Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình - 12


- Tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ việc thu gom, phân loại, vận chuyển chất thải rắn đến bãi chứa và quá trình chuyển chất thải rắn ra khỏi KBT theo từng ngày để hạn chế thối rữa, rơi vãi trong quá trình vận chuyển.

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường cho du khách, cần có những khuyến cáo đối với khách du lịch, đối với trường hợp vi phạm có thể bị xử lý theo quy định.

- Đặt các thùng rác một cách thẩm mỹ dọc theo tuyến đường đi bộ của du khách, trải đều khắp các khu vực tham quan.

- Hạn chế tối đa thức ăn và vật dụng của du khách mang vào từ bên ngoài bằng cách quản lý điều chỉnh giá cả bên trong một cách hợp lý.

- Kiểm kê chất thải trong KBT, xem xét chi phí thu gom, lượng thải hàng năm, kiểu loại các chất độc hại cần phải xử lý.

- Xem xét xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các nhà hàng, nhà ăn trong khu vực KBT để lượng chất thải được thu gom một cách hiệu quả hơn.

- Cần làm tốt công tác phân loại rác để có thể xử lý một cách hoàn toàn và tái sử dụng một cách hợp lý.

+ Bán các chai nước suối có thể tích lớn thay vì những chai nhỏ.

+ Hạn chế sử dụng giấy tại các văn phòng, chỉ sử dụng giấy khi cần thiết. Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các loại có thể tái sử dụng được như các loại pin sạc, các bình chứa xà phòng và gội đầu có thể đổ đầy lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

+ Thu gom các sản phẩm có thể tái chế bán cho các cơ sở mua phế liệu.

+ Sử dụng các chai nhựa, lon, hộp quà - bánh tái chế làm các sản phẩm cho trò chơi giáo dục môi trường hoặc tạo ra các sản phẩm tái chế có thể bán cho khách du lịch.

- Tuyên truyền cho khách du lịch lúc hướng dẫn tham quan bằng băng rôn tuyên truyền. Đề nghị khách du lịch mang rác ra khỏi tuyến tham quan hay để đúng nơi quy định. Dán thông báo trong phòng nghỉ đề nghị khách giảm lượng rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định.

* Biện pháp quản ý tác động đến động - thực vật


Để các biện pháp được thực hiện tốt thì hướng dẫn viên cần phổ biến các nội quy khi tham quan và có chế tài về mức phạt đối với trường hợp vi phạm của khách. Song song đó KBT cần quán triệt các biện pháp :

- Tại các điểm tham quan cần có người giám sát vào những dịp cao điểm.

- Đặt các biển báo cấm hái, bẻ cành trên các tuyến đường mòn, khu vực cắm trại, câu cá.

- Hướng dẫn viên cần phải xử lý các trường hợp khách quy phạm đặc biệt với những khách tác động vào các quần xã trên tuyến đi tham quan đường mòn

- Tại nhà hàng, nhà ăn nên cất giữ thực phẩm vào tủ và không vứt bỏ thực phẩm xung quanh để tránh sự kích thích tập tính kiếm mồi của một số loài xung quanh.

- Hướng dẫn viên cần thường xuyên lặp lại những cảnh báo về nội quy tham quan trong suốt quá trình dẫn đoàn trên tuyến du lịch, hành động lặp lại sẽ đảm bảo tính chắc chắn. Đặc biệt tại các khu vực có chim - thú, khách du lịch cần được thông báo giữ yên lặng.


KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

- KBTTNĐNN Vân Long có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên độc đáocó hệ sinh thái ĐNN đặc trưng điển hình lớn nhất khu vực đồng bằng Bắc bộ, đặc sắc về văn hóa dân tộc địa phương,…nên việc nghiên cứu phát triển DLST cho khu bảo tồn có ý nghĩa thực tiễn và tính khả thi cao.

- Khách đến với Vân Long chủ yếu là khách du lịch quốc tế, cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu đi lại và lưu trú, loại hình du lịch Homestay và du lịch cộng đồng đã bước đầu phát triển, người dân địa phương đã ý thức được vai trò của bảo tồn đối với lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch mang lại.

- Nhìn chung các hoạt động du lịch tại KBT chưa tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội trong khu vực, các tệ nạn chưa gia tăng, ô nhiễm môi trường chưa đến mức trầm trọng, tài nguyên rừng và bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn.Các hoạt động liên quan đến giáo dục môi trường cho du khách và người dân địa phươngtrong những năm qua đã được thực hiện, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được khắc phục.

- Trên cơ cở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DLST trên địa bàn, Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp mang tính khả thi cao và phù hợp với tình hình thực tế tại KBTTNĐNN Vân Long. Trong đó giải pháp ưu tiên hàng đầu là giải pháp về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa bản địa. Đồng thời đưa ra các giải pháp về phát triển mở rộng các loại hình du lịch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường quảng bá tiếp thị; giải pháp tiếp tục phát triển du lịch gắn với cộng đồng; giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng lõi và vùng đệm; giải pháp về tài chính và chính sách đầu tư. Các giải pháp đưa ra một mặt vừa đảm bảo phát triển kinh tế địa phương, mặt khác vừa bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường trong khu vực.


2. Tồn tại:


- Do thời gian nghiên cứu của đề tài trong thời gian ngắn nên mới chỉ phản ánh được cái nhìn một cách tổng quát nhất.

- Mới chỉ tập trung điều tra nghiên cứu trên các tuyến có lượng du khách tham quan nhiều, các tuyến khác chỉ tiến hành khảo sát để đối chiếu so sánh.

3. Khuyến nghị:

- Cần có thời gian nghiên cứu dài hơn để thu được các tác động môi trường một cách chi tiết, đầy đủ nhất.

- Tiến hành điều tra trên tất cả các tuyến để đánh giá hiệu quả hơn.

- Cần thực hiện sớm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch, dịch vụ nhằm bảo vệ bền vững ĐDSH nói riêng, môi trường du lịch nói chung.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Xây Dựng (2007), Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vân Long, Hà Nội.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục kiểm lâm (2004), Cẩm nang quản lý và phát triển Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam.

4.Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Quyết định số 104/2007/QĐ- BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, Hà Nội.

5.Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch.

6. Chính Phủ (2006),Quy chế quản lý rừng, Ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. , Hà Nội.

7. Chính Phủ (2007),Nghị định 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.

8.Chính phủ (2013), Nghị định số 180/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.

9. Cục kiểm lâm (2004), Cẩm nang quản lý và phát triển Du lịch Sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam, Hà Nội.

10. Nguyễn Ðình Hoè (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. IUCN, WWF, NEA (1998), Báo cáo tham luận các nguyên tắc DL bền vững - Bên kia chân trời xanh.

12. IUCN (2008), Tổng quan về áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam.


13. Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long (2015),Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình.

14. Nguyễn Thị Thúy Phượng (2014), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu BTTN đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình làm cơ sở cho công tác bảo tồn. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17.Vương Văn Quỳnh (2002), Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tại Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn, Bài giảng Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.

18. Trường Sinh (2012), Đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn đất ngập nước Vân Long. Thông tin điện tử Báo Ninh Bình.

19. Hoàng Văn Thắng (2009), Bài Giảng Đa dạng Sinh học và bảo tồn; CRES, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020.

21. Phạm Văn Thương (2010), “Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng”, Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội.

22. UBND huyện Gia viễn (2014), Niên giám thống kê huyện Gia Viễn, Ninh Bình.

23. Nguyễn Thùy Vân (2012), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

24. Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tổ chức du lịch thế giới.


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Một số hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và du lịch sinh thái tại KBT TN ĐNN Vân Long


Đỉnh núi Bachon Tuyến du lịch Hang Bóng Kẽm Trăm Hang Bóng Khu Đầm Vân Long 1Đỉnh núi Bachon Tuyến du lịch Hang Bóng Kẽm Trăm Hang Bóng Khu Đầm Vân Long 2

Đỉnh núi Bachon Tuyến du lịch Hang Bóng - Kẽm Trăm

Hang Bóng Khu Đầm Vân Long Tuyến du lịch Hang Bóng Rái cá 3Hang Bóng Khu Đầm Vân Long Tuyến du lịch Hang Bóng Rái cá 4

Hang Bóng Khu Đầm Vân Long


Tuyến du lịch Hang Bóng Rái cá 5Tuyến du lịch Hang Bóng Rái cá 6

Tuyến du lịch Hang Bóng Rái cá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022