- Địa chỉ truyền tải RTP được phân phối bởi Gateway B (địa chỉ này sẽ được
sử dụng để truyền luồng media RTP)
- Địa chỉ RTCP nhận được từ Gateway A
7. Gateway B mở kênh media với Gateway A bằng cách gửi bản tin Open
Logical Channel và địa chỉ truyền tải của kênh RTCP
8. Để hoàn thành việc thiết lập kênh media hai chiểu, Gateway A công nhận việc thiết lập kênh logic của Gateway B bằng cách gửi bản tin công nhận Open Logical Channel Acknowledge, bản tin này gồm:
- Địa chỉ truyền tải RTP được phân phối bởi Gateway.
- Địa chỉ RTCP nhận được từ Gateway B.
Hoạt động thay đổi băng thông:
Các điểm cuối (hoặc Gateway) cũng có thề yêu cầu thay đổi băng thông.
Có thể bạn quan tâm!
- Kiến Trúc Và Các Giao Diện Của Mạng Voip :
- Gateway Truyền Tải Kênh Thoại (Mgw):
- Giao Thức Ras (Registration Admission And Status):
- Hạn Chế Về Công Nghệ Và Nhược Điểm Của Ipv4:
- Sơ Lược Một Số Đặc Điểm Của Ipv6:
- Kiểm Tra Tính Có Thể Đạt Tới Của Node Lân Cận:
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Hình 3.6 Tiến trình thay đổi băng thông
Gatekeeper phải quản lý các yêu cầu thay đổi băng thông này (tăng hoặc giảm).
Tiến trình:
1. Gateway gửi bản tin yêu cầu băng thông BRQ đến Gatekeeper để yêu cầu băng thông mong muốn.
2. Gatekeeper đáp ứng yêu cầu băng thông bằng bản tin BCF.
3. Một kênh logic đươc thiết lập giữa 2 gateway với băng thông được chỉ định.
4. Bản tin BRQ được gửi đến Gatekeeper để yêu cầu thay đổi băng thông kết
nối (giả sử Gateway này không thỏa mãn băng thông đã chỉ định).
5. Gatekeeper đáp ứng gateway bằng bản tin BCF để xác nhận băng thông
mới.
6. Kênh logic được thiết lập với băng thông mới.
Thiết lập cuộc gọi Gatekeeper nội vùng:
Hình 3.7 tiến trình thiết lập cuộc gọi nội vùng 1: Đầu cuối A quay số điện thoại B.
2: Gateway A gửi ARQ đền gatekeeper (yêu cầu cho phép gọi đến B). 3: Gatekeeper tìm B và gửi trả ACF với địa chỉ IP của gateway B.
4: Gateway A gửi bản tin Q.931 cho gateway B với số điện thoại của B.
5: Gateway B gửi ARQ cho Gatekeeper (yêu cầu cho phép trả lời cuộc gọi
từ A).
6: Gatekeeper gửi trả ACF với địa chỉ IP của gateway A.
7: Gateway B thiết lập cuộc gọi đến đầu cuối B.
8: Khi B trả lời, gateway B gửi Q.931 đến gateway A.
Thiết lập cuộc gọi gatekeeper liên vùng:
Khác với nội vùng là có sự liên kết giữa hai Gatekeeper trên mạng để thiết lập
cuộc gọi cho hai thuê bao đầu cuối.
Hình 3.8 thiết lập cuộc gọi liên vùng
Tiến trình:
1: Đầu cuối A quay số điện thoại B.
2: Gateway A gửi ARQ đến Gatekeeper A( yêu cầu cho phép gọi đến B).
3: Gatekeeper A tìm và không thấy sự đăng ký của đầu cuối B. Nó tra các số đầu và thấy trùng khớp với Gatekeeper B. Nó gửi bản tin LRQ cho Gatekeeper B và bản tin RIP cho Gateway A.
4: Gatekeeper B tìm và nhận thấy sự đăng ký của đầu cuối B. Nó gửi Gatekeeper A bản tin LCF với địa chỉ IP của Gateway B.
5: Gatekeeper A trả lại bản tin ACF cho Gateway A với địa chỉ IP của
Gateway B.
6: Gateway A gửi bản tin thiết lập cuộc gọi Q.931 cho GatewayB với số điện
thoại của B.
7: Gateway B gửi ARQ cho Gatekeeper B (yêu cầu cho phép trả lời cuộc gọi
từ Gateway A).
8: Gatekeeper B gửi trả ACF với địa chỉ IP của Gateway A.
9: Gateway B thiết lập cuộc gọi đến đầu cuối B.
10: Khi B trả lời, Gateway B gửi Q.931 đến Gateway A.
Ngắt kết nối giữa hai đầu cuối H.323 liên vùng:
Hình 3.9 tiến trình ngắt kết nối liên vùng
1. Đầu cuối B gác máy.
2. Gateway B gửi bản tin DRQ đến Gatekeeper B để yêu cầu ngắt kết nối
giữa A và B.
3. Gatekeeper B gửi trả lại bản tin DCF công nhận bản tin DRQ.
4. Gateway B gửi bản tin giải phóng kết nối Q.931 đến Gateway A.
5. Gateway A gửi bản tin DRQ đến Gatekeeper A để yêu cầu ngắt kết nối
giữa A và B.
6. Gatekeeper A gửi trả lại bản tin DCF.
7. Gateway A gửi bản tin ngắt kết nối đến A.
3.2 Giao thức báo hiệu SIP:
SIP là giao thức điều khiển báo hiệu thuộc lớp ứng dụng, được phát triển như là một chuẩn mở RFC 2543 của IEFT. Khác với H.323, nó dựa trên nguồn gốc Web (HTTP) và có thiết kế kiểu modul, đơn giản và dễ dàng mở rộng với các ứng dụng thoại SIP. SIP là một giao thức báo hiệu để thiết lập, duy trì và kết thúc các phiên đa phương tiện như: thoại IP, hội nghị và các ứng dụng tương tự khác liên quan đến việc truyền thông tin đa phương tiện.
Ưu điểm chính của SIP so với các phương thức báo hiệu khác là cung cấp một sự mềm dẻo. Nó được thiết kế nhanh và đơn giản. Giao thức SIP cung cấp các chức năng sau :
- Định vị người dùng thông qua địa chỉ tương tự như email.
- Năng lực người dùng : các tham số phiên có thể thương lượng giữa hai
phía.
- Lợi ích người dùng : xác định dựa trên kiểu bên bị gọi muốn tiến hành truyền thông.
3.2.1 Các thành phần của SIP:
Hình 3.10 cấu trúc của SIP
Giao thức SIP gồm hai thành phần: đại lý trạm của người sử dụng (user agent) và máy chủ mạng (network server). User agent là một ứng dụng kết cuối hệ thống mà nó bao gồm cả user agent client (UAC) khởi tạo cuộc gọi và user agent server (UAS) nó sẽ trả lời cuộc gọi. Cả UCA và UAS đều có thể kết thúc cuộc gọi.
Kiến trúc của SIP cho phép thông tin ngang cấp sử dụng giao thức máy khách/máy chủ Network server gồm 4 kiểu là: Proxy server (máy chủ ủy quyền), Location server (máy chủ định vị), Redirect server (máy chủ chuyển tiếp), Register server (máy chủ đăng ký):
+ Máy chủ ủy quyền (Proxy server): là một chương trình trung gian, hoạt động như là một server và một client cho mục đích tạo các yêu cầu thay mặt cho các client khác. Các yêu cầu được phục vụ bên trong hoặc truyền chúng đến các
server khác. Một proxy có thể dịch và nếu cần thiết có thể tạo lại các bản tin yêu cầu SIP trước khi chuyển chúng đến server khác hoặc một UA. Trong trường hợp này trường Via trong bản tin đáp ứng, yêu cầu chỉ ra các proxy trung gian tham gia vào tiến trình xử lý yêu cầu.
+ Máy chủ định vị (Location Server): là phần mềm định vị thuê bao, cung cấp thông tin về những vị trí có thể của thuê bao bị gọi cho các phần mềm máy chủ ủy quyền và máy chủ chuyển đổi địa chỉ.
+ Máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server): là phần mềm nhận yêu cầu SIP và chuyển đổi địa chỉ SIP sang một số địa chỉ khác và gửi lại cho đầu cuối. Không giống như máy chủ ủy quyền, máy chủ chuyển đổi địa chỉ không bao giờ hoạt động như một đầu cuối, tức là không gửi đi bất cứ yêu cầu nào. Máy chủ chuyển đổi địa chỉ cũng không nhận hoặc huỷ cuộc gọi.
+ Máy chủ đăng ký (Register Server): là phần mềm nhận các yêu cầu đăng ký. Trong nhiều trường hợp máy chủ đăng ký đảm nhiệm luôn một số chức năng an ninh như xác nhận người sử dụng. Thông thường máy chủ đăng ký được cài đặt cùng với máy chủ ủy quyền và máy chủ hay địa chỉ hoặc cung cấp dịch vụ định vị thuê bao. Mỗi lần đầu cuối được bật lên ( ví dụ máy điện thoại hoặc phần mềm SIP) thì đầu cuối lại đăng ký với máy chủ. Nếu đầu cuối cần thông báo cho máy chủ về địa điểm của mình thì bản tin REGISTER cũng được gửi đi. Nói chung các đầu cuối đều thực hiện việc đăng ký lại một cách định kỳ.
3.2.2 Các bản tin trong giao thức SIP và phản hồi:
Các bản tin:
- INVITE: Khi một UAC muốn khởi tạo một phiên mới như: video, audio hay game thì nó sẽ tạo ra một bản tin INVITE. Bản tin này gửi yêu cầu về server cho phép thiết lập một phiên làm việc. Bản tin này có thể được gửi qua các proxy, các UAS. Các UAS sẽ kiểm tra thường xuyên xem người sử dụng có đồng ý lời mời không. Nếu đồng ý (nghĩa là phiên làm việc được
thiết lập) thì các UAS sẽ gửi bản tin phản hồi 2xx về. Còn nếu lời mời không dược chấp nhận thì phản hồi 3xx, 4xx, 5xx hay 6xx sẽ được gửi đi tùy theo lý do từ chối. Trước khi gửi tín hiệu phản hồi cuối cùng này, UAS còn gửi kèm một bản tin 1xx để thông báo UAC tiếp tục giữ quá trình liên lạc với người được gọi.
- ACK: bản tin này khẳng định máy trạm đã nhận được bản tin trả lời bản tin INVITE. SIP thực thi quá trình bắt tay qua ba bước: Phía gọi gửi bản tin INVITE; Phía được gọi gửi bản tin ACK chấp nhận yêu cầu; Phía gọi gửi bản tin ACK để thông báo quá trình bắt tay đã hoàn tất và quá trình thiết lập cuộc gọi bắt đầu. Cho dù bản tin INVITE đầu tiên bao gồm gói tin SDP (Session Description Protocol) hay không thì bản tin ACK đầu tiên sẽ có SDP của phía được gọi. Các bản tin ACK khác đượcgửi đi để kết thúc quá trình bắt tay và bao gồm SDP cần để thiết lập cuộc gọi.
- BYE: Được sử dụng để kết thúc một phiên làm việc cụ thể hoặc một phiên làm việc tạm thời.
- CANCEL: Giống như tên gọi, bản tin CANCEL được sử dụng để hủy yêu cầu trước đó được gửi từ phía cilent. Nó yêu cầu UAS tạm dừng xử lý yêu cầu và tạo ra một phản hồi lỗi cho yêu cầu đó. Bản tin này sẽ không có tác dụng đối với yêu cầu mà UAS gửi đi phản hồi cuối cùng.Vì vậy bản tin này sẽ rất có ích đối với những yêu cầu mà server mất nhiều thời gian để phản hồi. Do đó, bản tin CANCEL thích hợp nhất với bản tin INVITE, là bản tin mất nhiều thời gian để phản hồi.
- REGISTER: Bản tin này sử dụng để đăng ký UA với UAS.
- OPTIONS: Bản tin này cho phép một UA xác định khả năng có thể của
Proxy Server hay UA khác.
- Ngoài ra còn một số giao thức khác nữa được sử dụng như: INFO,
NOTIFY, SUBCRIBE, UNSUBCRIBE, UPDATE, MESSAGE, REFER…
Các phản hồi:
- 1xx ( PROVISIONAL): phản hồi tạm thời, cho biết đã nhận được yêu cầu ,
tiếp tục quá trình yêu cầu.
- 2xx (SUCCESS): thông báo đã nhận được đầy đủ, hiểu và chấp nhận.
- 3xx (REDIRECTION): thông báo cần có các bản tin khác để hoàn thành yêu cầu.
- 4xx (CLIENT ERORR): thông báo yêu cầu chứa cấu trúc sai hoặc không được đáp ứng ở server.
- 5xx (SERVER ERORR): thông báo server không thể đáp ứng được yêu cầu có cấu trúc hợp lệ.
- 6xx (GLOBAL FAILURE): thông báo yêu cầu không thể xử lý được ở bất
cứ server nào.
3.2.3 Các bước thiết lập, duy trì và hủy cuộc gọi:
g Đăng ký, khởi tạo và xác định vị trí người dùng.
g Xác định băng thông cần thiết được sử dụng.
g Xác định sự sẵn sàng của phía được gọi, phía được gọi phải gửi một bản tin
phản hồi thể hiện cuộc gọi (chấp nhận hay từ chối).
g Cuộc gọi được thiết lập.
g Chỉnh sửa cuộc gọi (chuyển cuộc gọi và duy trì).
g Kết thúc cuộc gọi.
3.2.4 Hoạt động của SIP:
Địa chỉ SIP tồn tại dưới dạng user@host. Trong đó:
+) User : tên người dùng hoặc số điện thoại.
+) Host: tên miền hoặc địa chỉ mạng.
Mỗi địa chỉ SIP là duy nhất.
Mô tả cuộc gọi SIP: