Giao Thức Ras (Registration Admission And Status):

CHƯƠNG 3: CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU VoIP

3.1 Giao thức báo hiệu H.323:

Giao thức H.323 là chuẩn do ITU-T phát triển cho phép truyền thông đa phương tiện qua các hệ thống dựa trên mạng chuyển mạch gói (ví dụ như Internet). H.323 cung cấp nền tảng kĩ thuật cho truyền thoại, hình ảnh, số liệu một cách đồng thời qua mạng IP, giải quyết các ứng dụng cốt lòi của điện thoại IP (định nghĩa tiêu chuẩn về độ trễ, các mức ưu tiên…). H323 bao gồm cả chức năng điều khiển cuộc gọi, quản lý thông tin đa phương tiện, quản lí băng thông, cung cấp giao diện giữa mạng LAN và các mạng khác.


Hình 3.1 cấu trúc H.323

Hình 3.2 sơ đồ khối thiết bị đầu cuối H.323

3.1.1 Giao thức RAS (Registration Admission and Status):

Các bản tin RAS được dùng để trao đổi giữa các đầu cuối và các Gatekeeper cho các chức năng như tìm Gatekeeper, đăng kí, quản lí băng thông… Kênh báo hiệu RAS được tải đi trong gói tin UDP mang thông điệp dùng trong quá trình tìm Gatekeeper và đăng ký.

Các bản tin dùng trong RAS:


Thông điệp

Ý nghĩa

Gatekeeper Request (GRQ)

Yêu cầu thăm dò gatekeeper

Gatekeeper Confirm (GCF)

Gatekeeper cho phép đăng ký

Gatekeeper Reject (GRJ)

Gatekeeper không cho phép đăng ký

Registration Request (RRQ)

Yêu cầu đăng ký

Registration Confirm (RCF)

Xác nhận đăng ký

Registration Reject (RRJ)

Từ chối đăng ký

Unregistration Request (URQ)

Yêu cầu hủy đăng ký

Unregistration Confirm (UCF)

Xác nhận hủy đăng ký

Unregistration Reject (URJ)

Từ chối hủy đăng ký

Location Request (LRQ)

Yêu cầu định vị

Location Confirm (LCF)

Khẳng định định vị

Location Reject (LRJ)

Từ chối định vị

Admission Request (ARQ)

Yêu cầu kết nạp cuộc gọi

Admission Confirm (ACF)

Xác nhận kết nạp cuộc gọi

Admission Reject (ARJ)

Từ chối kết nạp cuộc gọi

Bandwidth Change Request(BRQ)

Yêu cầu thay đổi thông lượng cuộc gọi

Bandwidth Change Confirm(BCF)

Xác nhận thay đổi thông lượng cuộc gọi

Bandwidth Change Reject (BRJ)

Từ chối thay đổi thông lượng cuộc gọi

Information Request (IRQ)

Yêu cầu thông tin điểm cuối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Trả lời yêu cầu thông tin


Information Request Respond(IRR)

3.1.2 Giao thức báo hiệu cuộc gọi H225 (Q.931):

H225 được dùng để thiết lập liên kết giữa các điểm cuối H323 ( đầu cuối, gateway ), qua liên kết đó dữ liệu thời gian thực sẽ được truyền đi. Do yêu cầu tin cậy nên các thông báo của H225 sẽ được truyền đi trong gói tin TCP.

Các thông điệp Q.931 sử dụng trong báo hiệu cuộc gọi :


Thông điệp

Ý nghĩa

Sử dụng

Alerting

Hồi âm chuông

Bắt buộc

Call proceeding

Cuộc gọi đang được xử lý

Bắt buộc

Connect

Bị gọi chấp nhận cuộc gọi

Bắt buộc

Connect Acknowledge

Phúc đáp

Tùy chọn

Release Complete

Giải phóng kênh điều khiển cuộc gọi

Bắt buộc

Setup

Yêu cầu thiết lập cuộc gọi

Bắt buộc

Setup Acknowledge

Phúc đáp

Tùy chọn

User Information

Thông tin bổ xung

Tùy chọn

Progress

Đang xử lý quá trình nhận

Tùy chọn


3.1.3 Giao thức vận chuyển thời gian thực RTP/RTCP:

RTP:

Là một thủ tục dựa trên kĩ thuật IP tạo ra các hỗ trợ truyền tải các dữ liệu yêu cầu thời gian thực. RTP được coi như một giao thức truyền từ đầu cuối đến đầu cuối (end to end) phục vụ truyền dữ liệu thời gian thực như audio và video. RTP thực hiện việc quản lý về thời gian truyền dữ liệu và nhận dạng dữ liệu được truyền, nhưng RTP không cung cấp bất cứ một cơ chế nào đảm bảo thời gian truyền và cũng không cung cấp bất cứ một cơ chế nào giám sát chất lượng dịch vụ. Tương tự như các giao thức truyền dẫn khác, gói tin RTP bao gồm hai phần là

header và data. Nhưng không giống các giao thức truyền dẫn khác là sử dụng các trường tong header để thực hiện các chức năng điều khiển, RTP sử dụng một cơ chế điều khiển độc lập trong định dạng của gói tin RTCP để thực hiện các chức năng này.

RTCP:

RTCP là giao thức hỗ trợ cho RTP, giám sát chất lượng của quá trình phân phối dữ liệu và cung cấp thông tin phản hồi về chất lượng truyền dữ liệu. Giao thức điều khiển này cho phép gửi các thông số về bên thu và sự thích nghi với bên phát cho phù hợp với bên phát. Mỗi người tham gia một phiên truyền RTP phải gửi định kỳ các gói RTCP tới tất cả những người khác cũng tham gia phiên truyền. Tùy theo mục đích mà RTCP thực hiện 4 chức năng:

Chức năng chính của RTCP là cung cấp một sự phản hồi chất lượng của dữ liệu. Các thông tin đó giúp cho ứng dụng thực hieenjchuwcs năng điều khiển luồng và quản lý tắc nghẽn, các thông tin còn được sử dụng để chuẩn đoán kết quả.

RTCP cung cấp sự nhận dạng mà được sử dụng để tập hợp các kiểu dữ liệu khác nhau. Điều này là cần thiết vì khả năng này không được RTP cung cấp.

Nhờ việc định kỳ gửi các gói tin RTCP mà mỗi phiên truyền có thể theo dòi được số người tham gia. RTP không thể sử dụng được cho mục đích này khi một ai đó khôn gửi dữ liệu mà chỉ nhận dữ liệu từ những người khác.

Cuối cùng là một chức năng lựa chọn cho phép có thêm thông tin về những người tham gia vào phiên truyền.

Tùy thuộc vào giao thức RTP được sử dụng cho loại dữ liệu nào mà RTCP cung cấp các thông báo điều khiển khác nhau. Có 4 loại thông báo điều khiển chính được giao thức RTCP cung cấp là:

Sender report (RT): thông báo này chứa các thông tin thống kê liên quan đến kết quả truyền như: tỷ lệ tổn hao, số gói dữ liệu bị mất, khoảng trễ. Các thông báo này phát ra từ phía phát trong một phiên truyền thông.

Receiver report (RR): thông báo này chứa các thông tin thống kê liên quan đến kết quả nhận giữa các điểm cuối. Các thông báo này được phát ra từ phía thu trong một phiên truyền thông.

Source description (SDES): thông báo này bao gồm các thông số mo tả

nguồn như: tên, vị trí…

Application (APP): thông báo cho phép truyền các dữ liệu ứng dụng.

3.1.4 Giao thức giữ trước tài nguyên (RSVP):

Giao thức RSVP được sử dụng như một giao thức báo hiệu hỗ trợ cho RTP, mục đích của RSVP là cung cấp một cơ chế đảm bảo băng thông cho các hoạt độngcủa các ứng dụng. RSVP gửi tham số chất lượng dịch vụ QoS kết hợp với các dữ liệu thời gian thực được truyền trên mạng TCP/IP. Hỗ trợ giao thức RTP, giao thức RSVP có thể giải quyết các lỗi xảy ra trên đường truyền để đảm bảo các tham số chất lượng. Thật vậy, giao thức RTP chỉ hỗ trợ việc truyền thông điểm - điểm và không quản lý các tham số liên kết trên mạng. RSVP không những tác động ở máy phát, máy thu mà còn tác động trên cả các router trong mạng.

RSVP thiết lập và duy trì kết nối duy nhất cho một luồng dữ liệu, xác lập một hệ thống quản lý thứ tự các gói và tạo modun điều khiển để quản lý các nguồn tài nguyên của các nút mạng khác nhau. RSVP đưa ra một mô hình tối ưu để liên kết các dữ liệu từ một nguồn tới nhiều đích. RSVP đóng vai trò quản lý bằng cách lập các host đích để tự thích nghi các tham số chất lượng giữa khả năng cung cấp và nhu cầu đáp ứng.

Việc dành riêng các tài nguyên được yêu cầu bởi bên thu bằng cách phát một

yêu cầu chất lượng dưới dạng một bản tin RSVP tương thích vói nhu cầu của

chúng. Thực tế sử dụng RSVP nhằm đảm bảo chất lượng trong việc truyền tin. Để đảm bảo đường truyền thông suốt các điểm cuối phải hoạt động ở chế độ kết nối. Máy thu phải thường xuyên gửi cac sbanr tin RSVP đến các router để đảm bảo thông suốt đường truyền.

3.1.5 Hoạt động của H.323:


Hình 3 3 mô tả hoạt động của H 323  Hoạt động phát hiện gatekeeper Là 1

Hình 3.3 mô tả hoạt động của H.323

Hoạt động phát hiện gatekeeper:

Là hoạt động bắt buộc đối với mỗi điểm cuối khi nó đăng nhập mạng. Đầu cuối gửi bản tin yêu cầu gatekeeper (GRQ), gatekeeper đáp ứng lại với bản tin xác nhận (RCF), nếu Gatekeeper chọn không làm Gatekeeper cho điểm cuối sẽ gửi bản tin GRJ.

Tiến trình phát hiện gatekeeper có thể thực hiện băng hai cơ chế:

) Theo cơ chế unicast: các bản tin GRQ sẽ được gởi trên cổng 1719 của giao


thức UDP với đia chỉ IP mặc định đã được cấu hình cho nó.

) Theo cơ chế multicast: phát bản của nó theo địa chỉ multicast 224.0.1.41, vì


nó không được cấu hình địa chỉ IP mặc định của gatekeeper trên mạng. Như vậy,

một đầu cuối có thể nhận được nhiều bản tin GCF từ các gatekeepper trên mạng. Khi đó, nó phải có cơ chế để lựa chọn gatekeeper.

Hoạt động đăng ký với gatekeeper:

Khi hoạt động phát hiện gatekeeper xảy ra, tiến trình đăng ký bắt đầu. Hoạt động này định nghĩa một điểm cuối tham gia vào một vùng như thế nào và cung cấp cho Gatekeeper số cổng và địa chỉ của nó.


Hình 3 4 tiến trình đăng ký với gatekeeper 1 Điểm cuối gửi bản tin yêu cầu 2

Hình 3.4 tiến trình đăng ký với gatekeeper

1. Điểm cuối gửi bản tin yêu cầu đăng ký RRQ tới Gatekeeper

2. Gatekeeper đáp ứng với bản tin công nhận đăng ký RCF hoặc bản tin từ

chối đăng ký RRJ.

Điểm cuối hoặc gatekeeper đều có thể hủy bỏ việc đăng ký, sự hủy bỏ kết nối

từ điểm cuối:

3. Điểm cuối gửi bản tin yêu cầu hủy đăng ký URQ.

4. Gatekeeper đáp ứng với bản tin công nhận hủy đăng ký UCF hoặc bản

tin từ chối hủy đăng ký URJ.

Tương tự, quá trình 5 và 6 là trình bày sự hủy đăng ký từ gatekeeper với bản tin URQ và điểm cuối đáp ứng lại với bản tin UCF.

Thiết lập kênh media:

Kênh điểu khiển H.245 được thiết lập giữa gateway A và gateway B, Gateway A sử dụng H.245 để đưa ra khả năng của nó bằng cách gửi bản tin Terminal Capability Set đến Gateway B.

Hình 3 5 tiến trình thiết lập kênh media Tiến trình 1 Gateway A trao đổi khả 3


Hình 3.5 tiến trình thiết lập kênh media

Tiến trình:

1. Gateway A trao đổi khả năng của nó với Gateway B bằng cách gửi bản tin

Terminal Capability Set H.245

2. Gateway B gửi bản tin công nhận khả năng của Gateway A bằng các bản

tin công nhận Terminal Capability Set Acknowledge

3. Gateway B trao đổi khả năng của nó với Gateway A bẳng cách gửi bản tin

Terminal Capability Set

4. Gateway a gửi bản tin công nhận khả năng của Gateway B bằng các bản

tin công nhận Terminal Capability Set Acknowledge

5. Gateway A mở kênh Media với Gateway B bằng cách gửi bản tin Open Logical Channel và địa chỉ truyền tải của kênh RTCP(nếu luồng Media được quản lý bởi RTCP)

6. Gateway B công nhận sự thiết lập kênh logic của Gateway A bằng cách

gửi bản tin Open Logical Channel Acknowledge, bản tin này gồm:

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí