các khu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hướng VietGAP tạo ra
sản phẩm an toàn có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước cũng
như Quốc tế, hình hành các chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu dùng nâng cao giá trị hàng hóa thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển.
Phát triển thêm các thị tứ, trung tâm cụm xã, các thị tứ nằm trên trục đường liên xã và một số trung tâm cụm xã nằm trên các trục đầu mối đường liên huyện, liên tỉnh tạo cơ sở phát triển kinh tế xã hội khu vực vùng cao của huyện.
Cải thiện công tác tài chính nông thôn, cắt giảm thuế và các nghĩa vụ tài chính trả từ nông dân.
Các giải pháp cụ
thể
đối với huyện Bình Gia để
phát triển kinh tế
Có thể bạn quan tâm!
- Chi Phí Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Của Hộ Nông Dân Năm 2012
- Ảnh Hưởng Trình Độ Học Vấn, Nguồn Gốc Và Thành Phần Dân Tộc Của Chủ Hộ Nông Dân
- Phương Hướng, Mục Tiêu Và Các Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Hộ Huyện Phú Lương
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn - 15
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn - 16
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
trong thời kỳ hiện nay như sau:
3.5.3.1. Quy hoạch phát triển theo lãnh thổ và đô thị hóa
* Không gian phát triển nông nghiệp, nông thôn
Khu vực nông thôn với sự tác động của đô thị hóa sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp ở nông
thôn, bao gồm công nghiệp sơ
chế, dịch vụ
sản xuất như
khuyến nông,
cung ứng hàng hoá phục vụ đời sống... để tạo điều kiện nâng cao thu nhập và mức sống dân cư nông thôn. Huyện có thể phát triển không gian nông nghiệp, nông thôn theo các tiểu vùng như sau:
1/ Tiểu vùng phía Bắc:
Gồm 3 xã phía Bắc Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Vùng này thích hợp cho phát triển mạnh lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc lớn (trâu, bò, dê)..., cây ăn quả các loại (mô hình nông + lâm kết hợp).
Đây cũng là vùng tập trung đất lâm nghiệp của huyện, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Riêng xã Yên Trạch rừng tự nhiên chiếm tới 22% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện. Đáng chú ý phần lớn diện tích rừng tự nhiên của huyện là rừng đầu nguồn, có ý nghĩa phòng hộ quan trọng. Sông
Chu với nhánh chính dài trên 10km cùng với các hợp thủy của nó là nguồn nước mặt quan trọng của vùng. Trong tương lai vùng phía Bắc có nhiều điều kiện phát triển mạnh và bền vững về lâm nghiệp (triển khai các vùng nguyên liệu giấy và các nguyên liệu để cung cấp cho các làng nghề thủ công truyền thống của huyện như mây, cọ, tre, lá nón...).
2/ Tiểu vùng phía Tây
Gồm các xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý. Vùng này thích hợp cho phát triển lúa, cây đặc sản, cây ăn quả, lâm nghiệp, chăn thả gia súc, gia cầm (mô hình nông + lâm kết hợp).
Trong vùng có dải đô thị ven đường quốc lộ III, tạo điều kiện kết hợp kinh tế nông thôn và thành thị. Hướng bố trí cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản – công nghiệp và dịch vụ. Tập trung thực hiện chương trình hiện đại hóa nông thôn, phát triển công nghiệp nông thôn. Tập trung chủ yếu trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
3/ Tiểu vùng phía Đông
Gồm 4 xã Yên Lạc, Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh. Vùng này có rất nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông, lâm, thủy sản, các cây công nghiệp lâu năm (chè, cây ăn quả), cây trồng đặc sản và cung cấp nguồn nước mặt, giao thông đường thủy cho huyện và liên tỉnh. Tập trung phát triển mạnh cây chè đây là một cây trồng hàng hoá chủ lực của huyện trong những năm tới (chú trọng phát triển mạnh chè an toàn).
+ Vùng này có nhiều loại đất: đất phù sa được bồi có 37,5 ha tập trung ở vùng Đông. Ngoài ra ở đây còn có các loại đất như đất dốc tụ, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu đỏ trên đá vôi.
+ Sông Cầu là con sông lớn chảy qua 4 xã của vùng, cung cấp nước cho cả vùng phía Đông và phía Nam, đồng thời cũng là tuyến đường giao thông đường thủy thuận tiện của huyện.
4/ Tiểu vùng phía Nam:
Gồm thị trấn Đu, Giang Tiên, các xã Động Đạt, Phấn Mễ, Cổ Lũng, Sơn Cẩm. Các loại đất phổ biến ở đây là đất phù sa không được bồi, đất phù sa ngòi suối, đất đỏ vàng, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng nhạt trên đá cát. Đây là vùng kinh tế phát triển chính của huyện. Tập trung phát triển mạnh nông nghiệp (các sản phẩm sơ chế, chế biến của huyện đặc biệt là chè an toàn, bánh chưng…), công nghiệp, các đầu mối thương mại và dịch vụ. Các mỏ than Phấn Mễ, Sơn Cẩm, đất cao lanh ở Phấn Mễ, Cổ Lũng, mỏ Tital Động Đạt, các làng nghề thủ công truyền thống...
* Phát triển không gian đô thị
Xu hướng phát triển kinh tế xã hội đang diễn ra thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa. Định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 huyện Phú Lương (phấn đấu đạt 70% tiêu chí đô thị loại IV) trở thành đô thị loại IV của tỉnh (nằm trên chuỗi đô thị quốc lộ III: Hà Nội – Thái Nguyên – Phú Lương – ATK Định Hóa – Bắc Cạn – Cao Bằng và tuyến quốc lộ 1B đi cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn).
+ Hướng phát triển chính của huyện Phú Lương tập trung về hướng Tây và hướng Nam, tương lai phát triển các khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái ven sông Đu. Tổ chức cơ cấu không gian quy hoạch đô thị bao gồm hệ thống các khu chức năng:
+ Trung tâm thị
trấn Đu – Giang Tiên sẽ
được mở
rộng và xây mới
hiện đại đảm bảo chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa liên
vùng (theo chuỗi Hà Nội – Thái Nguyên – Phú Lương Cao Bằng).
+ Đường quốc lộ III, đường nối quốc lộ 1B; đường thủy nội địa sông
Cầu, .... sẽ là động lực lớn để phát triển kinh tế Huyện.
3.5.3.2. Nhóm giải pháp về đất đai
Trước hết là vấn đề: Nâng cao chất lượng công tác “quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn” thế nào là chất lượng công tác quy hoạch?
Quy hoạch hiện có của chúng ta đang ở trình độ quy hoạch cây, con chứ
chưa
ở trình độ
quy hoạch sản phẩm hàng hóa. Ví như: vùng trồng lạc,
vùng trồng lúa, vùng trồng chè... những sản phẩm hàng hóa cuối cùng để đưa ra thị trường là gì thì quy hoạch chưa trả lời. Do đó, rất nhiều yếu tố tiếp theo chưa có trong quy hoạch, ví dụ: quy hoạch dịch vụ, quy hoạch
chế
biến (cả qui mô công nghệ), quy hoạch cơ sở
hạ tầng... Tiếp theo
quy hoạch là thực hiện quy hoạch mà ta thường nói là từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết sau đó là kế hoạch. Bởi quan niệm quy hoạch đang ở quy hoạch cây, con nên quy hoạch chi tiết cũng mới đơn giản là chia quy hoạch to thành quy hoạch nhỏ chứ không là chi tiết các khâu, các yếu
tố cần và đủ để đi đến sản phẩm hàng hóa cuối cùng. Chính vì vậy, ngay
trong quy hoạch một cây, một con nào đó khi bước vào thực hiện ta vấp phải hết “trục trặc” này, đến “trục trặc” khác. Rất, rất nhiều mâu thuẫn cứ thế lần lượt xuất hiện. Nói tóm lại phải trên nền tảng tư duy kinh tế hàng hóa – thị trường mà làm lại quy hoạch kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng ruộng đất hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với các hộ nông dân. Trước hết cần thực hiện triệt để chủ trương đổi mới về ruộng đất, thực hiện giao đất, giao rừng và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân, mà trước hết là đất nông nghiệp để tránh tình trạng xâm canh như hiện nay. Có như vậy các nông hộ mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng
lâu dài của mình.
Trong chính sách giao đất phải đi liền với quy hoạch cụ thể, sao cho các nông hộ có thể chuyên canh, thâm canh, không còn tình trạng sản xuất và đầu tư manh mún, không mang lại hiệu quả.
Phát huy các quyền của chủ sở hữu trong luật đất đai như trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê... nhằm tăng khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất trong hạn điền theo quy định.
Đối với các hộ di cư lâu đời, có tiềm lực kinh tế đã tương đối ổn
định trong đời sống và sản xuất thì cần: Tập trung đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện đa dạng hóa cây
trồng nhằm tránh rủi ro, chuyển đổi mạnh mẽ cây trồng vật nuôi, nếu
được quy hoạch vùng nguyên liệu thì bông có thể trở thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện.
Đảm bảo an ninh lương thực và tăng khối lượng nông sản hàng hóa trên cơ sở hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi và đưa các giống mới năng suất cao vào sản xuất từng bước nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, đặc biệt đối với các hộ nghèo, đói.
Hiện nay quyết định 132/TTg của Thủ
tướng Chính phủ
ngày
01/10/2002 đã giải quyết được cơ bản vấn đề ruộng đất cho đồng bào các dân tộc ít người, tuy nhiên trong thực hiện còn nhiều bất cập mà cần phải thực hiện linh hoạt hơn mới tạo điều kiện cho nông dân có đất với qui mô đủ lớn để có thể đầu tư lâu dài và ổn định hơn.
3.5.3.3. Nhóm giải pháp về vốn
Giải pháp về vốn cần tập trung vào các nội dung sau:
Nhà nước cần tập trung vốn cho vùng cao thông qua các chương trình, dự án cụ thể, ưu tiên tập trung cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi và cơ
cấu kinh tế
nông nghiệp phát triển nông thôn. Tăng cường
khuyến nông, khuyến lâm phát triển kinh tế trang trại và khai thác các tài nguyên khác của vùng một cách hợp lý.
Cần có một cơ chế cho các nông hộ vay vốn phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, cụ thể phải là:
+ Cho vay đúng đối tượng: Đó là những đối tượng phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho các hộ nghèo đói, tập trung chủ yếu ở các xã đồng bào dân tộc tại chỗ như Yên Ninh và Động Đạt.
+ Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp: đối với những hộ giàu và trung bình cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp, đối với nhóm hộ nghèo cần thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các cơ sở quần chúng, như hội Phụ nữ, hội Nông dân... và cần có sự ưu đãi về lãi suất cho các hộ nông dân trong nhóm hộ này.
+ Tăng nguồn vốn cho vay: Phát triển mạnh mẽ hơn nữa quy trình cho vay đối với các hộ nông dân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Củng cố và phát triển các hợp tác xã tín dụng, tăng cường vốn vay dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phát triển kinh tế.
+ Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các nông hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, với một mức vốn vay cụ thể đối với từng loại hộ mới mang lại hiệu quả tối ưu.
+ Phải ưu tiên vốn cho phát triển một cách có trọng điểm, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và kế hoạch dài hạn của địa phương và của vùng.
3.5.3.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Các giải pháp dạy nghề nông, du nhập nghề mới tạo nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng phù hợp với yêu cầu phát triển một nền nông
nghiệp chuyên canh đi đôi với phát triển tổng hợp, thâm canh dựa trên nền
tảng kỹ
thuật và công nghệ
hiện đại phải được thực hiện từ
chính qui
hoạch đã xác định với cách làm nhất quán và có hệ thống.
Cùng với các giải pháp đó phải hết sức coi trọng việc cung cấp cho
nông dân những tri thức cần thiết, tối thiểu về các “luật chơi” trên thị
trường trong nước và quốc tế của thời mới. Có thể nói rằng, khi thị trường nông sản trong nước cũng như quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt thì cái cần nhất nhưng cũng đang là cái thiếu nhất của các hộ nông dân chính là thiếu hiểu biết hoặc chưa hề có hiểu biết về các quy định và luật định về sản xuất nông sản hàng hóa. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng: Hiểu biết luật lệ, ý thức pháp luật của con người Việt Nam nói chung của người
nông dân nói riêng còn rất hạn chế. Từ
đó, các tổ
Chức khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, ngoài “khuyến” về phương diện
kỹ thuật, công nghệ còn phải bổ sung thêm nội dung “khuyến” chủ trương chính sách về nông nghiệp nông thôn và nông dân, các quy định, luật định về sản xuất nông sản hàng hóa nữa.
Tiềm năng con người có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động, có con người, có tri thức là có tất cả. Vì vậy trong giải pháp này cần giải quyết những vấn đề sau:
Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo chủ hộ, trước tiên là phổ cập giáo dục cho các thành viên trong gia đình. Những yếu kém của nền giáo dục dân tộc bản địa có những nguyên nhân khách quan là do sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế xã hội nhưng chủ yếu vẫn là do chủ quan, một mặt huyện chưa chú ý đầu tư đúng mức, mặt khác các cấp chưa quan tâm đến
giáo dục, đồng bào còn có tính tự ti, bảo thủ. Nên từng bước thay thế
trường học tranh tre, nứa tạm bợ bằng các nhà kiên cố, khung gỗ, mái ngói, ít nhất mỗi xã có một trường cấp 1, cấp 2. Nâng cao trình độ dân trí bằng cách tập trung xóa nạn mù chữ đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.
Trong lĩnh vực nông nghiệp việc bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí,
khả
năng nhận thức và quản lý cho chủ
hộ là việc cấp bách và phải coi
như là cuộc Cách mạng văn hoá trong nông thôn vùng cao, vùng sâu. Đây là những giải pháp tổng hợp lâu dài mà huyện cần phối hợp với Tỉnh nghiên cứu kết hợp với trung tâm giáo dục, trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật để biên soạn các tài liệu tập huấn ngắn ngày hoặc dài ngày nhằm tạo kiến thức cho nông hộ, chủ hộ. Thực tế cho thấy có nhiều người sản xuất giỏi nhưng trình độ văn hoá thấp đã làm hạn chế đến sản xuất và nuôi dạy con cái. Trong nền kinh tế thị trường, việc bồi dưỡng cách thức khối lượng giàu cho nông hộ là hết sức cần thiết, là nội dung chiến lược trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Kết hợp với các giải pháp khác để tạo việc làm và giảm nhẹ cường độ lao động cho người nông dân, đây cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm để xoá đói giảm nghèo và giảm áp lực cho các vùng thành thị.
3.5.3.5. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật
Trong điều kiện sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Khoa học kỹ thuật là chìa khóa phát triển nông nghiệp hiện đại.
Ngày nay ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường và đảm bảo có lợi.
Thay đổi chế độ canh tác còn lạc hậu, giống cây trồng, vật nuôi có
năng suất cao, đặc biệt là những giống cây con đặc sản (chẳng hạn như: