Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 28





đám to, nên diệt sớm đi”.

(sự kiện này được chép vào tháng 12 năm 1826)


57a-

57b

Ngày mồng 2, tháng 12, Phó nha Hùng cự [Ngô Văn Thành] đánh nhau với bọn giặc Đỗ Bá Vành ở Úc Môn bị thua trận mà chết.

Lúc đó, giặc chiếm cứ Đồ Sơn, binh lính trấn Hải Dương đóng đồn ở Hu Mục, quân của Hùng cự đóng ở Cổ Trai. Hùng cự đi trước phá vây, chém Phó cơ tên là Thân và Đội trưởng tên là Lục, vợ hắn xin quân giải vây. Quân lính bỏ [57b] thuyền nhảy xuống bãi bị con hàu đâm vào. Giặc bắn thuận chiều gió, còn quân Hùng cự thì bắn ngược chiều gió. Quan quân đi tuần sông gặp giặc, trong phút chốc mất hết

quân tư khí giới, 10 cơ thần sách và Hùng cự bị thua trận mà chết….

(không tường thuật trận đánh)

Chép thêm nội dung

58a

Lúc đó quan bộ Hình là Cẩn, quan Lang trung là Hào, quan Hình tào là Thiều cùng làm quan ở Bắc Thành. Thiều bị cách chức (năm Canh Thìn) xuống làm Bát phẩm Thư lại. [Sau đó]Thiều liền tự

tử. Uẩn thay Thiều giữ chức đó (Hào là người huyện Từ Liêm).

Không chép


58a

Lấy Trương Văn Minh làm Chánh tổng trấn Bắc Thành, Nguyễn Hữu Thận làm phó. Phó cơ Lung làm Đô chế, Lê Đại Cương làm Hình tào Thiêm sự (tục gọi là Huyện thống). Phó cơ Lung đi tuần vào ban đêm gặp thuyền bọn Bá Vành, ban đầu thường bị chúng chặn đánh, ông bèn tuyển người giỏi về sông nước trong dân chúng và binh lính [58b], xông thẳng vào thuyền địch, dùng mác dài chém địch. Những người này sau được ông xin đề bạt là Cai đội.

Lê Đại Cương 黎 大 綱 :

“Tên tự là Thống Thiện, hiệu là Kỳ Phong, biệt hiệu là Cư Chính Thị. Tiên tổ là người Nghệ An. Năm Gia Long thứ 1, vì có tiếng giỏi trong thời bấy giờ, được cử làm Huyện doãn; vì tham trang mất quan. Hậu quân là Lê Chất dân sớ tiến cử là Cương có tài làm việc, được phục chức làm Tri huyện, rồi

thăng lên Thiêm sự bộ Binh. Năm Minh Mạng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 28





thứ 2, sung chức Biện lý bang giao sứ sự ở công quán Gia Quất; trải thăng làm Hiệp trấn Sơn Tây, chuyển về Hữu Thị lang bộ Hình, Hữu Tham tri bộ Lễ, khâm sai quản lý việc đê chính. Chưa bao lâu, quyền giữ ấn triện của tổng trấn Bắc Thành, và có tiếng là chính sự

giỏi...” (ĐNLT, tr.372).


58b

Lấy Nguyễn Ngọc Trác làm Lang trung, Lý Văn Phức làm Thị lang bộ Hộ (Lý Văn Phức là người Hồ Khẩu, thuộc Bắc Thành, vốn giữ chức Thiêm sự, là anh của Tư xuyên hầu Lý Văn Hảo).

Chọn cử nhân bổ làm quan ở các vùng ngoài kinh đô.

không chép


59a

Đặt chức Thanh khuân sái phu (tức

Đội trưởng đội quét dọn vệ sinh. Dùng người ở Minh Tảo, Cổ Nhuế).

Không chép


59a

Năm đó, bộ Hộ dâng bảng điều tra số dân, gồm 555.440 người.

Không chép


59a

Hữu Tham tri bộ Lễ là Phan Huy Thực kiêm quản Hàn lâm viện Sự vụ, Kỷ lục 3 tư, quyền lĩnh Khâm thiên giám. Hoàng Công Dương, Lý Văn Tuấn, Lê Văn Bảo cùng bị giáng cấp, vẫn cho làm

quan (lưu nhiệm).

Không chép


59a

Bổ sung: Ông Tuần phủ họ Nguyễn

quê ở Phương Để làm Tuần phủ Quảng Ngãi.

Không chép


59b

Tháng Giêng, mùa xuân (năm 1827), sai các quan ở kinh đô đi đánh dẹp Phan Bá Vành.

[59b] Cho Binh tào Thị lang Nguyễn Trứ (năm Ất Dậu) tham tán việc binh nhung, dẫn các vệ binh khí thế hừng hực như rồng bay, hổ nhảy đi đánh giặc, tiến

đến đóng ở Cổ Trai. Giặc lui về bảo toàn lực lượng ở Trà Lũ [thuộc Xuân Thủy,

Tướng giặc Phan Bá Vành họp đảng ở Thiên Trường và Kiến Xương….tướng giặc là Phan Bá Vành chí phái đồ đảng ngăn chặn các đường thủy bộ ở huyện Thư Trì. Phạm Văn Lý đem thủy binh đánh tan

Chép khác nội dung




Nam Định], đắp lũy để giữ. Bốn mặt đều có ao hồ, ngoài đồng có đập nước có thể mở hoặc đóng, thông thuyền ra ngoài biển. Giặc có mấy chục chiến thuyền, thường bơi quanh hồ dò xét quan quân.

Ban đầu là Cai tổng Quần Anh tên là Hỗ, bị xử tội vì liên minh với quân giặc, bị quan quân bắt, Hỗ xin lập công chuộc tội, nhân đó xin vào ẩn náu trong đám giặc. Ngày 26, tháng 2, bọn Bá Vành khao binh đi chơi hồ, Nguyễn Trứ sai mấy tốp ca kỹ đến hát hầu, rồi cùng uống rượu và đánh bạc. Hỗ bí mật hẹn với quan quân làm trước hơn 500 sọt cát bằng trúc. Đến lúc đánh, Hỗ sẽ phát hỏa ra hiệu. Quan quân chở cát lấp đầy các ao ngoài đồng rồi tiến vào vây quanh lũy giặc. Bọn Bá Vành mở đập nước, khai thông thuyền bè, nước nông thuyền không thể qua được. Quan quân xông vào đánh giáp lá cà, bắt được bọn tướng giặc [60a] tên là Đán, Liễn, Khương, Thự khoảng hơn 10 tên, chém đầu mấy trăm tên, mấy nghìn tên chạy xuống nước mà chết. Bá Vành bị đạn bắn trúng đùi, rồi bị bắt. Quận thường của đảng giặc là các tên Hạnh, tên Hương, men theo nhánh sông lớn ra biển để thoát chạy. Vành cùng bọn Đán, Liễn cùng bị bắt giam, giải lên Bắc Thành. Vành cắn lưỡi tự tử, Đán, Liễn cùng bị xử vào hình phạt lăng trì. Sau này tàn quân của ngụy Vành ngầm giết Cai tổng Hỗ.

giặc ở sông Bổng Điền. Vành đem quan vậy Phạm Đình Bảo ở Chợ Quán. Lý bèn cùng Nguyễn Công Trứ chia quân 3 đường đến cứu. Ngoài đánh vào, trong đánh ra, đảng giặc tan vỡ. Vành chạy đóng ở xã Trà Lũ (thuộc huyện Giao Thủy).Đảng giặc còn hơn 2000 người, đắp lũy đào hào, làm kế cố giữ đến chết….Thổ phỉ ở Nam Định dẹp yên, tướng giặc Phan Bá Vành ở Tra Lũ, bị quan quân vây lâu, thế rất cùng quẫn, mưu nhân đêm chạy ra biển, bèn họp thuyền theo sông nhỏ xông ra. Phạm Văn Lý sai Phan Bá Hùng đem quân ra ngăn chặn. Hùng ra sức đánh riết. Bọn giặc tan vỡ… Vành bị thương chết, cắt lấy đầu và chặt thây ra đem chia treo ở các trấn Nam Định, Sơn Nam, Hải Dương…Nguyễn Văn Liễu và Vũ Viết Đảng thì

đóng cũi đưa về Kinh, dùng cực hình mà giết.


60a

Tháng 2, bọn đảng giặc ở Lạc Đạo cầm đầu là tên ngụy Chánh Sám xâm phạm đất Thuận An, đốt phá cướp bóc vùng thuộc địa phận Đại Trạch và Quảng

Bố, Cai đội ra đánh nhau với giặc bị chết (Xem năm Giáp Thân).

Không chép


60a

Sai quan dụ tế cho Hùng cự, cho mai

táng chôn mộ ở chợ Trà Hương, thuộc Cổ Trai, đặt bài vị cúng tế, tặng cho tước

(sự kiện được chép vào tháng 12 năm 1826 và không thấy nói đến việc

Chép thêm nội




vương, người vợ được phong là Quận phu nhân.

Bài văn tế đại lược nói rằng: Tuy việc không điều độ có phần trách nhiệm nhưng ông là người xông pha trong hiểm

nguy, khí tiết [60b] vô cùng cứng cỏi.

phong tước vương cho Nguyễn Văn Thành và người vợ được phong là Quận phu nhân

dung và khác thời gian

60b

Ngày 14, mặt trăng đỏ như lửa.

Không chép


60b

Trấn thủ trấn Hải Dương tên là Huyên bị cách chức. (sự kiện này được chép vào tháng 2 năm 1827)

Lúc trước, Huyên dùng roi da giết Cai tổng Đô, bị đeo gông giải về Bắc Thành, giáng xuống 6 cấp, tự cắt râu. Đến nay, vì không cứu Hùng cự, để đến mức Hùng cự bị bại trận, triều đình nghị tội giải về kinh, vua triệu vào trách tội, Huyên đáp rằng: "Hắn là quân thủy, thần là quân

bộ, không thể đạp lên sóng mà đuổi theo bắt hắn được".

(sự kiện này được chép vào tháng 12 năm 1826)

Chép khác thời gian

60b

Giao cho Trịnh Định Vũ làm Trấn

thủ trấn Hải Dương (xem năm Giáp Thân).

Không chép


60b

Ngày 28, tháng 3, sai Tham tán Nguyễn Trứ đi tuần bổ các trấn.

Không chép


61a

Tháng 4, mùa hạ, Bắc Ninh có mưa

đá.

Không chép


61a-

61b

Tháng 4, Bắc Thành bị dịch bệnh (vua xuống chiếu ban tiền tuất theo lệ).

Tháng 5, xuống chiếu cho các doanh

trấn xuất thóc lúa mua lúc rẻ cho dân nghèo vay.

Không chép


61b

Ngày mồng 7, xuống chiếu răn giới quan lại Bắc Thành.

(không ghi rõ ngày xuống chiếu, về cơ bản 2 bộ sử chép lời dụ giống nhau, có một số chỗ khác biệt, xin xem thêm QSDB trang 61b và ĐNTL trang 615-616 tập

II)

Chép cụ thể nội dung

62b

Nhà vua ngự chế bài thơ Đường luật đề ở

điện Cần chính

Không chép




62b

Lại có sắc cho bọn Trương Văn Minh, Nguyễn Hữu Thận rằng: "Nên tự sửa đổi, đừng để trẫm có tội là xét người không minh". Lại dụ rằng: "Quyết tâm loại bỏ sai lầm, vỗ về để [63a] dân chúng

trong toàn hạt cùng được yên ổn trên mảnh đất của mình".

Không chép


63a

Bổ di

Tục dân nói rằng: 3 viên Tri phủ ở Thiên Phúc, 5 viên Quan huyện ở Yên Phong, quan thì tham, lại thì gian, hình pháp xảo quyệt, văn từ bắt bẻ. Nếu có trộm cướp nổi lên thì quan trên quan dưới đều giấu diếm, lấy cớ là không đốt giết, [còn không] lại đổ cho là bọn trộm cướp ghê gớm. Hoặc cho phép gian lận để làm hào gia; trên thì trưng thu ráo riết, để mong của đút, bỏ điều đúng làm điều sai; hoặc nhận làm người nhà để lấy của nhiều,

hoặc chia tiền với bọn sai nha.

Không chép


63a

Ngày 15, tháng 5 nhuận,Tri phủ Kiến Xương là Nguyễn Công Tuy có tội, bị xử trảm giam hậu.

Bọn Hiếu lại tam tâu, Tri phủ Kiến Xương Nguyễn Công Tuy tham tang phải tội chết (sự kiện này được chép vào tháng 4

năm 1827)

Chép khác thời gian

63a

Ngày mồng 2, tháng 6, mây đen thỉnh thoàng che khuất mặt trời.

Không chép


63a

Ngày 15, ban thóc quý cho Bắc Thành.

Không chép


63b

Chánh Đề lãnh ở Dũng Vi vì chuyển nhầm thóc tế nên bị xử giảo. Người phó của ông là Lê Văn Thứ bị lưu đầy viễn châu.

Không chép


63b

Sai quan Điều bát Bắc Thành tuần hành các phủ.

Lúc đó, Bắc Thành gặp lũ lụt nên thóc rất đắt, bọn trộm vặt nổi lên tụ tập thành đám, nhà vua xuống chiếu vì thóc lúa đã

chín, nên quan Điều bát sở tại cùng hiệp sức với quan Đốc phủ tuần hành coi giữ.

Không chép




63b

Thự Tế tửu là Phạm Hổ xin từ chức, nhà vua chấp thuận.

Phạm Hổ là người ngay thẳng, giáo pháp rất nghiêm, các sĩ nhân đã từng theo học thầy khác ông không cho vào học. Lúc đó, có công tử còn đang theo học ở Quốc tử giám vào lớp, ông rút guốc ra ném. Công tử vặn rằng: “Đánh đập là hình pháp trong dạy học, sao ông lại ném guốc vào tôi?”, nói rồi lấy guốc ném lại, còn nói thêm: “Không phải đại khoa thì không đủ làm khuôn mẫu cho người.” Phạm Hổ thẹn quá, dâng biểu xin về Bắc Thành dưỡng bệnh, vua ban cho 100 quan tiền (xem ở năm Kỷ Sửu).

(sự kiện này được chép vào tháng 9 năm 1827)

Thự Tế tửu Quốc tử giám là Pham Đình Hổ tới kinh. Hổ trước vì ốm cáo về, lâu không đến…Sai tư hỏi. Hổ nghe có mệnh cố gượng lên đường. Khi đến vua gọi vào yết kiến, yên ủi, hỏi han, cho 100 quan tiền và cho ở Kinh điều dưỡng hằng tuần rồi mới cung chức

(sự kiên này được chép vào tháng 9 năm 1929)

Chép khác thời gian

64a

Tháng 10, mùa đông, Tri huyện Gia Bình là Lê Tống Vĩ từ chức, vua không chuẩn cho (Lê Tống Vĩ là chú của Lê Tống Quang).

Nguyễn Tú ở Phương Để làm Trấn thần ở Quảng Ngãi, chỉ trong thời gian ngắn đã được thăng lên làm Tuần phủ

Quảng Trị, rồi thăng lên chức Tham tri ở bộ Lễ (ông đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất).

Không chép


64b

Ngày 11, ra lệnh cấm dân gian

không được dùng cây rừng để làm nhà cửa và cất trữ làm của riêng.

Không chép


64b

Ngày 26, tháng 11, nhân dịp đại khánh Từ Thọ Hoàng thái hậu thọ 60 tuổi, ân xá cho thiên hạ, các quan dâng biểu chúc mừng.

(ghi chép chi tiết đầy đủ và trang trọng nhân dịp đại khánh Từ Thọ Hoàng thái hậu, xin xem thêm

ĐNTL 683-690 tập II)

Chép giản lược nội

dung

64b

Đặt Viện Chẩn cùng 賑 窮 院 [nơi

phát chẩn cho người nghèo đói] ở các trấn.

Không chép

Chép thêm nội

dung

65a

Bọn thổ phỉ, bọn trộm cướp có lòng thành khẩn đầu thú, trở về làm ăn lương thiện thì được cho khoan tha.

Ở các nha môn phủ huyện, căn cứ

Không chép





vào các tập văn án của nha sở tại mà chi lĩnh tiền công cho các lại dịch theo thứ bậc, coi đó là tiền giấy bút, dầu đèn.

Cai tổng, phó tổng thì căn cứ vào việc khảo khóa, xét thực tế thành tích hơn kém thế nào mà cất nhắc hay phế truất.

Những kẻ sĩ có tài đức phẩm hạnh hơn người, còn đang ẩn dật ở rừng núi thì

gọi về để ban cho chức quan.



65a-

65b

Ngoại truyện:

Quan Thiêm sự bộ Hình có tội, bị giáng cấp (sau bổ cho làm Giáo thụ Hoài

Đức).

Không chép


65b

Phần Ngoại truyện Tháng 8, Đồng

Tri phủ Kinh Môn là Nguyễn Bá Thịnh có tội bị cách chức.

Không chép


66a

Tham bổ:

Tháng 12, năm Ất Dậu, [Nguyễn Bá] Thịnh bắt được kẻ phạm trọng tội là Nguyễn Đức Trung, giam ở đồn phủ. Tháng 3, năm Bính Tuất, nhân quyền nhiếp phủ Nam Sách, giao tên tội đồ cho [Nguyễn] Đăng Chi coi giữ. Ngày mồng 4 tháng 6, [Nguyễn] Đức Trung bị bệnh, [Nguyễn Đăng Chi] cho Cai tổng Nguyễn Trọng Tiến đưa [Nguyễn] Đức Trung đi trị bệnh, Đức Trung nhân đó trốn thoát. Năm Đinh Hợi, Minh Mệnh thứ 8, cả hai [Nguyễn Đăng Chi và Nguyễn Trọng Tiến] cùng bị cách chức....

Kẻ lưu đày là Vũ Trinh từ Quảng Nam được tha trở về, đến nhà thì chết.

Không chép


66b-

67a

Tham bổ:

[Vũ] Trinh là hậu duệ của Thượng thư (năm Mậu Thìn thời Cảnh Hưng - 1748) người Xuân Quan. Người cùng dòng họ là Vũ Vĩnh làm chức Lang trung, được đổi sang chức Tuần phủ Vĩnh Yên rồi Sơn Tây, bị tội lưu đày đến Quyên Sơn, sau được ân xá. Nguyễn Đăng Giai

(chữ Giai có hai âm) vì tình nghĩa anh rể nên tiến cử [Vũ Vĩnh] làm Tịch điền lang,

Không chép





thăng làm Bố chánh Quảng Hòa, kiêm Tuần phủ. Quan ở Viện Hàn lâm tên là Sấu sinh được hai người con trai. Người con trai trưởng tên là Du, người con trai thứ tên là Cẩn. Du có tên khác là Thực, làm Tri [huyện] Mỹ Lương, sau đổi sang Tri [huyện] Mại Nính. Cẩn đỗ Tú tài.

Đĩnh là Bố chánh Nghệ An (có sách chép là Bố chánh Nam Định), sau đổi làm Án sát Lạng Sơn (năm Canh Tý).

Đốc học Hải Dương tên là Quyền xin về phụng dưỡng cha mẹ (năm đó mẹ Quyền 70 tuổi).

Chức Văn hàn [Quyền] quê ở Hành Do làm Thiêm lễ, sĩ tử không [67a] thuận theo, bèn từ chức xin về Bắc Thành, nhân được triệu đi đánh Tây thành bắt nữ chúa, bị hỏa pháo bắn trúng, chết ngay tại trận. Đứa cháu con người em trai đỗ Tú tài. [Học trò] có

đến hơn ngàn người, [có người] làm Cống sinh, Giáo thụ, Huấn đạo.



67a-

67b

Vua tuần du đến Quảng Nam, tu sửa chùa Phật và cầu đá.

Nguyễn Thế Lương người Duy Xuyên, Thái Bình dâng một tấu chương 20 điều…

Nhà vua ghét lời nói thẳng, muốn phó thác cho đình thần nghị tội, Lễ bộ Tả Tham tri là Nguyễn Đăng Tuân can gián nên thôi (Nguyễn Đăng Tuân là người

huyện Phù Tông, tỉnh Quảng Bình, là cha của Nguyễn Đăng Giai).

Không chép


67b

Tham bổ: Hộ bộ Thị lang là Lý Văn Phức có tội bị cách chức.

Trước đây, có tội được miễn nghị, sai làm hiệu lực mua bán hàng hóa sang Tây Dương, do tiết lộ chiếu chỉ, cho nên mắc tội.

Thự Tả Tham tri Hộ bộ là Lý Văn Phức có tội bị bỏ ngục. Trước là bọn nhà buôn giảo quyệt là Liêu Ninh Thái và Đỗ Huy Tùng mưu lĩnh trưng thuế cửa quan của Bắc Thành, Phức nhận

hối lộ hơn 100 lạng bạc

Chép khác nội dung và thời gian

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí