Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 26




nộp thuế bằng tiền và thóc, nội trong 7

ngày phải trưng thu hết các khoản thuế.



33a

Tháng 9, triệu cho Nguyễn Đăng Sở làm Quốc tử giám Tư nghiệp, duyệt cống sinh

Theo ĐNTL, lúc này Nguyễn Đăng Sở đang

làm chức Phó đốc học Gia Định


33a

Con [Nguyễn Đăng Sở] là Chu Lĩnh, Ân khoa Hương cống, đến nay xin lên kinh thăm cha, nhà vua đồng ý. Về sau ông Chu làm chức Tri huyện Thanh Hà [Hải Dương], Yên Sơn [Quốc Oai]. Từ chức Chủ sự, ông Chu được thiên chuyển làm Huấn đạo huyện Nam Chân, rồi làm Giáo thụ ở Thiên Trường. Người con thứ ba đỗ Sinh đồ, Ân khoa, làm Cống sinh của huyện; từ chức Hành tẩu trong bộ Lễ, được bổ giữ chức Huyện thừa huyện Nam Chân, thiên chuyển làm Đồng tri phủ Khoái Châu, quyền nhiếp Thanh Trì (lại lấy con gái người Gia Định làm thiếp, sinh được một người con gái. Mỗi khi đi làm ở huyện đều sai người thiếp đứng chầu ở cửa, nắm tay, sờ ngực, sau đó mới xuất hành. Thường nói: "Đời người có ba vạn

sáu nghìn ngày, ta thêm ba vạn sáu nghìn đêm".

Không chép


33a

Xuống chiếu cho các kẻ trộm cướp ra tự thú.

Không chép


33b

Tháng 12, Chánh trấn Bắc Ninh bắt được giặc Ma Cúc ở Yên Thế, giải về Bắc Thành xử tội chết.

Cúc vốn từ Thái Nguyên dẫn binh qua chơi ở trại Đức Lân thuộc Tư Nông [Thái Nguyên], bị Chánh trấn Bắc Ninh đánh úp. Cúc thua trận, chạy vào Yên Thế, trốn ở nhà Tuần Thiện. Quan trấn vây bắt, bắt được, giải lên Bắc Thành, chém đầu cùng với người vợ.

Giặc trốn ở Thái Nguyên là Nguyễn Đình Cúc, ngụy xưng là Quận công, họp đảng cướp bóc hơn 20 năm, quan địa phương bắt không được. Đến nay lại chứa nuôi Lê Duy Khang, nói láo là con cháu nhà Lê đê lừa dân ngu, ngầm họp ở núi Tam Tu, xã Thần Sa, chiêu dụ các thên tội phạm trốn ở các trấn, đặt

ra danh hiệu ngụy để mưu khởi loạn. Thành

Chép khác nội dung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 26





thần nghe báo, lập tức sai Thống quản thập cơ Hậu quân là Ngô Văn Vĩnh,Thống quản thập cơ Trung quân là Lê Văn Sách cung Trấn thủ Thái Nguyên là Phan Văn Hài, đều đem binh và voi, chia đường tiến đánh, đến thẳng sào huyệt. Giặc đem đồ đảng hơn 800 người kháng cự. Quân ta chém được hơn

30 đầu, bắt sống được hơn 40 tên, giặc thua to, bỏ cờ, súng ống, khí giới trốn chạy, chết ở rừng rú rất nhiều. Cúc chạy trốn sang Đức Lâm. Phó thống thập cơ Tả quân là Vũ Văn Thân đem quân đến tìm bắt được Cúc

cùng đồ đảng vài mươi người….


33b

Tham bổ:

Tuần Thiện vốn là người Yên Thế. Khi Lê Chiêu Thống đi sang Trung Quốc, Thiện lấy được đồ đạc, trang sức của Lê Chiêu Thống bỏ lại, nhờ đó mà trở nên giàu có. Người vợ cũng là người khỏe mạnh, tập tành võ nghệ, giỏi bắn cung, cưỡi ngựa. Về sau, Thiện chết, người vợ ra nhập đội binh mã tranh quyền với hào mục. Quan Bắc Ninh thường đến nhà Tuần Thiện chơi, thế rồi dụ Cúc ra Yên

Thế.

Không chép


34a

Kho thóc ở thành Hải Dương bị cháy lớn

(Trấn quan bị xử tội, giáng hai cấp).

Không chép


34a

Bọn cướp giết chết quan huyện Vọng Doanh.

Không chép


34a

Lấy chức Lại bộ Thượng thư là Nguyễn Hữu Thịnh kiêm quản phủ Nội vụ

Không chép

Chép

thêm nội




(hàm Chánh ngũ phẩm), quyền quản Hình bộ sự vụ (hàm Chánh nhị phẩm), gia thêm một cấp Kỷ lục, quản lý Khâm thiên giám.

Lấy chức Lễ bộ Thiêm sự Hoàng Công Dương (được ghi trong ĐNTL trong tháng 5 năm 1823) Lang trung Hoàng Công Tài làm Giám chánh, Giám phó. Năm Giáp Thân lại đổi lấy Nguyễn Danh Bi làm Giám phó. Trần Văn Tố, Hoàng Văn Lập, Lê Văn Bảo làm quan Chiêm hậu. Hoàng Công Dương, Phạm Văn Lân làm Linh đài lang. Trần Lợi Dụng, Phạm Đăng Hưng, Nguyễn Đăng Tuân, Phan Huy Thực, Phạm Quýnh, Hứa Đức Đệ cùng vào làm ở bộ Lễ.


dung

34b

(năm Giáp Thân, 1824)

Ngày 15, tháng Giêng, mùa xuân, định phép khóa tục cho trưởng tổng.

Không chép


34b-

35a

Thự Tham tri bộ Hình Nguyễn Trinh qua đời.

[Nguyễn Trinh] người Đông Dư, Gia Lâm, đỗ Hương cống khoa thi Đinh Mão, từng làm chức Tri huyện, Tri phủ, thăng lên làm Hiệp trấn Nghệ An, Tham hình Nghệ An. Khoảng giữa năm Nhâm Ngọ nhận mệnh vua đi duyệt sổ đinh ở thành Gia Định, trở về đến Quảng Nam thì mắc bệnh, qua đời. Vua ban tiền cho để quy táng, lại ban cho chức Tham tri. Lời văn dụ tế được đề vào năm dải lụa, đại lược viết: "Người tài năng [35a] sớm được cất nhắc vào hàng khoa bảng, văn chương hàm súc, bác cổ thông kim. Trải nơi trường thi, theo đòi quan nghiệp, luôn là bậc hiền lương cai trị chúng dân v.v..."(sự

kiện này được chép vào tháng giêng năm 1824)

Thự Than tri bộ hình là Nguyễn Huy Trinh chết, Huy Trinh đi Gia Định làm duyệt tuyển, khi về đến Quảng Ngãi thì chết. Trấn thần đem việc tâu lên. Vua sai truy tặng Tham tri Hình bộ, cấp thêm 200 quan tiền tuất.

(sự kiện này được chép vào tháng 8 năm 1823)

Chép thêm nội dung và khác thời gian

35a

Ngày 25, giờ Sửu, Thuận An có động đất.

Không chép


35a

Tháng 2, bắt đầu dựng học đường cho các phủ huyện.

Dựng học đường ở các dinh trấn, sai bộ Công

Chép khác




Mỗi địa phương đều được ban tiền trong quốc khố để xây dựng học đường. Học đường của phủ là 300 quan, học

đường của huyện là 100 quan, đều có sơ đồ và khuôn thức rõ ràng.

gửi quy thức để làm (một nhà giảng đường 3 gian, 2 chái, một nhà vuông 1 gian 2 chái) (sự kiên này được chép vào tháng 3)

thời gian

35a

Dựng cung Khánh Ninh

Sự kiện này được chép vào tháng 6 năm 1825

Chép khác thời

gian

35a

Viên đốc học Hải Dương về trí sĩ (sự kiện này được chép vào tháng 2 năm 1824)

Đốc học Hải Dương là Nguyễn Lý, Đốc học Sơn Tây là Nguyễn Huy Chung, Đốc học Sơn Nam là Nguyễn Tập đều vì tuổi già xin hưu. Vua y cho. (sự kiện này được chép vào tháng 3 năm

1824)

Chép khác thời gian

36a

Phát hiện dấu chân người khổng lồ ở Đông Ngàn.

Ở Trà Hương có ba dấu chân, Phù Lôi có một dấu chân, mỗi dấu dài 1 thước,

7 tấc, rộng 5 tấc.

Không chép


36a

Tháng 4, mùa hạ, Bắc Thành bị hạn đói, (mỗi gánh thóc giá 2 quan, 7 mạch),

bệnh ôn dịch lại nổi lên (vua xuống chiếu cấp cho tiền tuất, vải trắng và chiếu cói).

Không chép


36a

Phó Tổng trấn Bắc Thành là Trương

Văn Minh vào triều (ngày 25 tháng 5 thì trở về).

Không chép


37a-

37b

Năm đó Hải Dương bị lụt, các huyện Kinh Môn, Nam Sách đói to (giá thóc lên đến 6 quan). Tại hai huyện Tiên Minh, An [37b] Lão, dân bỏ đi lưu tán, trộm cướp nổi lên rất đông. Tri huyện huyện Tiên Minh là Nguyễn Ân bỏ trị sở về trấn, cho nên vùng này được quyền miễn nhiều hơn các trấn khác. Lại phát thóc cho dân vay, mỗi suất một hộc.

ĐNTL có ghi: “Hải Dương gạo đắt, dân đói. Sai Bắc Thành phái viên hội cùng Trấn thần lấy ra

50.000 hộc thóc bớt giá bán cho dân, lại cho hoãn thế vụ hạ năm ấy.” Sự kiện này cũng được chép vào tháng 4 năm Minh

Mệnh thứ 5 (ĐNTL, T.II, tr.347).


37b

Lúc đó chức quan cai quản Bắc Thành

Không chép

Chép




thuê nhiều người ở trên phố. Họ theo việc nghĩa là vì miếng cơm, manh áo. Đến khi tòng quân tập luyện thì nhiều người trốn bỏ, hoặc khai gian quê quán, có người còn nhắm sổ đinh để thu khống thuế điều của dân. [38a] Dân nhiều người kêu ca, oán thán. Về sau đổi tên là Tứ chiếng binh (tên

Chiêu và Bình người Giao Cáo ?; Tên Tiền và Vũ người Thanh Miện đều tòng nghĩa).


thêm nội dung

38a

Triệu cho Đông đường Thuận An là Lưu Áo làm Hình bộ Lang trung.

Tây đường Nguyễn Hữu Nhân làm chức Thiêm sự, vẫn lấy chức Thư ký Bắc Ninh tên là Siêu làm các việc trong phủ Thuận An.

Siêu là người Phù Đổng, người vợ quê ở Nhân Kiệt.

Không chép


38b

Đê ở Yên Lạc bị vỡ, quan huyện bị cách chức.

Không chép


38b

Hữu [thị lang] bộ Lễ là Nguyễn Du

mất.

[Nguyễn] Du vì đường du hoạn không được như ý, trước khi mất có dặn vợ con táng ở chỗ trũng thuộc Bình Dương, muốn cho thi thể mình được mau chóng mục nát, để trở về với chân hình ban đầu.

Không chép


39a

Lấy Trịnh Định Vũ làm Điều bát ở Sơn Tây.

Không chép


39a

Doanh Hải hầu mất, người vợ cải giá lấy Phó tướng Đức, sinh ra Phò mã Toán. Người trong họ làm chức Chánh vệ tên là

Hoa được làm Trấn thủ Nam Định (sau còn làm Lãnh binh Sơn Tây).

Không chép


39a

Thiên chuyển Đốc phủ Quốc Oai làm Đốc phủ Thuận An.

[Đốc phủ] vốn là người Tây Đam, Sơn Tây, là con rể của Trương Chí.

Không chép




39b

Lấy Nguyễn Ân làm Đốc học Sơn

Tây.

Không chép


39b

Xuống chiếu hỏi thăm tật bệnh, đói khổ của dân chúng cùng giá thóc gạo và lúa má trên ruộng.

Vua dụ rằng : “vụ chiêm này Hải Dương mất mùa đói kém, trẫm đã từng sai bán thóc và tha thuế, lấy công thay chẩn để giúp qua ngày. Nào ngờ giá gạo ngày một cao, trộm cướp thêm nhiều, giàu thành ra nghèo, nghèo thành ra cùng quẫn. Nay nghe đồn nhân dân có nhiều người chết đói ở đường, tuy thành thần chưa đem tình trạng tâu lên, há cứ ngồi nhìn mà

không động tâm sao”

Chép lược bớt nội dung

39b

Chức Câu kê tên là Hồng, Cai án tên là Mỹ có tội bị hạ ngục.

Không chép


39b

Cho Hoàng diệt tôn là Lệ Chung tập

phong Ứng Hòa công

Không chép


40a

Tháng nhuận, Tổng trấn Bắc Thành là Lê Tông Chất đi kinh lược ở Bắc Ninh và Hải Dương. Ngày 27, chiêu tập lưu dân, mở kho thóc phát chẩn cứu đói, mỗi suất 1 hộc. Cấp cho nông phu cứ bốn suất

được một con trâu, giá là 5 quan và bừa cày giá là 1 quan.

Không chép


40a

Tháng 9, Bắc Ninh được mùa lớn (mỗi

gánh thóc giá 1 quan).

Không chép


40a

Xuống chiếu cho Lục bộ không được mắng nhiếc làm nhục quan dưới quyền.

Không chép


40b-

41a

Sai Hàn lâm Chủ sự là Nguyễn Quốc Thực phát thóc ra bán rẻ ở Bình Thuận.

Văn hàn [Nguyễn Quốc Thực] vốn tên là Tú Đĩnh, quê ở Hồi Bão. Khoa thi Đinh Mão đỗ Sinh đồ, làm Tri [huyện] Thanh Ba, rồi thăng lên [tri huyện] Vĩnh Tường. [41a] Đến nay phụng chỉ phát thóc

trong kho ra bán, không lâu sau thì qua đời. (sự kiện này được chép vào tháng 9

Bình Thuận và Thuận Thành đại hạn, dân đói đến nỗi phải ăn quả cây, rễ cỏ cho đỡ đói. Lê Văn Duyệt từ Kinh về Gia Định đi qua đấy, liền đem tình trạng tâu lên, vua sai bọn Chủ sự Nguyễn Quốc Thực, Lê

Chép khác thời gian




năm 1824)

Công Bật đi hội cùng Trấn thần Bình Thuận phát 10.000 hột thóc kho bán cho dân (Bình Thuận 7000 hộc, Thuận Thành 3000 hộc) (sự kiện này được chép vào tháng 7

năm 1824)


41a

Cấm dùng bốn loại tiền của Ngụy Tây Sơn.

Đề lãnh họ Trịnh trong vòng năm năm đã thu tiền của nhà Ngụy Tây Sơn vào trong công khố, tổng cộng được 36 vạn quan, đồng thời cho tiến hành tiêu hủy. Từ đó, việc tàng trữ tích tụ trong dân

gian đều bị cấm. (sự kiện này được chép vào tháng 9 năm 1824)

(đời Gia Long có chiếu tạm lưu hành tiền ấy trong 5 năm, từ Đinh sửu đến Tân tỵ, từ năm Nhâm ngọ về sau thời cấm hẳn)


41a

Ngày mồng 6, tháng 11, mùa đông, Ngụy là Chánh Sám xâm phạm xã Cổ Bi, Tráng uy hiếp quan, dụ ra hàng (sau quả

phản phúc).

Không chép


41a

Ngày 17, chuyển Nguyễn Đăng Sở làm Đốc học Nam Định, lấy chức Đốc học ở Từ Ô thay thế làm chức Tư nghiệp. (sự

kiện này được chép vào tháng 11 năm 1824)

Lấy Hàn lâm viện Thị độc Nguyễn Đăng Sở làm Đốc học Nam Định (sự kiện này được chép vào tháng 10 năm 1824)

Chép khác thời gian

41a

Triệt bổ các Chi tuần ở cửa quan và bến sông.

Không chép


41b

Quan trấn Hải Dương bắt được tên cướp Khán Khê, (người Liễu Khê) ở An Nhân, Đường An, (cùng với vợ của tên

Khán Khê)

Không chép


41b

Bọn cướp giết chết quan huyện Thụy

Anh.

Quân trấn bắt được đạo cừ là Tuần

Tâm, Tâm khai là Đốc phủ Thái Bình cấp cho binh khí, Đốc phủ lại bị tội.

Không chép


41b

Chọn cống sĩ bổ làm quan ở vùng bên ngoài.

Không chép


42a

Thiên chuyển Nguyễn Ngọc Trác về làm Đốc học Hải Dương.

Nguyễn Ngọc Trác: theo

ĐNTL, năm 1824,






Nguyễn Ngọc Trác được cử giữ chức Phó đốc học Hải Dương; năm 1828 từ Viên ngoại lang Hộ bộ được cử làm Lang trung, cùng năm đó được thăng lên chức Tham hiệp Thanh Hoa, sau chuyển sang làm Tham hiệp Nghệ An. Đến năm 1829 được triệu về kinh, sau đổi sang làm Hiệp trấn Vĩnh Thanh. Ông mất năm Canh Dần, niên hiệu Minh Mệnh thứ 11 [1830] khi đang giữ chức

Hiệp trấn Vĩnh Thanh (ĐNTL, T.2, 3)


42b

Sai Thiêm sự Nguyễn Hữu Nhân vào cống nhà Thanh.

Không chép


43a

(nói về việc duyệt cống sinh), Lúc đó, Thừa Thiên và Tam Trực tổ chức thi chọn sĩ nhân, mỗi người được miễn [phu dịch] ba tháng. Các quan ở bộ Lễ như [Phan] Huy Thực tâu xin một năm hai lần thi là thích hợp. Nhà vua lại định lệ cứ vào ngày 15 tháng 4 và tháng 10 là đến kì khảo khóa. Các thành, trấn, dinh khảo khóa sĩ nhân trong năm cũng phỏng theo đó.

sự kiện tháng 7 năm Minh Mệnh ghi: “Thừa Thiên, Gia Định và Nghệ An thi hương...Danh sách tâu lên, lấy đỗ hương cống 56

người....Trường Nghệ An 33 người...” (ĐNTL, TII, tr.437).


43b

(nói về việc duyệt cống sinh) Lúc đó, ở Thừa Thiên rất ít người giỏi văn học. Khoa thi Tân Tỵ, có 220 người ứng thí, chỉ có 84 người trúng tam trường. Đến tứ trường thì có đến hơn 40 người vừa nhìn thấy đề bài văn sách đã tự nói rằng mình không làm được, xin ra ngoài. Nhà vua lưu ý đến điều đó, bèn chọn ra các khôi giáp làm giáo chức, trong năm thi thoảng đến thăm, đốc thúc khuyến khích.

Không chép


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2023