Một Số Khuyến Nghị Và Hàm Ý Chính Sách


Công ty chúng tôi khá đắn đo trong việc thực hiện các dự án sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường vì công ty sẽ phải rót thêm một khoản vốn đầu tư ban đầu khá cao. Trong khi đó, khi bắt đầu một sản phẩm mới chúng tôi phải tính đến việc xử lý hàng tồn kho, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, bảo hộ thương hiệu, tiếp cận vốn vay... Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để phát triển xanh, trong khi không có nguồn lực dành cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Chính phủ trong kế hoạch trung hạn” – (CEO1).

Ngoài ra, trên thế giới, mặc dù công nghệ xanh đã rất phát triển, song thực tế áp dụng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế nhất định.

“Thực ra, vấn đề khá lớn của doanh nghiệp là kỹ năng và trình độ của lực lượng lao động chưa theo kịp công nghệ tiên tiến, hiện đại được chuyển giao từ các nước tiên tiến. Chưa kể đến việc đầu tư, chi phí ban đầu lớn tác động rất nhiều đến việc tiếp cận công nghệ xanh” (BOD1).

TQHĐ ở khía cạnh khách hàng chịu sự tác động nhỏ bởi TNXH ở khía cạnh kinh tế và xã hội, không chịu tác động bởi TNXH ở khía cạnh môi trường

Từ cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu, TNXH có tác động đến TQHĐ ở khía cạnh khách hàng, tuy nhiên mức độ còn thấp. Thực hiện TNXH sẽ làm cho danh tiếng của doanh nghiệp trong thị trường cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu tăng lên (Sweeney, 2009). Đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, TNXH là đảm bảo điều kiện làm việc cho nhân viên, đảm bảo môi trường, thu mua có đạo đức và làm cho khách hàng đánh giá cao danh tiếng của doanh nghiệp dẫn đến đơn hàng đến nhiều hơn.

“Thực hiện các hoạt động TNXH đôi khi không phải hướng đến mục đích trực tiếp là tăng lợi nhuận, thậm chí còn tốn phí. Tuy nhiên, đây là một trong các cách rất tốt để truyền thông, PR, xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty chúng tôi đối với khách hàng. Từ đó, thu hút khách hàng dễ dàng hơn dẫn đến có thể tác động đến tài chính nhưng có lẽ là lâu dài, chứ ngay lúc này không thể thấy hết được” – (FA1).

Thực hiện TNXH giúp khách hàng có ấn tượng tích cực về doanh nghiệp. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm cũng được chú trọng hơn do doanh nghiệp đã áp dụng các


tiêu chuẩn kiểm soát về chất lượng. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm tốt sẽ giúp giữ chân khách hàng tốt hơn vì vậy lòng trung thành của khách hàng cũng tăng lên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Mặt khác, TNXH ở khía cạnh môi trường không có tác động đến TQHĐ ở khía cạnh khách hàng. Dù nhận thức của khách hàng về bảo vệ môi trường, nguồn nguyên liệu xanh sạch đã có gia tăng nhưng số lượng khách hàng này ở Việt Nam thường tập trung với đối tượng tri thức, chiếm số không lớn trong thị phần của doanh nghiệp.

“Thực tế, khách hàng quan tâm nhiều đến giá cả, dịch vụ, chất lượng chứ chưa quan tâm nhiều đến việc doanh nghiệp có bảo vệ môi trường không?” (CEO2)

Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam - 21

Trái lại, với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn 10 năm qua, nhiều thói quen tiêu dùng, nhất là ở thế hệ trẻ, đã trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến các nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái và phát triển không bền vững. Trong khi đó, các hoạt động đã triển khai mới dừng ở mức nâng cao nhận thức cộng đồng.

“Doanh nghiệp tiến hành truyền thông trong sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi ni lông sinh thái, 3R và là những hoạt động đơn lẻ, thiếu tính kết nối, phạm vi tác động giới hạn trong khuôn khổ của một nhóm đối tượng hưởng thụ trực tiếp, vì vậy, chưa có tính phổ biến và tính bền vững” (CEO5).

Bên cạnh đó, ở Việt Nam, thực hiện TNXH ở khía cạnh môi trường gây ra không ít khoản chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài việc đầu tư vào các quy trình sản xuất, doanh nghiệp còn phải đầu tư cho việc giáo dục ý thức của người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những vướng ngại khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà trong đầu tư cho các hoạt động TNXH ở khía cạnh môi trường.

Ngoài ra, các tiêu chí về TNXH môi trường chưa phải là yếu tố để một doanh nghiệp thu hút số lượng lớn khách hàng, hay giữ chân khách hàng. Do đó, TNXH ở khía cạnh môi trường chưa tìm thấy được tác động đến TQHĐ ở khía cạnh khách hàng.


Kết luận Chương 3

Nội dung Chương này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về đo lường TNXH, TQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam năm 2017 – 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc thực hiện TNXH tuy nhiên ở các mức độ khác nhau. Các giả thuyết nghiên cứu đã được giải thích. Sự tác động tích cực trực tiếp của TNXH đến TQHĐ được tìm thấy thông qua các phương pháp phân tích định lượng.


CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Giới thiệu

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 3, nội dung chương này trình bày tóm lược kết quả nghiên cứu thực nghiệm về TNXH và TQHĐ, sự tác động của TNXH đến TQHĐ của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ các kết quả này, hàm ý quan trọng về chính sách cho các cơ quan quản lý nhà nước, nhà quản trị công ty trong việc nâng cao TNXH và TQHĐ của doanh nghiệp.

4.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả này cho thấy rằng TNXH ở khía cạnh xã hội và kinh tế đều có tác động đến thành quả hoạt động ở tất cả các khía cạnh tài chính, học hỏi và phát triển, quy trình nội bộ, khách hàng. Ngoài ra, tất cả các hệ số đường dẫn đều mang dấu dương chỉ ra rằng chiều tác động giữa các nhân tố đều là thuận chiều (tức là tác động tích cực).

Xét về độ lớn của hệ số tác động đến thành quả hoạt động, TNXH ở khía cạnh kinh tế tác động mạnh hơn TNXH ở khía cạnh xã hội và môi trường. Trong đó, sự ảnh hưởng của TNXH ở khía cạnh kinh tế đến thành quả ở khía cạnh tài chính là lớn nhất với mức tác động là 0.362. Phân tích sâu hơn từ kết quả ma trận tương quan giữa các biến quan sát, biến quan sát KT1 – các khoản phải nộp cho nhà nước, KT2 – mức lương khởi điểm cao hơn mức lương tối thiểu và công bằng, KT6 – phòng chống và xử lý hành vi gian lận, tham nhũng KT7 – cạnh tranh lành mạnh có tương quan lớn đến biến TC4 – Khả năng sinh lời của tài sản TC5 – Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, mức lương của người lao động cao hơn mức lương khởi điểm, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, có biện pháp chống tham nhũng tốt trong nội bộ thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng hơn.

Tiếp theo phải kể đến sự tác động của TNXH ở khía cạnh môi trường đến thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ với mức độ 0.304. Qua đó thấy rằng thực hiện TNXH liên quan đến môi trường có ảnh hưởng khá nhiều đến quy trình nội


bộ tại doanh nghiệp. Cụ thể, mức độ tương quan cao xảy ra giữa các biến quan sát MT1 – Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, MT2 – Tiết kiệm tiêu thụ năng lượng, MT3 – thực hiện đúng quy định về phát thải (khí nhà kính), nước thải và chất thải NB7 –Tỉ lệ sản phẩm hỏng, phải làm lại hoặc dịch vụ không đạt yêu cầu ngày càng giảm. Chứng tỏ các doanh nghiệp có chú trọng đến tiết kiệm nguyên vật liệu, có giải pháp kiểm soát và theo dõi tiêu thụ năng lượng, hệ thống khí thải và chất thải đảm bảo thường sẽ có quy trình hoạt động sản xuất, cung ứng, quản lý thời gian và chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt hơn. Do đó, thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ sẽ cao hơn. Ngoài ra TNXH ở khía cạnh môi trường có sự ảnh hưởng đến thành quả ở khía cạnh tài chính mặc dù ở mức độ chưa cao (0.133). Trên thực tế, chi phí năng lượng là một thành phần quan trọng nằm trong giá thành sản phẩm. Bởi vậy, tiết kiệm năng lượng là một chủ đề được quan tâm vừa giúp giảm chi phí, vừa để bảo vệ môi trường và góp phần ổn định việc sử dụng năng lượng trong khu vực – đặc biệt là điện. Vì vậy môi trường có tác động cùng chiều đến thành quả ở khía cạnh tài chính.

Thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi và phát triển đều chịu sự ảnh hưởng của TNXH ở cả 3 khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội ở mức độ 0.2, cho thấy doanh nghiệp quan tâm đến thực hiện TNXH ở các nội dung đều có những tác động đến khả năng học hỏi và phát triển của đơn vị. Trong đó, mức độ tương quan giữa XH3 - chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng cho nhân viên PT1 – Trình độ và kiến thức chuyên môn, PT2 – Kỹ năng “mềm”, PT3 – Năng suất là cao nhất. Kết quả này thể hiện một xu hướng rất rõ ràng, doanh nghiệp đầu tư vào chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng cho người lao động sẽ giúp nâng cao về trình độ, kỹ năng và năng suất lao động của nhân viên. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Phạm Việt Thắng (2018), Phan Thị Thu Hiền (2019). Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của TNXH đến thành quả ở khía cạnh học hỏi và phát triển chưa cao. Vì trên thực tế, số lao động nghỉ việc hàng năm ở một số tập đoàn chưa được cải thiện nhiều trong các năm qua. Lao động nghỉ việc chủ yếu là lao động phổ thông và nhân viên bán hàng. Ngoài lý do là các đối tượng này có nhiều lựa chọn công việc trên thị trường


lao động và sự cạnh tranh lao động của các công ty khác. Một phần nguyên nhân do chính sách đãi ngộ và thu nhập trong ngắn hạn chưa đủ hấp dẫn vượt trội để giữ chân họ.

TNXH được tìm thấy có sự tác động khá nhỏ đến thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng (hệ số đường dẫn khoảng 0.159 và 0.176), trong đó TNXH ở khía cạnh môi trường không tìm thấy tác động đến thành quả ở khía cạnh khách hàng. Sự nhận thức của khách hàng đến hoạt động về môi trường chưa cao, khách hàng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ hơn là những hoạt động xã hội hoặc các hoạt động môi trường của doanh nghiệp.

Các mối quan hệ giữa các khía cạnh đánh giá thành quả hoạt động đều có tác động thuận chiều ở mức ý nghĩa 1%, trong đó sự ảnh hưởng của thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ đến khía cạnh khách hàng là mạnh mẽ nhất (0.428). Trong đó, các yếu tố NB2 - Khả năng cải tiến sản phẩm/dịch vụ hiện tại (về chất lượng, hình thức mẫu mã) tương quan lớn đến KH1 - Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ KH5 – Sự trung thành của khách hàng. Kết quả này chứng minh rằng khi doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm cải tiến về chất lượng, hình thức hoặc mẫu mã của sản phẩm, phương thức triển khai của dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do đó, doanh nghiệp nhận được sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn, đồng thời khách hàng sẽ tiếp tục mua hàng, giới thiệu hoặc có những phản hồi tích cực về các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó tác động của thành quả học hỏi và phát triển đến quy trình nội bộ, sự tác động của khía cạnh khách hàng đến khía cạnh tài chính là gần như nhau (ở mức độ hơn 0.2). Tức là, khi người lao động có nhiều sáng kiến áp dụng vào công việc, năng suất tăng, môi trường làm việc được cải thiện, mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản lý tốt thì hiệu quả sản xuất tăng lên, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, khả năng xử lý thông tin của doanh nghiệp cũng ngày được cải thiện hơn. Từ những ý trên, dẫn đến kết quả là sự hài lòng khách hàng tăng lên, lòng trung thành của khách hàng cũng tốt hơn, thương hiệu của doanh nghiệp cũng được nhận dạng dễ dàng hơn.


Hơn thế nữa, khi khách hàng càng hài lòng về chất lượng sản phẩm thì khả năng tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng là trung gian trong mối quan hệ giữa TNXH khía cạnh xã hội, kinh tế và thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính. Doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH với xã hội, kinh tế thì sẽ làm tăng thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng. Thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng góp phần làm tăng thành quả ở khía cạnh tài chính. Tuy nhiên, TNXH ở khía cạnh môi trường không tác động đến thành quả ở khía cạnh tài chính thông qua trung gian là thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng.

Thành quả hoạt động ở quy trình nội bộ và thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng lần lượt là trung gian trong sự tác động của TNXH ở cả ba khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội đến thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính. Điều này có nghĩa là thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ sẽ tăng lên khi doanh nghiệp quan tâm đến TNXH liên quan đến kinh tế, môi trường, xã hội. Từ đó, dẫn đến thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng sẽ tốt hơn và tác động tích cực đến thành quả ở khía cạnh tài chính.

Quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh đánh giá thành quả hoạt động theo quan điểm của thẻ điểm cân bằng đã được chứng minh. Cái gốc được bắt đầu từ vấn đề con người, tức là thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi và phát triển có tác động tích cực đến thành quả ở khía cạnh quy trình nội bộ. Từ đó, thành quả ở khía cạnh quy trình nội bộ sẽ tác động đến thành quả ở khía cạnh khách hàng. Cuối cùng thành quả ở khía cạnh khách hàng sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến thành quả tài chính.

TNXH ở khía cạnh xã hội và kinh tế không tác động đến chuỗi quan hệ nhân quả của các khía cạnh thành quả hoạt động theo hướng từ thành quả học hỏi và phát triển đến thành quả quy trình nội bộ, tiếp đến là thành quả ở khía cạnh khách hàng và thành quả ở khía cạnh tài chính. Tuy nhiên, TNXH ở khía cạnh môi trường lại tìm thấy sự tác động cùng chiều đến mối quan hệ nhân quả này.

4.2. Một số khuyến nghị và hàm ý chính sách


Từ kết quả nghiên cứu kết hợp thực tiễn về thực hiện TNXH và đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau:

4.2.1. Đối với các doanh nghiệp

- Về TNXH

Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày ở Chương 3 là các giả thuyết H1, H2, H3, H4 chấp nhận. Điều này cho thấy TNXH ở tất cả các khía cạnh xã hội, môi trường, kinh tế đều có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng ở mức độ thấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức thực hiện TNXH đảm bảo chất lượng, nhấn mạnh vào những yếu tố có nhiều tác động đến thành quả hoạt động.

TNXH ở khía cạnh xã hội

Trước hết, doanh nghiệp cần đặt tiêu chí đảm bảo lợi ích và sự công bằng trong việc trả lương và khoản phúc lợi cho người lao động. Sự công bằng thể hiện qua những quy định rõ ràng về lương, thưởng hay phúc lợi đối với nhân viên toàn thời gian, bán thời gian hay nhân viên tạm thời. Ngoài ra, việc không phân biệt đối xử với nam và nữ, giữa những người yếu thế trong xã hội cũng cần được đảm bảo thực hiện tốt để tạo nên môi trường làm việc công bằng, đảm bảo cho người lao động.

Xây dựng môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động nhằm giảm tỷ lệ thương tích, bệnh nghề nghiệp, tử vong liên quan đến công việc. Để gia tăng sự cam kết, doanh nghiệp có thể thành lập “Uỷ ban an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp”, “Ban An toàn” hoặc “Phòng Môi trường và An toàn Lao động” chính thức trong tổ chức, cùng sự đại diện của người lao động để thể hiện vai trò bảo vệ người lao động. Hơn nữa, các chủ đề về sức khoẻ và an toàn lao động được đề cập chính thức trong hoạt động công đoàn.

Chú trọng đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ thông qua các chương trình giảng dạy kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, các hoạt động tập huấn kỹ năng mềm cần được thực hiện nhiều hơn để tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp. Ví dụ khoá đào tạo “Kỹ năng quản lý hiệu quả” cho nhân sự chủ chốt, đào tạo nâng cao

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí