Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 31




đình "Thân minh" [trình bày để làm sáng

tỏ sự việc], treo bảng gỗ để ghi điều thiện điều ác (xem thêm ở năm Giáp Thân).



95b

Lấy Nguyễn Đình Phổ làm Hiệp trấn Hải Dương (Nguyễn Đình Phổ là người Cổ Đô.)

Cho Chưởng cơ lĩnh Trấn thủ Hải Dương là Nguyễn Đình Phổ lĩnh

trấn thủ Thanh Hoa

Chép khác nội dung

95b

Nguyễn Chấn làm Tham hiệp Bắc Ninh (vừa nhận chức quan thì chết).

Không chép


95b

Trộm lấy mất sổ ghi chép bằng cứ của Bắc Ninh.

Không chép


95b

Biếm chức Tham tán Nguyễn [Công] Trứ xuống làm Huyện thừa.

Thự Hữu tham tri Hình bộ là Nguyễn Công Trứ và thự Hiệp trấn Nam Định là Nguyễn Nhược Sơn đều bị phạt giáng chức, Trứ trước đi doanh điền ở Nam Định có tên quyến sai đội trưởng ở trấn là Phí Quy Trại có tiếng là hào phú, từng được theo đi để sai phái, đến nay Nhược Sơn vào chầu, Trại đi theo. Trứ với Nhược Sơn cùng cử Trại làm huyện thừa huyện Tiền Hải… (vì tội cử người không có tài năng) vua xuống chỉ giáng bổ Trứ làm tri huyện Kinh huyện….

( sự kiện này được chép vào tháng 1 năm 1831)

Chép khác nội dung và thời gian

96a

Sai quan trấn Hưng Hóa kinh lý việc biên thùy ở Phong Thu. (theo chiếu chỉ cứ thuận theo đường sông, thấy người và vật yên ổn đông đúc, xem thấy thực là yên vui).

Vào đời cuối của nhà Lê, châu Phong Thu, Hưng Hóa bị mất vào nước Đại Thanh. Mới đầu dân châu lưu tán, về với nước ta. Thế tổ thiết lập trưởng châu, dựng đồn

binh để chiêu an dân chúng…….

(xem thêm ĐNTL mục tháng 6 năm 1831)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 31



96b

Ngày 17, lấy chức Binh tào Bắc Thành là Đặng Đình Hòa lưu thủ Hưng

Hóa.

Không chép


97a

Lấy chức Hộ tào Bắc Thành là

Nguyễn Vinh quyền nhiếp Hiệp trấn Bắc Ninh.

Không chép


97a

Ngày 12, tháng 7, mùa thu, triệu Hiệp trấn Bắc Ninh là Nguyễn Nhuận vào

triều.

Không chép


97b

Ngày hôm đó có khí tía bay ngang, kéo dài ở phía đông nam như sông Thiên Hà, trong chốc lát lại biến sang màu trắng.

Ngày 14, Giáp Tý, bầu trời trong xanh.

Mặt trời mọc, không một gợn mây, trời dịu, không có bóng nắng, lúc hoàng hôn cũng thế. Buổi tối trăng nhô lên, có

khí tía vây tròn, ở dưới có vì sao lớn theo cùng.

Không chép


97b

Sửa đắp đường cái quan (rộng 5 thước, cao 1 thước 5 tầm).

Không chép


98a

Mưa lớn, đê ở Chương Đức, Duy Tiên bị vỡ.

Xuống chiếu tìm lão nông hỏi thăm về sự vất vả, khó khăn của việc cày cấy

Không chép


98a

Tháng 8, ở Bắc Thành, sâu ăn lúa lại hoành hành. Lúa nếp bị sâu ăn hại rất nhiều, cũng có nơi chỉ còn thân khô mà

thôi.

Không chép


98a

Ngày 14 tháng ấy, muỗi và côn trùng bay loạn.

Không chép


98a

Hà Tông Quyền bị giáng cấp, làm Hiệu lực đi Tây Dương.

Không chép


98b

Tháng 9, Bắc Thành bị hỏa hoạn lớn

(đầu tiên là vào ngày mồng 5, mồng 15 và ngày 19, đại để xảy ra ba lần).

Không chép


98b

Ngày mồng 7, bãi bỏ ti tổng trấn Bắc Thành, đổi thành địa phận tỉnh hạt, xếp đặt lại chức quan.

(sự kiện này được chép vào tháng 10 năm 1831, xin xem thêm ĐNTL, tập 3, mục tháng 10 năm

1831)

Chép khác thời gian



101b

Đổi định lại địa phận các hạt

Không chép


104b

Tháng 10, mùa đông, lại ban lệnh cấm quần áo ở Bắc Thành.

Không chép


104b

Khoa thi Hương năm đó chiếu xuống

cho các sĩ nhân cung khai lý lịch tổ phụ ba đời.

Không chép


105a

Xuống chiếu chọn thêm 5 cơ binh.

Không chép


105a

Miễn 2 phần 10 thuế vụ đông năm

nay.

Không chép


105a

Bỏ trường đúc tiền ở Bắc Thành

ĐNTL không ghi sự kiện bỏ trường đúc tiền, nhưng cho ghi việc xin dỡ tường nhà đúc tiền do việc đúc tiền đã đình chỉ để thay chỗ đó làm trường thi Hương (ĐNTL, T.III, tr.198).

Chép khác nội dung

105b

Chức Giáo thụ Từ Sơn là Nguyễn Can bị cách chức.

Không chép


105b

Ngày mồng 5, tháng 11, mây đen suốt cả ngày.

Không chép


105b

Tháng 12, ở phía tây nam, có bức thành mây, suốt đêm không tan.

Không chép


105b

Lấy chức Thượng thư bộ Hình kiêm

Quang lộc Tự [khanh] là Hoàng Kim Xán quản lĩnh Khâm thiên giám.

Không chép


105b

Năm đó, Hoàng tôn chào đời (có

thuyết nói rằng vào năm Canh Dần, sinh Hoàng tôn, trưởng là Bảo, thứ là Nhâm).

Không chép


106a

Tháng Giêng, mùa xuân, Tổng đốc Ninh Thái là Trịnh Đình Vũ tuần bắt trộm

cướp.

Không chép


106b

Chuyển Giáo thụ Thuận An là Nguyễn Duệ làm Đốc học Thái Nguyên, sau đó lại chuyển sang Đông Yên. Chưa có dịp về

kinh thì đã mất

Không chép


106b-

107a

Án sát Lạng Sơn là Lê Tông Phan bị xử

tội giáng cấp làm Giáo thụ Thuận An…

Không chép


107a

Ngày 29, tháng 2, có mưa đá ở Sơn

Không chép





Tây và Hưng Hóa.

Đê ở văn Giang bị vỡ, thuê hòa đinh phu hai phủ để đắp lại.



107a

Đê Dương Liệt, Phù Liệt bị vỡ hơn 1000 trượng. Nhà vua hạ chiếu phát tiền trong kho thuê hòa đinh phu hai phủ Từ Sơn, Thuận An đắp lấp nơi vỡ, dựng cừ

làm ke ngăn nước.

Không chép


107a

Từ tháng 10 [năm trước] đến tháng 3 [năm nay] không mưa, cầu đảo ở đền

thiêng trong 20 ngày, mưa rơi như trút nước.

Không chép


107a

Đông Ngàn, Gia Bình có mưa đá.

Không chép


108a

Tháng 4, mùa hạ, Thư ký Hải Dương người Thạch Nghiễm có tội, bị giết. Án sát Hoàng Tế Mỹ bị giáng cấp nhưng vẫn giữ chức (lưu nhậm).

Thự Bố chính Hải Dương là Hoàng Tế Mỹ vì bị lỗi giáng luôn nhiều cấp, bèn ra lệnh cách chức, phải theo bộ Lễ ra

sức làm việc mà chuộc tội….

Chép thêm nội dung

108b

Tiến sĩ Nguyễn Thắng và Lang trung Huỳnh, vì ngỗ ngược không theo lệnh vua

bị bắt giam, chờ xét xử (do phụng chỉ hơn 10 ngày mà không đem được bạc về).

Không chép


108b

Tri phủ Lâm Thao [Sơn Tây] là Dương Xuân Chiêm bị cách chức, do sửa sang lại phủ thành không đúng quy cách.

Lại thêm viên Đốc phủ vi phạm nhiều khoản mà không tố giác nên bị giáng.

Không chép


109a

Tháng 5, Bắc thành bị nạn hạn hán và sâu keo, dân chúng đói kém (giá thóc mỗi gánh là 3 quan). Chiếu cho đến mùa đông mới thu [thuế] hoặc cho phép bán

thóc giá rẻ, mỗi hộc là 2 quan.

Không chép


109a

Triệu Giáo thụ Thuận An là Lê Tông Phan, nhưng ông một mực từ chối. Ông đã từng giữ chức Thự Đốc học Bắc Ninh, lại chuyển lên làm Bố chính Thái nguyên. [Lê Tông] Phan đi đến Nghệ An thì lấy cớ bị

bệnh, cố từ chối không đến.

Không chép


109b

Lúc bấy giờ, Cử nhân người Gia Thị là

Trần Công Tốn vì mạo danh đi thi bị phát

Không chép





giác, cho về Quốc Tử Giám. Lại có Cử nhân người Đông Tác do quyển thi không đủ, xử cho làm chân Sái tảo [quét dọn] ở Quốc tử giám 3 năm. Ngoài ra, các Cử

nhân đều cho về, đợi quan tỉnh bổ nhiệm.



109b

Miễn chức Tri huyện Gia Bình của là Phùng Nghĩa Phương (vì có bệnh nên từ chức), lấy Huyện thừa huyện Văn Giang kiêm nhiệm quản lý huyện này (từ Cống

sinh trở lại làm công việc ở 3 huyện Kim Hoa, Cẩm Giàng và Văn Giang).

Không chép


109b

Vua thân chinh đến Quốc tử giám để coi thi các quan. Chỉ có văn của Thân Văn Quyền là đáng xem. Đến như Nguyễn Thanh không thể làm nổi một tờ đơn báo việc, Đào Quốc Trinh say rượu, [cả bọn đó] đều đưa đến lầu Thừa Thiên làm nô bộc. Vua hạ chiếu cho sĩ nhân các nơi, ai nấy đều phải cung khai tên họ của thầy học. Người nào học trường tư, người nào

học phải thầy dốt thì đáng tội.

Không chép


110a

Ngày mồng 2, tháng 6, Tổng đốc Ninh Thái là Trịnh Định Vũ bắt được bọn cướp Khán Lỗi ở Cao Đường, Tiên Du, cùng bọn đồng đảng là Tổng Cầm, Tổng

Thái v.v...

Không chép


110a

Xây dựng thành Hoài Đức

Không chép


110a

Tháng 7, mùa thu, mưa lớn, Nam Định và Hưng Yên bị lũ lụt.

Không chép


110a-

110b

Nhà vua xuống chiếu phát gạo cứ 5 ngày phát chẩn 1 lần, mỗi suất 1 bát. Nguyễn Trước, người Hải Dương riêng thi hành tốt chỉ lệnh của vua nên được [110b]

thăng 1 cấp. Thông phán Bắc Ninh là Lượng bị cách chức.

Không chép


110b

Xây dựng thành Hưng Yên ở Nhĩ Châu.

(Sự kiện này được chép vào tháng 6 năm 1832)

Chép khác thời

gian

110b

Ngày 28, Tổng đốc Gia Định là Lê

Văn Duyệt mất. Vua sai Phó tướng thay quyền coi sóc quân đội. Duyệt bàn giao

Chưởng tả quân, lĩnh Tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt chết, truy

Chép khác nội




việc công, giấu đi hơn vài chục trang giấy khống có dấu ấn. Vua triệu bộ thần vào hỏi. Bộ thần nói, điển chế cũ của nước nhà, vốn để đề phòng những lúc cần đến. Vua thấy thế nghi ngờ lắm, cho nên bộ mới xét theo tiêu chuẩn có liêm hay không v.v... bèn đắc tội (có thuyết lại nói rằng Duyệt nhận riêng hơn 8 ngàn thuyền bè Tây Dương, lại kí lệnh khống hơn 100 đạo, mới phát 60 đạo, còn 40 đạo giấu đâu không tìm thấy). Phan Văn Thúy vì bị liên can đến án của [Lê] Văn Duyệt nên bị triệu về kinh, chưa về đến nơi đã mất. Ba người con của Thúy bị xử tội ở Cao Bằng vì chưa thành niên nên mãi tới năm Nhâm Tuất mới bị phát lệnh theo án.

(sự kiện này được chép vào tháng 7 năm 1832)

tặng Tá vận công thần, Đặc tiến Tráng võ tướng quân, Tả quân Đô thống phủ, Chưởng phủ sự, Thái bảo, Quận công, thụy Uy Nghị….

(sự kiện này được chép vào tháng 8 năm 1832)

dung và thời gian

110b

Tháng 8, hạ chiếu mua hòa giá vàng, bạc của Bắc kỳ.

Không chép


111a

Ngày 23 Đinh Dậu, khí trắng kéo ngang trời phía đông bắc, ùn ùn như sông.

Không chép


111a

Đặt Viện Ngự sử

Không chép


111a

Tham tri bộ Lễ là Nguyễn Đăng Tuân về hưu.

(sự kiện này được chép vào tháng 8 năm 1832)

(sự kiện này được chép vào tháng 8 năm 1831)

Chép khác thời gian

111b

Ngày 15, Mậu Tý, tháng 9 nhuận,

tiết lập đông, phía tây mây đen kéo như thành.

Không chép


111b

Ngày 21, có ngôi sao lớn rơi xuống, ánh sáng như đuốc chiếu xuống mặt đất.

Không chép


112a

Ban hành lệnh nghiêm cấm nha phiến

(sự kiện này được chép vào tháng 9 năm 1832)

(sự kiện này đượcc chép vào tháng 12 năm 1832)

Chép khác thời

gian

112a

Hạ chiếu cho chuyển thóc từ Bắc

Ninh sang Lạng Sơn (cho kho Vị có quyền trữ thóc để phục vụ cho việc biên phòng).

Không chép


112a

Ngày 25, Tế tửu [Quốc tử giám] là Phạm Hổ mất.

Phạm Đình Hổ, Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, vì có bệnh xin về quê làng,

Chép khác thời




Khi ở kinh đô thì bị bệnh, xin được trở về Hà Nội. Thọ 70 tuổi. [Trước khi mất] đã dặn con và em mang di hài về quê cũ, việc an táng nên sơ sài, đạm bạc.

(sự kiện này được chép vào tháng 9 năm 1832)

vua chuẩn y và cho mang theo áo mũ đại triều đã cấp. Hổ về được vài tháng thì chết, vua sai theo lệ cấp tiền tuất và cho tiền 100 quan, lụa 5 tấm, vải 10 tấm.

(sự kiện này được chép vào tháng 6 năm 1832

gian

112a

Án sát Quảng Trị là Trần Danh Bưu bị bãi miễn.

Vì có tang cha. Sau đi Hiệu lực Tây dương, do buôn bạc dối trá, không đủ cân lạng nên bị người Tây Dương giữ lại, sau về làm biểu tấu dâng lên, được triệu về

khôi phục chức Chủ sự, rồi chuyển làm Tham tri.

ĐNTL chỉ nói đến việc Trần Danh Bưu về cư tang

Chép thêm nội dung

112b

Đồng (Tri) phủ Khoái Châu bị cách

chức.

Không chép


112b

Đốc học Thanh Hóa là Lê Huy Phác về hưu.

Không chép


112b

Đốc học Sơn Tây là Nguyễn Ân về hưu được giữ nguyên hàm.

Không chép


113a

Lấy Tri huyện Thanh Ba là Bùi Trần Đàn làm Đốc học Bắc Ninh (là cháu của Bùi Dự).

(sự kiện này được chép vào tháng 9 năm 1832)

Dùng Chủ sự bộ Lại Bùi Trần Đản làm Đốc học Bắc Ninh

Chép khác thời gian

113a

Bố chánh Nam Định là Nguyễn Phác bị giáng chức làm Đốc học.

Không chép


113a

Triệu Tiến sĩ Chu Văn Nghị trông coi ngân thuế của Tuyên Quang. [Nghị] không đến nên bị thu cờ biển.

Nghị lấy cớ là nhà có phụ thân già cả không ai chăm sóc nên không đi. Ở nhà làm thầy giáo. Năm Canh Tý [nghe nói] hai cây đào của nhà [Nghị] tác yêu tác

quái, chẳng bao lâu sau thì [Nghị] chết.

Không chép


113a

Đặt đội Hoa danh giáo dưỡng.

Không chép


113b

Lấy Hà Duy Phiên, Trương Phúc Đĩnh, Thân Văn Quyền làm bề tôi trong

(Trương Phúc Dĩnh được vào làm nội các vào

Chép khác




Nội các. Nguyễn Khoa Minh, Lê Đăng Doanh cùng lĩnh Thự Hiệp biện Đại học sĩ.

(sự kiện này được chép vào tháng 9 năm 1832)

tháng 6 năm 1832, Thân Văn Quyền tháng 8 năm 1832, Nguyễn Văn Minh lĩnh thự hiệp biện Đại học sĩ tháng 8 năm 1832,

Lê Đăng Doanh tháng 9 năm 1832)

thời gian

114a

Ngày 20, tháng 10, mùa đông, định mới lại phép thi tam trường trong kì Hội, bãi bỏ thể tứ lục [thể 4, 6] (5 địa phương là Thừa Thiên, Nghệ An, Nam Định, Hà Nội, Gia Định).

Vua ban dụ chỉ rằng: Trước đây đã định điều lệ của các trường thi Hương, thi Hội (năm Ất Dậu), ý Trẫm là muốn được nhiều người tài [114b] để đảm đương công việc quốc gia. Nhân nghĩ mở khoa thi chọn kẻ sĩ ắt phải [chọn người] kiến thức rộng rãi, văn chương trau chuốt, súc tích mới được sử dụng. Vừa rồi nhân đi xem xét tứ trường thì thấy thật là lộn xộn. Văn thể đề mục tầm thường. Đến những người thi đỗ thì toàn là theo lối sáo mòn cũ, nếu có sử dụng thì không tránh khỏi vu khoát, sơ lược. Nay mới một phen cải chính, để rèn cho kẻ sĩ gắng học hành…

Bài dụ ĐNTL không có đoạn : “Nay cho các Đại thần ở Lục bộ cùng với Đô sát (viện) xem xét, châm chước quy trình thi cử, định ra ba kỳ thi là Kinh nghĩa, Thi phú và Sách vấn. Đề bài, văn thể cũng như cách thức thế nào đều có thay đổi, không phải theo làm tứ trường, sáo mòn như cũ. Mỗi trường dùng đề nào cùng với cách thức văn thể nên thay đổi thế nào, nên sớm đưa trình lên, dâng tấu rõ ràng, đợi chỉ thi hành. Các sĩ tử phải càng cố gắng dùi mài để ứng thí khoa thi hương sẽ tổ chức vào năm Giáp Ngọ, tức năm Minh

Mệnh thứ 15.”

Chép thêm nội dung (xem thêm ĐNTL

tập 3 mục tháng

12 nă 1832)

115a

Ngày 27 Ất Hợi, tháng 11, sấm đánh ầm ầm từ phía tây bắc.

Không chép


115a

Tháng 12, Bắc Kỳ hạn hán, đói kém.

Bắc Kỳ ngày qua ngày bị sương

[muối], hạn hán, cây cối chết khô, giá thóc lên đến mỗi gánh là 2 quan 5 mạch.

Không chép


115b

Lại triệu Hà Tông Quyền vào làm việc ở Nội các.

(sự kiện này được chép vào tháng 9 năm 1832)

(sự kiện này được chép vào tháng 6 năm 1832)

Chép khác thời gian

115b

Năm ấy, vua 42 tuổi, đã có 49 con trai và 51 con gái. Ngâm thơ rằng:

Không chép


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2023