mềm quản lí văn bản điều hành, quản lí tài nguyên...; hệ thống tra cứu thông tin du lịch, hệ thống GIS.

Ngoài ra còn sử dụng các phần mềm diệt viruts, bảo mật, sao lưu và phục hồi dữ liệu chuyên dùng, phần mềm ảo hóa.

* Trung tâm thông tin du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


Đối với hệ thống này, mô hình mạng vừa phục vụ tại tỉnh, thành phố vừa cập nhật thu thập thông tin cho hệ thống CSDL dùng chung vừa cung cấp thông tin cho TTTT, thư viện, bộ phận thông tin hệ thống tại các đơn vị cấp cơ sở.

Hệ thống máy chủ gồm các máy chủ dùng chạy hệ thống CSDL chuyên ngành, hệ thống thư điện tử, hệ thống phần mềm quản lí và sao lưu dữ liệu, firewall. Máy chủ không đòi hỏi nhiều vì kết nối lấy dữ liệu từ TTTTDL thuộc Tổng cục Du lịch [PL3,tr.222].

Hệ điều hành, phần mềm hệ thống: Windows Server, Linux;

Phần mềm CSDL như: My SQL, SQL server; phần mềm chuyên ngành như: Gis, lịch công tác, quản lí văn bản điều hành, quản lí tài nguyên...Các phần mềm sao lưu và phục hồi dữ liệu chuyên dùng, phần mềm diệt virut..

Hệ thống phần mềm, CSDL chuyên ngành phục vụ quản lí: hệ thống quản lí, phân cấp người dùng, hệ thống tra cứu thông tin du lịch, hệ thống phần mềm, CSDL chuyên ngành đặt tại đây cơ bản đồng nhất với hệ thống tại Trung tâm tích hợp dữ liệu; thao tác cập nhật vào CSDL theo quyền hạn được phân cấp cho tỉnh, thành phố, tạo một bản sao lưu tại trung tâm.

* Trung tâm thông tin, thư viện, bộ phận thông tin tại đơn vị cấp cơ sở


Mô hình là một hệ thống mạng LAN chuyên dụng, hệ thống gồm 03 máy chủ dùng chạy các hệ thống CSDL chuyên ngành, hệ thống phần mềm quản lí và sao lưu dữ liệu, firewall [PL3,tr.223].

Hệ điều hành máy chủ có bản quyền dùng windows server, phần mềm CSDL như My SQL; các phần mềm sao lưu và phục hồi dữ liệu chuyên dùng; các phần mềm diệt virut...


Hệ thống phần mềm, CSDL chuyên ngành phục vụ quản lí đặt tại đây được cập nhật lên hệ thống tại TTTTDL thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngoài việc đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ, phần mềm thống nhất như trên, khi HTTTDL đi vào hoạt động, TTTTDL tiến hành xử lí thông tin và lưu giữ SPTT do TTTTDL phát hành và các SPTT do các đơn vị thuộc lĩnh vực mình phụ trách nộp lưu chiểu; thư viện thuộc cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu tăng cường bổ sung tài liệu, biên soạn tổng luận, thư mục chuyên đề, thư mục tóm tắt…Đặc biệt để đảm bảo việc xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin, các CQTT phải thống nhất áp dụng chuẩn trao đổi và các công cụ chuẩn hóa khác trong việc trao đổi thông tin giữa các CQTT trong toàn hệ thống.

Tóm lại, CQTT trong hệ thống đảm bảo yêu cầu về cơ sở hạ tầng phù hợp với từng cấp, thống nhất sử dụng hệ điều hành phần mềm hệ thống: Windows Server, Linux, Unix, My SQL, SQL server, Oracle, Infomix; phần mềm sao lưu và phục hồi dữ liệu chuyên dùng, phần mềm diệt virut, đồng thời thống nhất chuẩn trao đổi, công cụ chuẩn hóa đảm bảo cho HTTTDL quản lí tốt nguồn tin điện tử, số hóa, tài liệu đa phương tiện (multimedia), tích hợp CSDL dùng chung trong toàn ngành; tạo khả năng trao đổi, liên kết chia sẻ thông tin với các CQTT trong và ngoài hệ thống.

3.2.5. Chính phủ ban hành chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hợp lí cho ngành du lịch

Để tăng cường dịch vụ khai thác du lịch qua Internet (giao dịch du lịch điện tử, cung cấp SPTT qua mạng), Chính phủ nên ban hành quy định liên ngành trong việc phối hợp quy hoạch và triển khai xây dựng, sử dụng mạng lưới cơ sở hạ tầng CNTT; gắn quy hoạch phát triển hạ tầng CNTT với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và với quy hoạch phát triển du lịch; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ hạ tầng CNTT; hoàn thiện các quy định về an toàn, an ninh thông tin trên mạng.

Chính phủ và ngành du lịch tập trung chỉ đạo đầu tư các dự án về xây dựng hạ tầng thông tin, hệ thống mạng đáp ứng yêu cầu thực tế xã hội và phát triển du lịch,


chú trọng ưu tiên những vùng có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia; địa bàn khó khăn vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng phát triển du lịch; hỗ trợ kinh phí thuê bao đường truyền Internet (toàn bộ hay một phần, tùy theo điều kiện cụ thể từng các đơn vị), tạo điều kiện để các đơn vị trong ngành xây dựng, chia sẻ, khai thác sử dụng nguồn thông tin số trong môi trường mạng, phục vụ các hoạt động du lịch, phục vụ NCT của NDT du lịch.

3.2.6. Maketing sản phẩm và dịch vụ thông tin qua kênh thông tin truyền miệng từ người dùng tin

Để đảm bảo cho HTTTDL hoạt động đạt hiệu quả cao, các CQTT cần chú maketing các SP&DVTT thông qua kênh truyền miệng từ NDT. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, lí do khách du lịch chọn tour du lịch Việt Nam từ kênh thông tin theo lời khuyên bạn bè, người thân đứng ở vị trí thứ 3, chiếm 41%. Còn theo kết quả khảo sát Google Insights báo cáo: có 45% khách du lịch cá nhân và 54% khách du lịch kinh doanh đã có kế hoạch dựa trên việc tham khảo đánh giá và kinh nghiệm của người khác. Ngoài ra, 40% khách du lịch cá nhân và 46% khách du lịch sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch của họ [15]. Đặc biệt, khi cuộc cách mạng internet đã đạt được thành tựu nhất định, sự lan truyền thông tin trở nên thuận lợi hơn lúc nào hết bởi sự bùng nổ của mạng xã hội, mỗi cá nhân có thể có riêng “tờ báo” của mình bởi các công cụ blog, facebook, twitter… Lúc này, kênh thông tin từ bạn bè, người thân càng phát huy hiệu quả với tốc độ lan truyền mạnh, thời gian lan truyền nhanh, quy mô lan truyền rộng. Vì vậy, thật thiếu sót, nếu ngành du lịch bỏ qua kênh thông tin này. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả cung cấp thông tin du lịch qua kênh này, các CQTT cần lưu ý một số điểm sau:

1) Biến NDT (khách hàng) thành một “superman”


Các đơn vị tập trung vào nâng cao chất lượng SP&DVTT mang tính trọng tâm, trọng điểm, đột phá. NDT sẽ miệng truyền miệng khi họ hài lòng về SP&DVTT mà họ đã sử dụng. Họ như một “super man” mang sứ mệnh “truyền thông”, từ đó có phản ứng lan tỏa cho SP&DVTT của CQTT.


2)Tác động người dẫn dắt tiêu dùng


Các đơn vị nên chọn những những NDT (khách hàng) có ảnh hưởng cao trong xã hội và sử dụng những hình thức chăm sóc khách hàng như các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, thẻ thành viên, thẻ VIP… nhằm khuyến khích sự tham gia truyền miệng của khách hàng khi họ nhận được những ưu đãi của CQTT, của doanh nghiệp. Điểm mạnh của cấp độ này là nhận được sự chứng thực từ những người dẫn dắt – yếu tố tác động rất mạnh vào quyết định lựa chọn sản phẩm, vì người dân thường có tâm lí đám đông và xu hướng noi gương theo thần tượng.

3) Tác động lãnh đạo nhóm


Tác động lãnh đạo nhóm là hình thức truyền miệng tìm kiếm những người ảnh hưởng dẫn dắt các nhóm cộng đồng. Hình thức này đòi hỏi phải có một chương trình tổ chức bài bản, chi tiết và có một lịch trình để theo dõi, chọn lựa được những cộng đồng uy tín trong xã hội để họ có thể lan toả thông tin đến với những người khác một cách nhiệt tình. Điểm mạnh của cấp độ này chính là sự lan tỏa, và sự tác động mang tính tập trung. Tuy nhiên, vẫn phải phụ thuộc vào lòng nhiệt thành của người ảnh hưởng và sức ảnh hưởng truyền thông của người đứng đầu tổ chức.

4) Tham gia vào tổ chức phát triển kết nối


Đây là hình thức chọn những tổ chức mang tính phát triển mối quan hệ để tham gia. Chính hệ thống, quy trình chuyên nghiệp của các tổ chức sẽ liên tục phát triển mối quan hệ và phương thức truyền miệng. Điểm mạnh của hình thức này chính là tính hệ thống chuyên nghiệp, NDT (khách hàng) cập nhật thông tin liên tục, và thông tin sẽ lan truyền nhanh, ổn định.

3.2.7. Tăng cường phối hợp liên kết với bộ, ngành có liên quan


Với bản chất là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, để HTTTDL hoạt động đạt hiệu quả cao, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của ngành, sự nỗ lực của các CQTT, CBTT, ngành du lịch còn cần sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành có liên quan thông qua nhiều hình thức:


1) Tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa TTTTDL thuộc Tổng cục Du lịch với các TTTT thuộc Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, TTTT – thư viện thuộc ngành văn hóa, thể thao trên cơ sở trao đổi và cung cấp thông tin. Hình thức liên kết có hiệu quả thông qua nối mạng.

2) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch chủ động phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo cơ quan báo chí tuyên truyền và hỗ trợ quản lí việc phát hành và khai thác thông tin du lịch của các đơn vị trong và ngoài ngành du lịch.

3) Mở rộng hợp tác trao đổi thông tin giữa ngành du lịch (TTTTDL thuộc Tổng cục Du lịch) với các bộ, ban, ngành có liên quan như công an, hải quan, giao thông vận tải, quản lí môi trường… phối hợp xây dựng SPTT mang tính hướng dẫn về các thủ tục quy định xuất nhập cảnh, cảnh quan môi trường, giấy phép kinh doanh; tiêu chuẩn phương tiện vận chuyển khách du lịch…Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các CQTT của ngành du lịch truy cập vào các website của bộ, ngành lấy thông tin một cách thuận lợi.

4) Ngành du lịch liên hệ với cơ quan nghiên cứu, thư viện, TTTT không thuộc ngành du lịch cung cấp thông tin, hỗ trợ biên tập các SPTT mang tính tra cứu, tìm hiểu thuộc lĩnh vực lịch sử, điểm du lịch, phong tục tập quán các dân tộc, thông tin du lịch nước ngoài, các công trình nghiên cứu về du lịch…thông qua các hợp đồng hợp tác, trao đổi thông tin, dữ liệu với các cơ quan theo định kì.

5)Tăng cường mối liên hệ với các cơ quan báo, đài trung ương và địa phương: phối hợp xây dựng phim tài liệu, phóng sự về du lịch, mở chuyên mục tuyên truyền định kì về điểm du lịch, chương trình du lịch đặc sắc của địa phương… tăng tần xuất phát sóng chương trình tuyến điểm du lịch tới công chúng trong nước (khách du lịch nội địa), giới thiệu tiềm năng du lịch của địa phương, nâng cao nhận thức của nhân dân và kêu gọi đầu tư cho du lịch địa phương.

6) Mở rộng liên kết và hợp tác với các ngành ngoại giao, các hãng hàng không Việt Nam, với cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, thương vụ, trung tâm văn hóa Việt Nam, cộng đồng người Việt ở nước ngoài…hỗ trợ ngành du lịch

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí