của CQTT trong hệ thống: cập nhật, xử lí, lưu trữ và phân phối thông tin cho các đối tượng ở các cấp khác nhau.
- Đối với thông tin tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch
Trên cơ sở chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, ngành du lịch lựa chọn khẩu hiệu có sức bao quát tổng thể đặc trưng văn hóa – con người Việt Nam. Các CQTT nhất quán về nội dung tuyên truyền đưa vào SPTT, với SPTT du lịch cấp quốc gia, cấp ngành quy về một mối do TTTTDL thuộc Tổng cục Du lịch đảm nhận, và thu thập dữ liệu từ địa phương, từ CQTT cấp dưới, từ nguồn tài liệu chính thống để lựa chọn thông tin và xử lí chúng theo chương trình, chủ đề tuyên truyền của ngành đã định cho từng giai đoạn. Với SPTT do TTTTDL thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo nội dung tuyên truyền mang tính đặc thù của địa phương, của doanh nghiệp song vẫn nhất quán về nội dung theo định hướng của ngành và với thông tin từ trung tâm tích hợp dữ liệu.
- Đối với thông tin nghiên cứu
Sau khi nhận kết quả nghiên cứu từ các đơn vị/cá nhân, CQTT xử lí nghiệp vụ lưu trữ tại thư viện, đồng thời truyền về trung tâm tích hợp dữ liệu qua hệ thống mạng, trung tâm này có trách nhiệm tổng hợp xây dựng thành CSDL khoa học và công nghệ dùng chung trong toàn ngành.
- Đối với thông tin thư mục tại thư viện thuộc cơ sở đào tạo du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Về Nhu Cầu Sử Dụng Dịch Vụ Thông Tin Mà Người Dùng Tin Du Lịch Thường Sử Dụng
- Biểu Đồ Về Những Khó Khăn Người Dùng Tin Gặp Phải Khi Tìm Kiếm Thông Tin
- Cơ Chế Hoạt Động Hệ Thống Thông Tin Phục Vụ Du Lịch
- Các Giải Pháp Thực Thi Mô Hình Hệ Thống Thông Tin Phục Vụ Du Lịch
- Đa Dạng Hóa Dịch Vụ Trao Đổi Và Tư Vấn Thông Tin
- Thống Nhất Về Hạ Tầng Công Nghệ Thông Tin Và Ứng Dụng Công Nghệ Trong Hoạt Động Thông Tin
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
Các thư viện hợp tác bổ sung, biên mục, phân loại, biểu ghi thư mục, mỗi đầu tài liệu chỉ xử lí một lần tại một nơi, kết quả xử lí được các thư viện tái sử dụng và có thể sử dụng chung trong toàn hệ thống; xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến bằng việc tập hợp biểu ghi thư mục của các thư viện. Trung tâm tích hợp dữ liệu quản trị hệ thống mục lục liên hợp trực tuyến, quản lí các thành viên, cấp quyền sử dụng và khai thác hệ thống, kiểm soát chất lượng biểu ghi, chỉ đạo sự thống nhất và chuẩn hoá các biểu ghi của đơn vị thành viên; giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, vấn đề liên quan đến nghiệp vụ; thực hiện chức năng an toàn, bảo mật và sao lưu hệ thống; Cho phép
các thư viện tạo dựng sản phẩm và dịch vụ liên thư viện, hỗ trợ các thư viện xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin.
- Cơ chế thu thập thông tin phản hồi từ người dùng tin
Hàng năm, CQTT xây dựng kế hoạch thu thập thông tin phản hồi theo định kì, đột xuất thông qua nhiều hình thức: phát phiếu điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, thăm dò qua mạng Internet, qua website, đặt hòm thư góp ý tại các điểm du lịch, khách sạn nhà hàng, thư viện hoặc qua hội nghị bạn đọc…để tiếp thu ý kiến đóng góp của NDT. CBTT xây dựng biểu đồ theo dõi sự tăng giảm NCT của NDT để tìm ra thông tin gì, loại SPTT nào NDT mong đợi, DVTT nào NDT thường sử dụng làm cơ sở điều chỉnh bổ sung các SP&DVTT phù hợp với từng đối tượng NDT.
2) Tổ chức, quản lí và lưu trữ thông tin du lịch
Khi phát hành SPTT, cơ quan cấp dưới phải thông qua sự kiểm duyệt của cơ quan cấp trên. Với SPTT truyền thống (ấn phẩm thông tin về du lịch), sau khi phát hành, các đơn vị nộp lưu chiểu về TTTTDL và các trung tâm này có nhiệm vụ xử lí nghiệp vụ và lưu giữ tại kho tư liệu. Với SPTT hiện đại, sau khi phát hành phải truyền về TTTTDL thông qua hệ thống mạng, trung tâm tích hợp dữ liệu có nhiệm vụ kiểm soát thông tin, lựa chọn thông tin phù hợp tích hợp vào CSDL dùng chung.
- TTTTDL thuộc Tổng cục Du lịch: Là trung tâm tích hợp dữ liệu của toàn hệ thống, xây dựng CSDL dùng chung, phát hành các SPTT cấp quốc gia, tổ chức, lưu trữ thông tin du lịch cấp quốc gia, hình thành bộ máy tra cứu chung cho cả hệ thống.
- TTTTDL thuộc Sở Văn hoa, Thể thao và Du lịch: : Tổ chức lưu trữ thông tin du lịch mang tính địa phương, xây dựng kho dữ liệu, biên tập, phát hành và quản lí các SPTT phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Thư viện/ phòng quản trị thông tin và điều hành mạng thuộc đơn vị cơ sở: Tổ chức và lưu trữ thông tin phục vụ các hoạt động của đơn vị, cung cấp thông tin và hỗ trợ với TTTTDL của tỉnh xây dựng các SPTT cấp tỉnh, cấp quốc gia.
TTTTDL các cấp có nhiệm vụ điều phối HĐTT trong phạm vi mình quản lí, áp dụng chế tài xử lí đơn vị cung cấp thông tin quảng cáo không đúng sự thật, khen
thưởng đơn vị có thành tích trong việc cung cấp thông tin giá trị, thông tin bổ sung CSDL dùng chung; đồng thời là đầu mối kết nối quản lí thông tin, việc khai thác thông tin được phân cấp theo mức độ khác nhau nhưng vẫn kiểm soát, hỗ trợ hoạt động tại đơn vị đạt hiệu quả cao.
Hình 3.4. Sơ đồ về sự chuyển động thông tin trong hệ thống thông tin phục vụ du lịch
Với cơ chế thu thập, xử lí và lưu trữ thông tin như trên, mỗi CQTT trong ngành hoàn toàn chủ động trong việc xử lí, lưu trữ và khai thác thông tin trong phạm vi của mình đồng thời có trách nhiệm cung cấp thông tin/dữ liệu xây dựng kho dữ liệu dùng chung cho toàn ngành tạo sự tối ưu thành phần tài liệu trong từng cấp và chuẩn hóa nguồn thông tin lưu trữ trong hệ thống, tạo nên sự chuyển động thông tin trong hệ thống theo hướng tích cực [Hình 3.4,tr.128]. Từ đó, tạo nên
nguồn lực thông tin thống nhất đồng bộ từ trung ương đến địa phương, tránh được sự chồng chéo, lãng phí trong HĐTT, tăng tính chuyên nghiệp cho các SP&DVTT du lịch, hỗ trợ các CQTT cùng phát triển.
3) Cơ chế xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin
Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin là sự phối hợp giữa các CQTT trong hệ thống nhằm khắc phục tình trạng thiếu thông tin, trùng lắp thông tin và thông tin không thống nhất do các CQTT hoạt động riêng lẻ. Việc xây dựng này tạo mối quan hệ tương tác tích cực về thông tin giữa các CQTT, tạo nguồn lực thông tin phong phú, đủ sức đáp ứng NCT của NDT du lịch. Để triển khai việc phối hợp và chia sẻ nguồn lực thông tin các thành viên trong hệ thống phải đảm bảo các điều kiện sau:
Về mặt kĩ thuật: Các đơn vị đảm bảo hạ tầng CNTT, triển khai ứng dụng công nghệ, phần mềm tuân thủ sự chỉ đạo của trung tâm tích hợp dữ liệu;
Về mặt thông tin: Mỗi đơn vị phải quản trị tốt vốn thông tin được sở hữu, thông báo nguồn tin mình hiện có theo định kì, thông báo khả năng và mức độ tham gia hợp tác, tham gia phối hợp và chia sẻ nguồn lực thông tin, cụ thể:
Đối với thông tin, CSDL dùng chung, các đơn vị thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của từng cấp, theo cách tổ chức và lưu trữ thông tin trong hệ thống.
Đối với thông tin mang tính đặc thù, CSDL chuyên biệt, hoặc tài liệu không công bố, các đơn vị tự thỏa thuận với nhau trong việc xây dựng kho tài nguyên chung, đồng thời xây dựng quy chế hoạt động riêng quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của từng đơn vị, trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.
Đối với thư viện: Chia sẻ tài liệu, thông tin với nhau qua hình thức mượn liên thư viện. Đối tượng phục vụ là NDT có thẻ mượn thuộc các thư viện thành viên. Để thực hiện dịch vụ này, các thành viên phải xây dựng mục lục liên hợp, có sự cam kết về nghĩa vụ, trách nhiệm, chi phí...các giao dịch theo quy trình thống nhất, và báo cáo định kì theo mẫu thống kê của hệ thống. Mượn liên thư viện là cơ sở để thoả mãn một cách toàn diện và kịp thời về NCT của NDT, đồng thời phát huy hiệu quả cao nhất vốn tài liệu, thông tin của các thư viện.
Đối với các TTTTDL: Các TTTTDL thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thế mạnh về phát triển du lịch mang tính tương đồng có thể hợp tác, liên kết xây dựng các SPTT, xây dựng nguồn lực thông tin số mang tính đặc thù nhằm hỗ nhau trong công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch như các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu cùng phối hợp xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin về du lịch biển đảo; các tỉnh, thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang cùng phối hợp xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin về du lịch sông nước ...
Như vậy, cơ chế xây dựng và chia sẻ thông tin trong HTTTDL được tổ chức vừa theo chiều dọc (các CQTT từ trên xuống dưới), vừa theo chiều ngang (các CQTT du lịch có đặc thù giống nhau). Thông tin số được lưu trữ trong hệ thống máy chủ của các CQTT. Thông tin truyền thống được lưu trữ tại TTTTDL, thư viện. Bất cứ CQTT nào trong hệ thống cũng đều có thể chia sẻ thông tin dễ dàng, hình thành mối quan hệ và tinh thần hỗ trợ giữa các CQTT với nhau tạo ra sự thống nhất mục tiêu, định hướng HĐTT trong toàn ngành;
4) Cơ chế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thông tin
Yếu tố con người luôn là vấn đề then chốt quyết định sự hoạt động và thành công của HTTTDL. Để có đội ngũ CBTT có chất lượng, ngành du lịch nên xây dựng cơ chế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBTT như sau:
Tổng cục Du lịch xây dựng chương trình, đề án hỗ trợ đào tạo CBTT cho các đơn vị trong ngành theo hình thức hỗ trợ đầy đủ hoặc một phần, trực tiếp hoặc gián tiếp; chương trình, đề án đảm bảo quy trình: xác định nhu cầu (dựa trên sự so sánh giữa mức độ thành thạo công việc của CBTT với mức độ công việc mà họ đảm nhận), lập kế hoạch (CQTT xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ CBTT phù hợp với từng nhóm đối tượng và gửi về TTTTDL tập hợp). Các CQTT thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của ngành, của đơn vị và cuối cùng là đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng.
TTTTDL thuộc Tổng cục Du lịch là đơn vị xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kĩ năng và nghiệp vụ cho CBTT
thuộc TTTTDL tỉnh, thành phố. TTTTDL thuộc tỉnh, thành phố có trách nhiệm mở lớp đào tạo bồi dưỡng cho CBTT thuộc bộ phận thông tin đơn vị cơ sở.
Ngoài ra, để có đội ngũ cán bộ chất lượng cao: Ngành du lịch cũng nên có một cơ chế thu hút nhân tài là các chuyên gia thông tin, quản lí CNTT và các chuyên gia có kinh nghiệm về việc phát hành các SPTT tuyên truyền quảng bá du lịch bằng các hình thức ưu đãi về tuyển dụng, tăng lương, bố trí nhà ở và sắp xếp vị trí công tác phù hợp.
Kinh phí thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng: Đối với các TTTTDL, thư viện sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính của đơn mình theo quy định của pháp luật phục vụ công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực HĐTT.
5) Cơ chế tài chính đảm bảo cho hệ thống thông tin phục vụ du lịch hoạt động
Kinh phí đảm bảo cho HTTTDL hoạt động được huy động từ các nguồn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Đối với việc đầu tư trang thiết bị
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch cân đối kinh phí xây dựng và đầu tư trang thiết hiện đại cho trung tâm tích hợp dữ liệu, đặc biệt đảm bảo đủ một số máy chủ như: máy chủ quản trị hệ thống, máy chủ CSDL, Máy chủ Web Server, máy chủ sao lưu dữ liệu và Firewall cùng các thành phần phục vụ việc bảo mật, truy nhập từ xa, an toàn hệ thống. Máy chủ CSDL (chủ yếu CSDL thông tin trên web cũng như GIS) có cấu hình cao. Bên cạnh nhu cầu về độ ổn định, phần bảo mật các CSDL cũng phải được chú ý bởi điều này có tính quyết định đến việc lựa chọn hệ điều hành chạy trên máy chủ CSDL.
Kinh phí đầu tư nâng cấp TTTTDL thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch được trích từ nguồn ngân sách của địa phương. Đối với doanh nghiệp du lịch, nhà nước hỗ trợ kinh phí bằng hình thức cho vay ưu đãi để mua sắm trang thiết bị hiện đại, phục vụ HĐTT.
Đối với thư viện: Ngoài kinh phí hoạt động thường xuyên, nguồn thu xã hội hóa, các cơ sở đào tạo tận dụng nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nguồn vốn vay ODA... đầu tư xây dựng thư viện điện tử, trang thiết bị hiện đại phục vụ dịch vụ đào tạo trực tuyến và chia sẻ nguồn học liệu điện tử giữa các cơ sở đào tạo.
- Đối với việc xây dựng và phát hành sản phẩm thông tin
Kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ sản xuất ấn phẩm quảng bá, xúc tiến du lịch và được áp dụng theo tỉ lệ: 100% kinh phí cho các hoạt động do cơ quan trung ương chủ trì; hỗ trợ không quá 70% kinh phí đối với các hoạt động do các cơ quan trung ương chủ trì có sự tham gia của địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và các đối tác khác; hỗ trợ không quá 50% kinh phí đối với các hoạt động do địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và các đối tác khác chủ trì [19]. Ngoài ra, để tăng thêm nguồn quỹ hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam, ngành du lịch nên đề nghị với Chính phủ thực hiện phương án trích một đô la Mỹ/đêm phòng khách sạn của khách quốc tế. Nguồn kinh phí này sẽ giúp ngành du lịch chủ động hơn trong việc biên tập, phát hành các SPTT theo đúng chủ đề với từng sự kiện, từng chiến dịch tuyên truyền xúc tiến du lịch.
Các đơn vị trong ngành tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hạch toán chi, và chất lượng SPTT do các đơn vị đảm nhiệm. Với SPTT mang cấp quốc gia, nhà nước cấp kinh phí thông qua hình thức kí hợp đồng hàng năm (đối với nhiệm vụ thường xuyên) hoặc đặt hàng đột xuất (đối với nhiệm vụ đột xuất), có kiểm tra định kì, đột xuất, nghiệm thu, thanh lí hợp đồng đúng theo quy định. Với các SPTT phục vụ nhu cầu trực tiếp kinh doanh của từng đơn vị, thực hiện theo cơ chế tự chủ, cơ chế thị trường với đúng nghĩa thông tin là một loại sản phẩm hàng hóa và chịu sự quản lí giám sát của cơ quan cấp trên.
- Đối với việc bổ sung vốn tài liệu tại thư viện thuộc cơ sở đào tạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch xây dựng chính sách mang tính pháp lí về sự đầu tư cho các thư viện trước mắt cũng như lâu dài. Đó là một hạng mục chi tiêu chính thức và đảm bảo trong ngân sách nhà trường, mỗi cơ
sở đào tạo dành từ 2-5% ngân sách giáo dục của trường cho nguồn tài liệu và các bộ sưu tập khác của thư viện. Tiêu chuẩn ngân sách dành cho việc xây dựng nguồn lực thông tin được tính trong tiêu chuẩn đánh giá “Cơ sở hạ tầng giảng dạy cơ sở”.
Chính sách này đã được áp dụng thành công ở Trung Quốc. Trung Quốc đưa ra tiêu chuẩn đánh giá cơ sở hạ tầng của các cơ sở đào tạo là: Trường đạt điểm A (điểm cao nhất) phải có 5% trong tổng số ngân sách giáo dục dành cho việc mua sắm tài liệu cho thư viện còn trường đạt điểm C (điểm thấp nhất) chỉ cần 3%.
Hoặc các cơ sở đào tạo có thể vận dụng công thức tính kinh phí bổ sung tài liệu cho từng năm theo công thức sau:
T = (A x S1) + (B x S2) + (C x S3)
Trong đó:
T - Kinh phí bổ sung tài liệu cho thư viện A - Tổng số học sinh sinh viên của trường
S1 - Kinh phí bổ sung/01 sinhviên, được nhà trường quy định hàng năm B - Tổng số học viên sau đại học
S2 - Kinh phí bổ sung/01 học viên, được nhà trường quy định hàng năm C - Tổng số cán bộ, giảng viên của trường
S3- Kinh phí bổ sung/01 cán bộ, giảng viên được nhà trường quy định hàng năm
Ví dụ:Năm 2014, Trường X có 20.000 sinh viên và quy định S1 = 50.000đ/1sv; 1000 học viên SĐH và 500 cán bộ, giảng viên được quy định S2,3 = 100.000đ/1 người.
Ta sẽ có: Kinh phí bổ sung tài liệu cho thư viện trường X năm 2014 là:
(20.000 x 50.000đ) + (1000 x 100.000đ) + (500 x 100.000đ) = 1.150.000.000 đ [13]
Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên dành một khoản kinh phí nhất định để xây dựng CSDL chương trình, giáo trình, nguồn học liệu điện tử.
Một tập hợp các cơ chế HĐTT như trên sẽ là công cụ để các cơ quan quản lí kiểm soát các HĐTTDL, bảo vệ quyền lợi của các CQTT khi tham gia hệ thống, là cơ sở để xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin, phát huy sức mạnh thông tin trong hệ thống và tạo điều kiện để NDT yên tâm, tin tưởng với những thông tin do hệ thống cung cấp.