Đặc Điểm Lứa Tuổi, Giới Tính Của Bệnh Nhân Nghiên Cứu


BN nhi điều trị viêm phổi tại bệnh viện trên 14 ngày (4,4%). Sự khác biệt giữa các nhóm thời gian điều trị là có ý nghĩa thống kê.


4.3.2. Sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng

Bảng 3.22. Sự cải thiện triệu chứng viêm phổi trước và sau điều trị



Triệu chứng

Trước điều

trị

Sau điều trị

P


Bệnh nhân

Tỷ lệ %

Bệnh

nhân

Tỷ lệ %


Ho

172

94,5

2

1,1


p<0.05

Khó thở

66

36,3

0

0

Thở nhanh

48

26,4

0

0

Sốt

178

97,8

0

0

Cánh mũi phập

phồng

1

0,6

0

0

Tím tái quanh môi

và mặt

3

1,7

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế - 7


Nhận xét: Có sự cải thiện các triệu chứng: ho, khó thở, thở nhanh, sốt, cánh mũi phập phồng, tím tái quanh môi và mặt một cách rò rệt (p<0,05) ở các BN.

4.3.3. Đánh giá của thầy thuốc khi bệnh nhân ra viện

Bảng 3.23. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi, giảm đỡ hay không thay đổi



Hiệu quả

Viêm phổi

Viêm phổi

nặng


Tổng

Số BN

Tỷ lệ %

Số BN

Tỷ lệ %

Số BN

Tỷ lệ %

Khỏi

126

79,2

6

26,1

132

72,5

Giảm,

đỡ

33

20,8

15

65,2

48

26,4

Không

khỏi

0

0

2

8,7

2

1,1

Tổng số

159

100

23

100

182

100


Nhận xét: Hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em tại bệnh viện cao (tỷ lệ khỏi là 72,5%). Chỉ có 2 BN (1,1%) được thầy thuốc điều trị đánh giá là không khỏi.


CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN


5.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu


5.1.1. Đặc điểm lứa tuổi, giới tính của bệnh nhân nghiên cứu


Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở nam

nhiều hơn nữ,

ở trẻ

nhỏ

nhiều hơn trẻ

lớn. Điều này phù hợp với nhiều

nghiên cứu khác.


Cụ thể, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ

lệ bị

viêm phổi ở

nam

(57,7%) lớn hơn ở nữ (42,3%). Độ tuổi mắc bệnh cao nhất là 0­5 tuổi (84,6%) sau đó giảm dần theo chiều tăng lứa tuổi, từ >10­16 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,8%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền Lương tỷ lệ nam mắc bệnh (70%) cao gấp 2,23 lần so với nữ (30%); trẻ từ 2­12 tháng có tỷ lệ mắc cao nhất 56,0% và giảm dần theo chiều tăng của lứa tuổi [14]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hòa tỷ lệ bệnh nhi nam (54,86 %) cao hơn bệnh nhi nữ (45,12%); lứa tuổi hay gặp bị viêm phổi nhất là 1­12 tháng tuổi (28,75%) và giảm dần khi lứa tuổi tăng lên; từ 48­60 tháng chỉ chiếm 10,62% [10]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Anh Thơ tỷ lệ bị viêm phổi ở nam (63,75%) lớn hơn ở nữ (36,25%); độ tuổi mắc bệnh cao nhất là 2­12 tháng tuổi (65,63%) sau đó

giảm dần theo chiều tăng lứa tuổi, từ (2,5%) [17].

48­60 tháng chiếm tỷ

lệ thấp nhất

Tỷ lệ trẻ nam mắc viêm phổi (57,7%) nhiều hơn trẻ nữ (42,3%); điều này có thể giải thích là vì trẻ nam hiếu động hơn trẻ nữ, hoạt động nhiều toát mồ hôi, dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm lạnh, tạo điều kiện cho bệnh viêm phổi. Căn cứ vào kết quả khảo sát, cần có chế độ chăm sóc trẻ cẩn thận và chu đáo hơn, chú ý thấm mồ hôi để tránh nhiễm lạnh cho trẻ.


Trẻ nhỏ mắc bệnh nhiều hơn trẻ lớn chứng tỏ có mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh và khả năng đề kháng của trẻ, trẻ càng nhỏ thì các cơ quan, tổ chức trong cơ thể càng chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ càng yếu, trong khi trẻ phải tiếp xúc với môi trường sống có rất nhiều yếu tố gây bệnh và đôi khi không được trong sạch, bị ô nhiễm.

5.1.2. Mức độ viêm phổi của mẫu nghiên cứu


Số bệnh nhân thuộc nhóm viêm phổi nặng chiếm 12,6% thấp hơn

nhiều so với số bệnh nhân nhóm viêm phổi (87,4%); không có bệnh nhân bị viêm phổi rất nặng trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả

này gần giống so với nghiên cứu của Nguyễn Thị

Hiền

Lương với tỷ lệ lần lượt bệnh nhân viêm phổi rất nặng, viêm phổi nặng,

viêm phổi là: 5%, 30%, 65% [14]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Xuân bệnh nhân viêm phổi (70,40%); viêm phổi nặng (28,4%); viêm phổi rất nặng (1,2%) [21]. Theo nghiên cứu của Phạm Xuân Phúc tỷ lệ BN viêm phổi (71,60%); viêm phổi nặng (27,18%) và viêm phổi rất nặng (1,22%) [15]. Khác so với nghiên cứu của Trần Thị Anh Thơ: số bệnh nhân thuộc nhóm viêm phổi nặng chiếm 90% lớn hơn nhiều so với số bệnh nhân nhóm viêm phổi (10%) [17].

Đối với viêm phổi rất nặng, có thể bệnh nhân được chuyển lên tuyến

Trung Ương nên không có bệnh nhân nào viêm phổi rất nặng nằm trong

nghiên cứu của chúng tôi.


5.1.3. Bệnh mắc kèm ở bệnh nhân viêm phổi.


Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân còn mắc các bệnh kèm

theo, số trẻ em có bệnh mắc kèm theo viêm phổi là 27 trẻ (chiếm 14,8%).

Trong đó, bệnh chủ yếu là tiêu chảy (33,3%); suy dinh dưỡng (11,2%).


Trẻ nhỏ thường dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt khi sức đề

kháng giảm nên ngoài viêm phổi trẻ

còn bị

các bệnh khác như

viêm loét

miệng, tràn dịch màng phổi, lỵ trực tràng [30].

Do đó cần chú ý đến chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, chăm sóc trẻ như chia nhỏ bữa ăn để tránh nôn trớ nhiều làm trẻ mệt. Tuy nhiên rối loạn tiêu hoá cũng có thể liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trước và sau khi vào viện. Để điều trị tốt bệnh viêm phổi, cần phải kết hợp nâng cao thể trạng và điều trị các bệnh mắc kèm.

5.1.4. Xét nghiệm tìm khuẩn gây bệnh.


Việc xét nghiệm tìm VK gây bệnh là cần thiết để lựa chọn kháng sinh phù hợp với từng chủng loại VK trên bệnh nhân [35]. Tuy nhiên, do điều kiện

của bệnh viện, chưa đảm bảo về nhân lực và trang thiết bị…nên việc xét

nghiệm tìm vi khuẩn chỉ được thực hiện khi nghi ngờ bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi hay có triệu chứng VPN hay theo yêu cầu của người nhà BN. Do đó, chỉ có 2,2% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được làm xét nghiệm tìm VK và cho kết quả âm tính. Chỉ định phác đồ của bác sỹ chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, khuyến cáo và các khảo sát dịch tễ về vi khuẩn gây bệnh viêm phổi trong nước và trên thế giới.

5.2. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu


5.2.1. Các nhóm kháng sinh và tỷ lệ sử dụng kháng sinh được sử dụng


Các kháng sinh và nhóm kháng sinh đã được sử dụng tại bệnh viện

gồm 15 loại thuộc 5 nhóm: beta ­ lactam, macrolid, aminoglycosid, phenicol, glycopeptid.

Tỷ lệ các kháng sinh được sử dụng tại khoa Nhi Tổng hợp:


Viêm phổi cộng đồng ở trẻ thường chia thành hai loại: điển hình và không điển hình. Mặc dù các phân loại rất hữu ích trong việc tìm hiểu nguyên nhân gây viêm phổi, tuy nhiên xảy ra sự chồng chéo đáng kể giữa chúng, các biểu hiện lâm sàng của viêm phổi điển hình và không điển hình không đủ

khác biệt trong các quyết định về

điều trị

[34], [42].

Ở nước ta một số vi

khuẩn thường gây viêm phổi

như:

Streptococus pneumoniae, Hemophilus

influenzae, Staphylococus aureus…Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình thường là Mycoplasma pneumoniae. Do đó, tại khoa Nhi Tổng hợp

Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế có 3 nhóm kháng sinh được các

khuyến cáo lựa chọn nhiều hơn là beta ­ lactam (85,3%); macrolid (8,7%) và aminosid (2,7%). Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền Lương các nhóm KS được sử dụng nhiều nhất là: cephalosporin chiếm 73,24%; thứ 2 là aminosid (11,97%) [14]. Theo Nguyễn Thị Thanh Xuân, beta ­ lactam cũng được dùng với tỷ lệ lớn nhất (84,5%); tiếp theo là aminosid (13,07%) và macrolid (2,43%) [21]. Nghiên cứu của Trần Thị Anh Thơ, cephalosporin có tần suất sử dụng cao nhất chiếm 65,15%; aminosid được lựa chọn nhiều thứ 2 (17,17%) [17].

Các KS thuộc 5 nhóm này đều nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của BYT Việt Nam [8]. Hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả phù hợp với hướng dẫn điều trị của Hội Lồng ngực Anh (BTS), kháng sinh được lựa chọn ban đầu theo kinh nghiệm đối với trẻ em VP mắc phải tại cộng

đồng khi nghi ngờ do vi khuẩn điển hình là kháng sinh thuộc nhóm beta ­

lactam: ampicillin hoặc penicillin G với nhiễm trùng nặng thay thế bằng

ceftriaxon hoặc cefotaxim (thêm vancomycin nếu nhiễm MRSA), khi nghi ngờ mắc VP không điển hình thì thay thế bằng kháng sinh thuộc nhóm macrolid: azithromycin, clarithromycin hay erythromycin, khi nghi ngờ VP do trực khuẩn mủ xanh P. aeruginosa thì lựa chọn ưu tiên là 1 kháng sinh cephalosporin thế


hệ 3 hết hợp với gentamycin hoặc tobramycin [26]. Kháng sinh gentamycin được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù không có bệnh nhân VPRN nào có thể là do: aminosid được dùng liều duy nhất trong ngày (tổng

liều trong một ngày được tập trung trong 1 lần tiêm) với các ưu điểm là:

nhanh đạt nồng độ đỉnh trong máu sớm tiêu diệt vi khuẩn gram âm đặc biệt Pseudomonas aureginosae, có hiệu quả lâm sàng rò rệt tương đương với cách dùng nhiều lần một ngày, giảm độc tính lên thận và thính giác, giảm tính kháng thuốc [5], [20], [36].

5.2.2. Đánh giá về tính hợp lý trong lựa chọn phác đồ kháng sinh tại khoa Nhi Tổng hợp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế so với các phác đồ chuẩn trong điều trị viêm phổi trẻ em

Với tình hình đề kháng kháng sinh đang diễn ra mạnh mẽ thì liệu pháp kháng sinh trên bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng. Do khoa Nhi Tổng hợp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế chưa ban hành hướng dẫn điều trị riêng, hầu hết các bác sĩ lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm, dựa vào các yếu tố như tuổi, cân nặng, sức khỏe, mức độ nặng của viêm phổi, tiền sử dùng thuốc và tham khảo các hướng dẫn điều trị. Do đó, để đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng phác đồ KS điều trị cho bệnh nhân VP, chúng tôi căn cứ vào phác đồ điều trị viêm phổi của Bộ Y tế Việt Nam theo quyết định số 708/QĐ­BYT ngày 02/03/2015 về việc “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em” [3].

Tỷ lệ các phác đồ ban đầu và thay đổi được dùng trong khoa phù hợp với hướng dẫn của BYT với tỷ lệ lần lượt là 66,5% và 60,5%.

Đối với bệnh nhân bị viêm phổi, khuyến cáo của BTS, IDSA có chung quan điểm với Bộ Y tế Việt Nam trong việc chọn lựa đầu tay penicillin uống để điều trị do ưu điểm thuốc tác dụng tốt trên các cơ quan hô hấp, tiện dụng, rẻ tiền [3], [26], [32]. Trong nghiên cứu của


chúng tôi các BN viêm phổi được sử dụng các penicillin uống, tuy

nhiên các cephalosporin thế

hệ 2, thậm chí thế

hệ 3 được sử

dụng

nhiều hơn trong phác đồ ban đầu và thay đổi. Như vậy, có phần không đúng với các khuyến cáo. Điều này có thể do BN có tiền sử sử dụng các loại KS khi điều trị các bệnh khác hoặc ngay cả viêm phổi trước đó nên dễ xảy ra hiện tượng kháng thuốc và hiện nay tình trạng kháng

thuốc đã trở

nên phổ

biến. Theo nghiên cứu của ANSORP (tổ

chức

châu Á nghiên cứu tác nhân vi khuẩn kháng thuốc) về

tỷ lệ

kháng

kháng sinh của phế cầu tại các nước châu Á trong đó có Việt Nam giai đoạn 2008­2009, trong các mẫu phân lập không phải từ dịch màng não,

tỷ lệ

không nhạy cảm với penicillin của phế

cầu là 4,6% và tỷ lệ

kháng penicillin là rất thấp. Ngược lại, tỷ lệ kháng erythromycin trong

khu vực rất cao (72,7%); tỷ

lệ cao nhất là ở

các nước Trung Quốc

(96,4%); Đài Loan (84,9%) và Việt Nam (80,7%).

Tỷ lệ

kháng

cefuroxim là 53,9% trong đó ở Việt Nam là 70,0%. Hiện tượng đa

kháng ở Việt Nam (75,5%) chỉ đứng sau Trung Quốc (83,3%). Kết quả

này cho thấy tỷ lệ kháng beta ­ lactam có xu hướng giảm trong khi

kháng sinh macrolid lại tăng lên nên các bác sĩ chỉ định các các kháng sinh mạnh là cephalosporin tiêm [13], [36].

Đối với bệnh nhân viêm phổi nặng, đa số phác đồ là ceftriaxon đơn, sự

lựa chọn này phù hợp với phác đồ của BYT và WHO [3], [48], [49].

Ceftriaxon là KS cephalosporin thế hệ 3 có phổ hoạt động rộng, nhạy cảm trên các VK đã kháng penicillin như H. influenzae, S. aureus, S. pneumoniae… Đây là những nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ em. Có 10 trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn VP không điển hình nên chuyển sang dùng macrolid theo khuyến cáo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2022