Hạn Chế Về Công Nghệ Và Nhược Điểm Của Ipv4:

+) Hoạt động của máy chủ ủy quyền (proxy server): Cuộc gọi SIP được định tuyến qua Proxy server.

Hình 3 11 thiết lập cuộc gọi qua Proxy server 1 userA yahoo com gửi bản tin INVITE 1

Hình 3.11 thiết lập cuộc gọi qua Proxy server

1. userA@yahoo.com gửi bản tin INVITE cho UserB ở miền hostmail.com, bản tin này đến proxy server SIP của miền hostmail.com (Bản tin INVITE có thể đi từ Proxy server SIP của miền yahoo.com và được Proxy này chuyển đến Proxy server của miền hostmail.com).

2. Proxy server của miền hostmail.com sẽ tham khảo server định vị (Location server) để quyết định vị trí hiện tại của UserB.

3. Server định vị trả lại vị trí hiện tại của UserB (giả sử là UserB@hostmail.com).

4. Proxy server gửi bản tin INVITE tới userB@hotmail.com. Proxy server

thêm địa chỉ của nó trong một trường của bản tin INVITE.

5. UAS của UserB đáp ứng cho server Proxy với bản tin 200 OK.

6. Proxy server gửi đáp ứng 200 OK trở về userA@yahoo.com.

7. userA@yahoo.com gửi bản tin ACK cho UserB thông qua proxy server.

8. Proxy server chuyển bản tin ACK cho userB@hostmail.com.

9. Sau khi cả hai bên đồng ý tham dự cuộc gọi, một kênh RTP/RTCP được

mở giữa hai điểm cuối để truyền tín hiệu thoại.

10.Sau khi quá trình truyền dẫn hoàn tất, phiên làm việc bị xóa bằng cách sử

dụng bản tin BYE và ACK giữa hai điểm cuối.

+) Hoạt động của máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server):


Hình 3 12 thiết lập cuộc gọi qua Redirect Server 1 Redirect server nhân được yêu 2

Hình 3.12 thiết lập cuộc gọi qua Redirect Server

1. Redirect server nhân được yêu cầu INVITE từ người gọi (Yêu cầu này có thể đi từ một proxy server khác).

2. Redirect server truy vấn server định vị địa chỉ của B.

3. Server định vị trả lại địa chỉ của B cho Redirect server.

4. Redirect server trả lại địa chỉ của B đến người gọi A. Nó không phát yêu cầu INVITE như proxy server.

5. User Agent bên A gửi lại bản tin ACK đến Redirect server để xác nhận sự trao đổi thành công.

6. Người gọi A gửi yêu cầu INVITE trực tiếp đến địa chỉ được trả lại bởi Redirect server (đến B). Người bị gọi B đáp ứng với chỉ thị thành công (200 OK), và người gọi đáp trả bản tin ACK xác nhận. Cuộc gọi được thiết lập.

3.3 So sánh giao thức SIP và H.323:

H.323 được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh, không những hoạt động tốt trong vấn đề truyền tiếng nói qua mạng IP mà còn có khả năng kế thừa và tương thích tốt với các hệ thống trước đây. Do vậy mà cấu trúc của nó rất đầy đủ và phức tạp.

SIP được xây dựng với mục đích tối ưu hóa đối với mạng IP, nên giao thức của nó đơn giản và thuận tiện. Mang dáng dấp của các giao thức trên lớp ứng dụng như HTTP, SMTP. Chính vì vậy mà khả năng kết hợp của nó với các mạng phi IP là rất khó.

So sánh cụ thể như sau:



SIP

H.323

Nguồn gốc

IETF

ITU-T

Quan hệ mạng

Ngang cấp

Ngang cấp

Khởi điểm

Kế thừa cấu trúc HTTP

Kế thừa Q.931, Q.SIG

Đầu cuối

SIP

H.323


Server

Proxy Server Redirect Server Location Serve

Registrar Server


H.323 Gatekeeper

Khuôn dạng

Text, UTF-8

Nhị phân

Trễ thiết lập

cuộc gọi


1.5 RTT


6.7 RTT hoặc hơn


Giám sát trạng thái cuộc gọi

Có hai lựa chọn:

- trong thời gian thiết lập

cuộc gọi.

- suốt thời gian cuộc gọi.

Máy chủ phải giám sát trong suốt thời gian cuộc gọi và phải giữ trạng thái kết nối TCP. Điều

này hạn chế khả năng mở rộng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


và giảm độ tin cậy.

Báo hiệu quảng bá

Có hỗ trợ

Không


Chất lượng

dịch vụ

Sử dụng các giao thức khác như: RSVP, OPS, OST để

đảm bảo chất lượng dịch vụ

Getaekeeper điều khiển băng thông. H.323 khuyến nghị dùng RSVP để lưu dữ tài nguyên

mạng.


Bảo mật

Đăng ký tại Registrar server có xác nhận đầu cuối và mã

Chỉ đăng ký khi trong mạng có gatekeeper, xác nhận và mã hóa

theo tiêu chuẩn H.232


Định vị đầu cuối và định tuyến cuộc gọi


Dùng SIP-URL để đánh địa chỉ. Định tuyến nhờ sử dụng Redirect và Location Server

Định vị đầu cuối sử dụng E.164 hoặc tên ảo H.323 và phương pháp ánh xạ địa chỉ nếu trong mạng có gatekeeper. Chức năng định tuyến do gatekeeper đảm

nhiệm.


Tính năng thoại


Hỗ trợ các tính năng của

cuộc gọi cơ bản

Được thiết kế nhằm hỗ trợ

rất nhiều tính năng hội nghị, kể cả thoại, hình ảnh và dữ liệu, quản lý tập trung nên có thể gây

tắc nghẽn ở gatekeeper.

Tạo tính năng và dịch vụ mới

Dễ dàng, sử dụng SIP-CGI và CPL

H.450.1

Khả năng

mở rộng

Dễ dàng

Hạn chế


3.4 Giao thức SGCP (Simple Gateway Control Protocol):

Giao thức này cho phép các thành phần điều khiển cuộc gọi, có thể điều khiển kết nối giữa trung kế, các thiết bị đầu cuối với các gateway. Các thành phần điều khiển được gọi là call Agent. SGCP được sử dụng để thiết lập, duy trì và giải phóng các cuộc gọi qua mạng IP. Call Agent thực hiện các chức năng báo hiệu cuộc gọi và gateway thực hiện chức năng truyền tín hiệu âm thanh. SGCP cung cấp 5 lệnh điều khiển chính như sau:

- Notification Request: yêu cầu gateway phát các tín hiệu nhấc đặt máy và các tín hieuj quay số DTMF.

- Notifi: gateway sử dụng lệnh này để thông báo với call Agent về các tín

hiệu được phát ở trên.

- Create Connection: Call Agent yêu cầu khởi tạo két nối giữa các đầu liên lạc trong GW.

- Modify Connection: Call Agent dùng lệnh này để thay đổi các thông số về kết nối đã được thiết lập. Lệnh này cũng có thể dùng để điều khiển luồng cho các gói tin RTP đi từ GW này sang GW khác.

- Delete Connection: Call Agent sử dụng lệnh này để giải phóng các kết nối đã được thiết lập.

Năm lệnh trên đây điều khiển GW và thông báo cho call agent về sự kiện xảy ra. Mỗi lệnh hay yêu cầu bao gồm các thông số cụ thể cần thiết để thực thi các phiên làm việc.

3.5 Giao thức MGCP:

Giao thức MGCP cho phép điều khiển lệnh các Gwthoong qua các thành phần điều khiển nằm bên ngoài mạng. MGCP sử dụng mo hình kết nối tương tự như SGCP dựa trên các kết nối cở bản giữa thiết hị đầu cuối và GW. Các kết nối có thể là kết nối điểm-điểm hoặc kết nối đa điểm. Ngoài chức năng điều khiển như SGCP, MGCP còn cung cấp thêm các chức năng sau:

- Endpoint Configuration: Call Agent dùng lệnh này để yêu cầu GW xác định kiểu mã hóa ở phía đường dây kết nối đến thiết bị đầu cuối.

- Auditendpoint và Auditconnection: Call Agent dùng lệnh này để kiểm tra

trạng thái và sự kết nối ở thiết bị đầu cuối.

- Restartin-progress: GW dùng lệnh này để thông báo với Call Agent khi nào các thiết bị đầu cuối ngừng sử dụng dịch vụ và khi nào quay lại sử dụng dịch vụ.

Ngoài các giao thức chuẩn kể trên, còn có một giao thức mới đang được xây dựng và phát triển, đó là IAX – Inter Asterisk eXchange. IAX là giao thức báo hiệu VoIp được phát triển bởi tác giả của phần mềm Asterisk để khắc phục những hạn chế trong giao thức SIP. Không giống như giao thức SIP truyền tải thoại và báo hiệu trên 2 kênh khác nhau, IAX truyền tải thoại và báo hiệu trên cùng một kênh. IAX giải quyết được vấn đề NAT đề cập trên phần giao thức SIP. Mặt khác IAX là loại giao thức tối ưu trong việc sử dụng băng thông, cho phép nhiều gói dữ liệu thoại trên cùng một IP header, cơ chế truyền tải nhiều cuộc gọi trên cùng một gói IP được gọi là trung kế. Nhìn chung IAX là giao thức dành cho VoIP mới nhất cho đến thời điểm nàyvới nhiều ưu điểm hấp dẫn như:

+ tối thiểu sử dụng băng thông

+ Trong suốt với NAT

+ Hiệu quả với cơ chế trung kế.

CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN ĐỊA CHỈ IPv6

Sự ra đời của IPv6:

4.1.1 Sự cạn kiệt của địa chỉ IPv4:

Những thập kỷ vừa qua, do tốc độ phát triển mạnh mẽ của Internet, không gian địa chỉ IPv4 đã được sử dụng trên 60%. Những tổ chức quản lý địa chỉ quốc tế đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả lên hàng đầu. Những công nghệ góp phần giảm nhu cầu địa chỉ IP như NAT (công nghệ biên dịch để có thể sử dụng địa chỉ IP private), DHCP (cấp địa chỉ tạm thời) được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu tăng địa chỉ rất lớn:

- Internet phát triển tại những khu vực dân cư đông đảo như Trung Quốc, Ấn Độ.

- Những dạng dịch vụ mới đòi hỏi không gian địa chỉ IP cố định (tỉ lệ địa chỉ/khách hàng là 1:1) và kết nối dạng đầu cuối – đầu cuối: dịch vụ DSL, cung cấp dịch vụ Internet qua đường cáp truyền hình, việc phát triển các mạng giáo dục, game trực tuyến, thiết bị di động tham gia vào mạng Internet, truyền tải thoại, audio, video trên mạng.

4.1.2 Hạn chế về công nghệ và nhược điểm của IPv4:

IPv4 hỗ trợ trường địa chỉ 32 bit, IPv4 ngày nay hầu như không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mạng Internet. Hai vấn đề lớn mà IPv4 đang phải đối mặt là việc thiếu hụt các địa chỉ, đặc biệt là các không gian địa chỉ tầm trung (lớp

B) và việc phát triển về kích thước rất nguy hiểm của các bảng định tuyến trong

Internet.

Thêm vào đó, nhu cầu tự động cấu hình (Auto-config) ngày càng trở nên cần thiết. Địa chỉ IPv4 trong thời kỳ đầu được phân loại dựa vào dung lượng của địa chỉ đó (số lượng địa chỉ IPv4 ). Địa chỉ IPv4 được chia thành các lớp. 3 lớp đầu tiên được sử dụng phổ biến nhất. Các lớp địa chỉ này khác nhau ở số lượng các

bit dùng để định nghĩa Network ID. Ví dụ: Địa chỉ lớp B có 14 bit đầu dành để định nghĩa Network ID và 16 bit cuối cùng dành cho Host ID. Trong khi địa chỉ lớp C có 21 bit dành để định nghĩa Network ID và 8 bit còn lại dành cho Host ID… Do đó, dung lượng của các lớp địa chỉ này khác nhau.

Để giảm nhu cầu tiêu dùng địa chỉ, hoạt động mạng IPv4 sử dụng phổ biến công nghệ biên dịch NAT. Trong đó, máy chủ biên dịch địa chỉ (NAT) can thiệp vào gói tin truyền tải thay thế trường địa chỉ để các máy tính gắn địa chỉ Private có thể kết nối mạng Internet. Mà mô hình sử dụng NAT của dịa chỉ IPv4 có một vài nhược điểm như: Không có kết nối điểm - điểm và gây trễ ; Việc gói tin không được giữ nguyên tình trạng từ nguồn tới đích, có những điểm trên đường truyền tải tại đó gói tin bị can thiệp, như vậy tồn tại những lỗ hổng về bảo mật.

Bên cạnh những giới hạn đã nêu ở trên, mô hình này còn có một hạn chế nữa chính là sự thất thóat địa chỉ nếu sử dụng các lớp địa chỉ không hiệu quả. Mặc dù lượng địa chỉ IPv4 hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trên thế giới, nhưng cách thức phân bổ địa chỉ IPv4 không thực hiện được chuyện đó. Ví dụ: một tổ chức có nhu cầu triển khai mạng với số lượng Host khoảng 300. để phân địa chỉ IPv4 cho tổ chức này, người ta dùng địa chỉ lớp B. Tuy nhiên, địa chỉ lớp B có thể dùng để gán cho 65536 Host. Dùng địa chỉ lớp B cho tổ chức này làm thừa hơn 65000 địa chỉ. Các tổ chức khác sẽ không thể nào sử dụng khoảng địa chỉ này. Đây là điều hết sức lãng phí.

Nguy cơ thiếu hụt địa chỉ IPv4 cùng những hạn chế của nó đưa ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu để đưa ra một giao thức Internet mới, khắc phục những hạn chế của giao thức IPv4 và đem lại những đặc tính mới cần thiết cho dịch vụ và cho hoạt động mạng thế hệ tiếp theo. IETF đã đưa ra quyết định thúc đẩy thay thế cho IPv4 là IPv6 - giao thức địa chỉ Internet phiên bản 6 còn được gọi là giao thức IP thế hệ mới. Địa chỉ Internet phiên bản 6 có chiều dài gấp 4 lần so với phiên bản 4: 128 bit địa chỉ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022