Gateway Truyền Tải Kênh Thoại (Mgw):

- Giao diện C: Giao diện giữa gateway điều khiển phương tiện và gatekeeper.

- Giao diện D: giao diện giữa hai GK.

- Giao diện E: có hai loại giao diện E là Ea và Eb, trong đó Ea là giao diện giữa gateway phương tiện và mạng chuyển mạch, còn Eb là là giao diện giữa gateway báo hiệu với mạng SCN.

- Giao diện F: Giao diện giữa Back-end service và gateway điều

khiển phương tiện.

- Giao diện G: Giao diện giữa Back-end service và GK.

- Giao diện H: Giao diện giữa thiết bị đầu cuối và mạng truy nhập

IP.

- Giao diện I: Giao diện giữa mạng truy nhập IP và mạng xương

sống IP.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Giao diện J: Giao diện giữa gateway báo hiệu và gateway điều

khiển phương tiện.

Nghiên cứu và thiết kế hệ thống VoIPv6 - 4

- Giao diện K: Giao diện giữa gateway điều khiển phương tiện và gateway phương tiện.

Mỗi thiết bị đầu cuối giao tiếp với một GK và giao tiếp này giống như giao tiếp giữa thiết bị đầu cuối và GW. Có thể mỗi GK quản lý một vùng, có thể nhiều GK chia nhau quản lý từng phần của một vùng trong trường hợp một vùng có nhiều GK. Trong vùng quản lý của GK, các tín hiệu báo hiệu có thể được chuyển tiếp qua một hoặc nhiều GK. Do đó các GK phải có khả năng trao đổi các thông tin với nhau khi cuộc gọi có liên quan đến nhiều GK. Có thể sử dụng nhiều cách thức để nối hai GK hoặc một GK và một GW như: dành riêng, không dành riêng, theo khoảng thời gian hoặc theo nhu cầu.

2.2 Các thành phần của mạng VoIP:

2.2.1 Thiết bị đầu cuối:

Một thiết bị đầu cuối là một nút trong cấu hình chuẩn của mạng VoIP, nó có thể được kết nối với mạng sử dụng một trong các giao diện truy nhập. Một thiết bị đầu cuối có thể cho phép một thuê bao trong mạng IP thực hiện một cuộc gọi tới một thuê bao khác trong mạng chuyển mạch. Các cuộc gọi sẽ được nằm dưới sự giám sát của Gk của thiết bị đầu cuối mà thuê bao đã được đăng ký. Một thiết bị đầu cuối có thể bao gồm các khối chức năng sau:

- Chức năng đầu cuối H.225: thu và nhận các bản tin H.225

- Chức năng đầu cuối H.245: thu và nhận các bản tin H.245

- Bảo mật kênh truyền tải: đảm bảo tính bảo mật của kênh truyền tải thông tin

kết nối với thiết bị đầu cuối.

- Bảo mật kênh báo hiệu: đảm bảo tính bảo mật của kênh báo hiệu kết nối với

thiết bị đầu cuối.

- Chức năng xác nhận: thiết lập đặc điểm nhận dạng khách hàng, thiết bị hoặc

phần tử mạng.

- Non-repudiaiton evidence gathering: thu thập các thông tin dùng để xác nhận là bản tin báo hiệu hoặc bản tin chứa thông tin đã được truyền hoặc nhận chưa.

- Chức năng quản lý: giao tiếp với hệ thống quản lý mạng.

- Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định và ghi lại các thông tin về sự

kiện (truy nhập, cảnh báo) và tài nguyên.

- Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin sử dụng được

ghi ra thiết bị ngoại vi.

2.2.2 Mạng truy nhập IP:

Mạng truy nhập IP cho phép thiết bị đầu cuối, gateway, gatekeeper truy nhập vào mạng IP thông qua cơ sở hạ tầng sẵn có. Một vài loại giao diện chuẩn truy nhập IP được sử dụng trong cấu hình chuẩn của mạng VoIP là:

- Truy nhập PSTN

- Truy nhập ISDN

- Truy nhập LAN

- Truy nhập cáp, DSL

- Truy nhập GSM

Trên đây không phải là tất cả các giao diện truy nhập IP, bởi còn một vài loại khác đang được nghiên cứu để sử dụng trong mạng VoIP. Đăc điểm của các giao diện này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và tính bảo mật của cuộc gọi VoIP.

2.2.3 Gatekeeper:

Gatekeeper là phần tử mạng chịu trách nhiệm quản lý việc đăng ký chấp nhận trạng thái của các thiết bị đầu cuối và gateway. Gatekeeper có thể tham gia vào việc quản lý vùng, xử lý cuộc gọi và báo hiệu cuộc gọi. Nó xác định định tuyến để truyền báo hiệu cuộc gọi và nội dung đối với mỗi cuộc gọi. Gatekeeper bao gồm các khối chức năng sau:

- Chuyển đổi địa chỉ E.164: chuyển đổi từ địa chỉ E.164 sang tên gọi H.323

- Chuyển đổi tên gọi H.323: chuyển đổi từ tên gọi H.323 sang số E.164

- Chuyển đổi địa chỉ H.225.0: chuyển đổi từ từ tên gọi H.323 sang địa chỉ Ip để truyền hoặc nhận các bản tin H.225.0 và truyền địa chỉ IP để truyền các bản tin H.225.0 bao gồm cả mã lựa chọn nhà cung cấp mạng.

- Dịch địa chỉ kênh thông tin: nhận và truyền địa chỉ IP của các kênh truyền tải thông tin, bao gồm cả mã lựa chọn nhà cung cấp mạng.

- Dịch địa chỉ kênh H.245: nhận và truyền địa chỉ IP phục vụ cho báo hiệu

H.245, bao gồm cả mã lựa chọn cho nhà cung cấp mạng.

- GK H.225.0: truyền và nhận các bản tin H.225.0

- GK H.245: truyền và nhận các bản tin H.245

- Giao tiếp giữa các GK: thực hiện trao đổi thông tin giữa các GK.

- Đăng ký: cung cấp các thông tin cấn đăng ký khi yêu cầu dịch vụ.

- Xác nhận: thiết lập các đặc điểm nhận dạng của khách hàng, thiết bị đầu cuối

hoặc các phần tử mạng.

- Điều khiển GK chấp nhận kênh thông tin: cho phép hoặc không cho phép sử

dụng các kênh truyền tải thông tin.

- Non-repudiation evdence gathering: thu thập các thông tin để xác nhận là các bản tin báo hiệu hoặc bản tin chứa thông tin đã được truyền hoặc nhận chưa.

- Bảo mật kênh báo hiệu: đảm bảo tính bảo mật của kênh báo hiệu kết nối GK

với thiết bị đầu cuối.

- Tính cước: thu nhập thông tin để tính cước.

- Điều chỉnh tốc độ và giá cước: xác định tốc độ và giá cước sử dụng.

- Chức năng quản lý: giao tiếp với hệ thống quản lý mạng.

- Chức năng ghi các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin sử dụng đã được ghi

ra thiết bị ngoại vi.

2.2.4 Gateway:

Một gateway có thể kết nối vật lý một hoặc nhiều mạng IP với một hoặc nhiều mạng SCN. Một gateway có thể bao gồm: gateway báo hiệu, gateway điều khiển phương tiện và gateway phương tiện. Một hay một số chức năng này có thể thực hiện bởi GK hoặc một GW khác.

2.2.4.1 Gateway báo hiệu (SGW):

SGW cung cấp kênh báo hiệu giữa mạng IP và mạng SCN, SGW là phần tử trung gian chuyển đổi báo hiệu trong mạng IP và báo hiệu trong mạng SCN. SGW bao gồm các chức năng sau:

- Kết cuối các giao thức điều khiển cuộc gọi.

- Kết cuối báo hiệu từ mạng SCN: phối hợp hoạt động với chức năng báo hiệu

của gateway điều khiển phương tiện.

- Chức năng báo hiệu: chuyển đổi giữa báo hiệu IP với báo hiệu mạng SCN

khi phối hợp hoạt động với gateway điều khiển phương tiện.

- Bảo mật kênh báo hiệu: đảm bảo tính năng bảo mật của kênh báo hiệu từ

GW.

- Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định và ghi các bản tin báo hiệu và bản tin thông tin truyền và nhận.

- Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin sử dụng ra thiết

bị ngoại vi.

- OAM & P: vận hành quản lý và bảo dưỡng thông qua các giao diện logic cung cấp các thông tin không trực tiếp phục vụ cho điều khiển cuộc gọi tới các phần tử quản lý hệ thống.

- Chức năng quản lý : giao diện với hệ thống quản lý mạng.

- Giao diện mạng chuyển mạch gói: kết cuối mạng chuyển mạch gói.

2.2.4.2 Gateway truyền tải kênh thoại (MGW):

MGW cung cấp phương tiện để thực hiện chức năng chuyển đổi mã hóa. Nó chuyển đổi giữa các mã hóa truyền trong mạng IP (mã này được truyền trên kênh RTP/UDP/IP) với các mã hóa truyền trong mạng SCN (mã PCM, GSM). MGW bao gồm các chức năng sau:

- Chức năng chuyển đổi địa chỉ kênh thông tin: cung cấp địa chỉ IP cho các

kênh truyền và nhận.

- Chức năng chuyển đổi luồng: chuyển đổi giữa các luồng thông tin giữa

mạng IP và mạng SCN bao gồm việc chuyển đổi mã hóa và triệt tiếng vọng.

- Chức năng dịch mã hóa: định tuyến các luồng thông tin giữa mạng IP và mạng SCN.

- Bảo mật kênh thông tin: đảm bảo tính riêng tư của kênh thông tin giữa mạng IP và mạng SCN. Bảo mật kênh thông tin bao gồm tất cả các phần cứng và giao diện cần thiết để kết cuối cuộc gọi chuyển mạch kênh. Nó phải bao gồm

các bộ mã hóa và giải mã PCM luật A (theo tiêu chuẩn Bắc Mĩ) và PCM luật U (theo tiêu chuẩn Châu Âu).

- Kết nối chuyển mạch gói: bao gồm tất cả các giao thức liên quan đến việc kết nối kênh thông tin trong mạng chuyển mạch gói, gồm các bộ mã hóa và giải mã có thể được sử dụng.

- Giao diện với mạng SCN: kết cuối và điều khiển các kênh mạng như kênh

DS0 từ mạng SCN.

- Chức năng chuyển đổi kênh thông tin giữa IP và SCN: chuyển đổi giữa kênh mang thông tin thoại, fax, số liệu của SCN và các gói dữ liệu trong mạng chuyển mạch gói. Nó cũng thực hiện chức năng xử lý tín hiệu thích hợp như: nén tín hiệu thoại, triệt tiếng vọng, triệt khoảng im lặng, mã hóa, chuyển đổi tín hiệu fax, điều tiết tốc độ cho modem tương tự. Thêm vào đó nó còn thực hiện chuyển đổi giữa tín hiệu DTMF trong mạng SCN và các tín hiệu thích hợp trong mạng chuyển mạch gói khi mà các bộ mã hóa tín hiệu thoại không mã hóa tín hiệu DTMF. Chức năng chuyển đổi kênh thông tin giữa IP và SCN cũng có thể thu thập thông tin về lưu lượng gói và chất lượng kênh đối với mỗi cuộc gọi để sử dụng trong việc báo cáo chi tiết và điều khiển cuộc gọi.

- Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định và ghi các bản tin báo hiệu và các bản tin thông tin truyền và nhận.

- Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin sử dụng ra thiết

bị ngoại vi.

- OAM & P: vận hành quản lý và bảo dưỡng thông qua các giao diện logic cung cấp các thông tin không trực tiếp phục vụ cho điều khiển cuộc gọi tới các phần tử quản lý hệ thống.

- Chức năng quản lý: giao diện với hệ thống quản lý mạng.

- Giao diện mạng chuyển mạch gói: kết cuối mạng chuyển mạch gói.

2.2.4.3 Gateway điều khiển truyền tải kênh thoại (MGWC):

MGWC đóng vai trò phần tử kết nối MGW, SGW và GK, nó cung cấp chức năng xử lý cuộc gọi cho GK, điều khiển MGW nhận thông tin báo hiệu SCN từ SGW và thông tin báo hiệu IP từ GK. GMWC bao gồm các khối chức năng sau:

- Chức năng GW H.225.0: truyền và nhận các bản tin H.225.0

- Chức năng GW H.245: truyền và nhận các bản tin H.245

- Chức năng xác nhận: thiết lập đặc điểm nhận dạng của người sử dụng thiết

bị hoặc phần tử mạng.

- Chức năng điều khiển GW chấp nhận luồng dữ liệu: cho phép hoặc không

cho phép một luồng dữ liệu.

- Non-repudiaiton evidence gathering: thu thập thông tin dùng để xác nhận là bản tin báo hiệu hoặc là bản tin chứa thông tin đã được truyền hoặc nhận chưa.

- Báo hiệu chuyển mạch gói: bao gồm tất cả các loại báo hiệu cuộc gọi có thể thực hiện bởi các đầu cuối trong mạng. Ví dụ như theo chuẩn H.323 thì bao gồm: H.225.0, Q.913, H.225.0 RAS và H.245. Đối với một đầu cuối H.323 chỉ nhận thì nó bao gồm H225.0 RAS mà không bao gồm H.245.

- Giao diện báo hiệu chuyển mạch gói: kết cuối giao thức báo hiệu chuyển mạch gói. Nó chỉ lưu lại vừa đủ thông tin trạng thái để quản lý giao diện. Về thực chất giao diện báo hiệu mạng chuyển mạch gói trong MGWC không kết nối trực tiếp với MGW như là các thông tin truyền từ MGWC tới MGW thông qua chức năng điều khiển cuộc gọi.

- Điều khiển GW: bao gồm các chức năng điều khiển kết nối logic, quản lý tài nguyên, chuyển đổi giao diện.

- Giám sát tài nguyên từ xa: bao gồm giám sát độ khả dụng của các kênh trung kế của MGW, dải thông và độ khả dụng cho tỷ lệ định tuyến thành công cuộc gọi trong IP.

- Chức năng điều khiển cuộc gọi: lưu giữ các trạng thái cuộc gọi của GW. Chức năng điều khiển cuộc gọi bao gồm tất cả các chức năng điều khiển kết nối logic của GW.

- Quản lý tài nguyên MGW: cấp phát tài nguyên cho MGW.

- Chức năng báo hiệu: chuyển đổi giữa báo hiệu mạng IP và báo hiệu mạng

SCN trong phối hợp hoạt động với SGW.

- Chức năng ghi các bản tin sử dụng: xác định và ghi lại các thông tin về sự

kiện (truy nhập, cảnh báo) và tài nguyên.

- Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo cáo các bản tin sử dụng được

ghi ra thiết bị ngoại vi.

- OAM & P: vận hành quản lý và bảo dưỡng thông qua các giao diện logic cung cấp các thông tin không trực tiếp phục vụ cho điều khiển cuộc gọi tới các phần tử quản lý hệ thống.

- Chức năng quản lý: giao diện với hệ thống quản lý mạng.

- Giao diện mạng chuyển mạch gói: kết cuối mạng chuyển mạch gói.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí