Đóng Góp Của Dịch Vụ Logistics Cho Nền Kinh Tế Quốc Dân

Như chúng ta đã biết, một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Logistics chính là công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Điều này đã được chứng minh rõ nét bằng thực tế phát triển dịch vụ Logistics ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của thương mại điện tử đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics có khả năng tinh giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của mình trên thị trường.

Để ứng dụng thành công thương mại điện tử trong lĩnh vực logistics, Việt Nam phải có một cơ sở pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin cũng như một quy trình thủ tục hải quan hiệu quả. Riêng với cơ sở pháp lý, trong những năm vừa qua Việt Nam không chỉ ban hành Luật Thương mại điện tử mà trong những văn bản luật khác đã có đề cập đến thương mại điện tử, như: Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử và các văn bản liên quan.

Ở Việt Nam hiện nay, công nghệ thông tin và thương mại điện tử có tốc độ phát triển rất nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới tuy nhiên còn chưa có sự đồng bộ giữa các vùng, miền, cơ cấu ngành kinh tế. Các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đều ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong việc quản lý mọi hoạt động của đơn vị mình. Bước đầu đã có một số doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực như marketing, kí kết hợp đồng mua bán, giao nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thanh toán... Với hiện trạng và xu hướng phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.6. Nguồn nhân lực phục vụ Logistics

Logistics là một lĩnh vực rất mới mẻ ở Việt Nam, kiến thức toàn diện về Logistics cũng như quản trị Logistics chưa đầy đủ nên chưa thực hiện được việc đào tạo có bài bản một nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho Logistics. Mặc dù vậy, lực lượng hoạt động trong lĩnh vực này lại khá dồi dào và họ tự học hỏi tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Cho đến nay chưa có

số liệu thống kê chính thức về nguồn nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu dịch vụ Logistics, nhưng qua khảo sát thực tế số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này thuộc mọi loại hình cũng phải lên tới con số gần 800. Theo VIFFAS ( hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam), nếu chỉ tính riêng nhân viên trong những công ty là hội viên của hiệp hội, con số này phải lên tới gần 3000 người. Ngoài ra, ước tính còn có khoảng 5.000 – 6.000 người thực hiện giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực trên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Ở các trình độ đại học, nguồn này được đào tạo chủ yếu từ các trường đại học Ngoại Thương, Hàng Hải, Giao Thông Vận Tải, Kinh Tế Quốc Dân, Thương Mại, Ngoại Ngữ..., những năm qua, do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Logistics, VIFFAS đã phối hợp với các tổ chức quốc tế khác như FIATA, ESCAP... thường xuyên tổ chức hội thảo, mở các khoá đào tạo chuyên về giao nhận và vận tải quốc tế, vận tải đa phương thức, Logistics nhằm trang bị kiến thức mới cho các hội viên để có thể áp dụng và phát triển nghiệp vụ của mình đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước.

Nhận xét chung: Tóm lại, đánh giá khả năng phát triển Logistics - một công nghệ kinh doanh mới, tiên tiến đòi hỏi phải dựa vào nhiều tiêu chí. Qua phân tích trên đây cả về khách quan cũng như chủ quan, những yêu cầu đặt ra với hoạt động của Logistics, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng có đầy đủ điều kiện và cơ hội đi sâu vào khai thác Logistics - "Lục địa đen của nền kinh tế" - lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành công.

2. Đóng góp của dịch vụ Logistics cho nền kinh tế quốc dân

Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ, Logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ Logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được

đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Biểu đồ 1: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua các thời kỳ


giá trị xuất khẩu

50

45

40

35

30

Tỷ USD 25

20

15

10

5

0

2000

2002

2004

2006

Các năm


(Nguồn: Tổng Cục Thống kê)

Các số liệu nêu trên cho thấy, GDP của Việt Nam hiện nay được cấu thành trên cơ sở xuất khẩu hàng hoá là chủ yếu, mà các ngành này phải thông qua dịch vụ Logistics do vậy mặc dù chưa có số liệu thống kê một cách chính thức về tỷ trọng của dịch vụ Logistics trong GDP nhưng có thể nhận thấy dịch vụ này mang lại giá trị lớn cho Tổng thu nhập quốc dân.

Mặt khác ta phải kể đến để phát triển ngành sản xuất và tiêu dùng trong nước cần phải trao đổi mua bán các loại hàng hoá tiêu dùng, dây chuyền công nghệ, sản phầm trí tuệ, máy móc thiết bị,… Do năng lực sản xuất trong nước và trình độ công nghệ còn hạn chế, Việt Nam phải nhập khẩu rất nhiều mặt hàng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất. Tận dụng điều kiện này, các doanh nghiệp có thể tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh như: cho thuê kho bãi, giao nhận vận tải, bảo hiểm,… Tránh để các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào lấn sân, khiến cho chúng ta bị mất đi một nguồn thu không nhỏ để bù đắp cho nhập khẩu.

Như vậy, có thể thấy, dù trên khía cạnh nào Logistics cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics

nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Vấn đề còn tồn tại ở đây là các doanh nghiệp có biết cách khai thác loại hình dịch vụ này hay không.‌

II. Thực trạng áp dụng Logistics tại miền Bắc Việt Nam

1. Tình hình hoạt dộng của một số doanh nghiệp giao nhận vận tải và Logistics tại miền Bắc Việt Nam

Trong tất cả các yếu tố cấu thành chuỗi Logistics thì vận tải giao nhận là một trong những khâu quan trọng nhất, có ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ và chi phí Logistics. Hiệu quả hoạt động của những nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải ảnh hưởng lớn đến sự thành công của toàn bộ chuỗi Logistics. Hơn nữa, như đã nói ở trên, dịch vụ Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải giao nhận; ngày nay, người vận tải giao nhận trở thành người cung cấp dịch vụ Logistics.

Tại Việt Nam, hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ Logistics là các doanh nghiệp giao nhận vận tải hoặc các công ty Logistics mà tiền thân là công ty giao nhận vận tải.

Chính vì hai nguyên nhân nêu trên, sau đây tác giả nghiên cứu về thực trạng của các doanh nghiệp Logistics và vận tải giao nhận tại miền Bắc Việt Nam.

1.1. Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)

1.1.1. Một vài nét khái quát về doanh nghiệp

Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) là đơn vị giao nhận vận tải quốc tế trực thuộc Bộ Công Thương . VIETRANS chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho vận cho tất cả các loại hàng hoá của Việt Nam. VIETRANS là sáng lập viên của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS) và tên tuổi cũng như biểu tượng của VIETRANS đã được đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu Trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ quốc gia.

Lĩnh vực hoạt động của VIETRANS bao gồm: Vận tải đường hàng không, đường biển, đường bộ đường sắt và vận tải đa phương thức; Giao

nhận hàng công trình; Giao nhận hàng triển lãm; Giao nhận hành lý cá nhân; Hàng thu gom, hàng chia lẻ; Đại lý tàu biển & môi giới thuê tàu; Kinh doanh kho, kho ngoại quan; Dịch vụ thủ tục hải quan; Chuyển tải; Xuất nhập khẩu; Dịch vụ chuyển phát nhanh; Dịch vụ xây dung; Khai thác cầu cảng; Dịch vụ giao hàng từ cửa tới cửa.

1.1.2. Cơ sở vật chất

Bảng 4: Hệ thống kho của Vietrans


Thành Phố

Kho

Bãi

Hà Nội

10.000 m2

7.500 m2

Hải Phòng

120.000 m2 bao gồm

20.000 m2 kho ngoại quan

85.000 m2

Nghệ An

1.500 m2

1.000 m2

Đà Nẵng

19.000 m2 bao gồm

5.000 m2 kho ngoại quan

18.000 m2

Quy Nhơn

8.000 m2

18.000 m2

Hồ Chí Minh

9.200 m2

91.000 m2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam - 8

(nguån: www.Vietrans.com.vn)

Bảng 5: Trang thiết bị bốc xếp của Vietrans



Xe tải

150 cái

Xe Container

100 cái

Cần cẩu

16 cái

Xe nâng

25 cái

Xe chở Pallet

40 cái

Cân

15 cái

Cẩu cont chuyên dụng

6 cái

Xe kéo

20 cái

Xe mooc

30 cái


Xe tải nhỏ

300 cái



1.1.3. Các sản phẩm của doanh nghiệp

(nguồn: www.Vietrans.com.vn)

Vận tải đa phương thức: Là nhà vận chuyển đa phương thức, VIETRANS cung cấp dịch vụ tích hợp đầy đủ thông qua mạng lưới đại lý toàn cầu, đảm nhận các lô hàng từ nơi đi đến nơi đến theo yêu cầu của khách hàng.

- Hàng hóa FCL/ FCL

- Hàng hóa FCL/ LCL

- Hàng hóa LCL/ LCL

- Hàng rời

- Hàng thu gom/ hàng chia lẻ

Vietrans có quyền phát hành HAWB cho những lô hàng gom đường hàng không và FBL cho những lô hàng đường biển và vận tải đa phương thức trên toàn Thế giới. Họ lựa chọn những tuyến đường đa phương thức vận tải phù hợp để đảm bảo giao hàng an toàn đúng hẹn. Bên cạnh đó, với những trung tâm phân phối và mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, trang thiết bị xếp dỡ cùng phương tiện vận chuyển nội địa, Vietrans luôn đảm bảo giao hàng đúng hẹn.

Xuất nhập khẩu: trong gần 40 năm qua, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cũng thu được rất nhiều thành công. Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…phục vụ cho công nghiệp là những mặt hàng nhập khẩu chủ lực; nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng…là những mặt hàng xuất khẩu mạnh của VIETRANS..

Kho ngoại quan: VIETRANS sở hữu và kinh doanh kho ngoại quan tại cả Hải Phòng và Đà Nẵng với những diện tích riêng biệt phù hợp cho việc bảo quản nhiều loại hàng hoá. Khi sử dụng kho ngoại quan của VIETRANS làm trung tâm phân phối hàng, khách hàng có thể lùi thời hạn nộp thuế, căn cứ vào kế hoạch sản xuất để phân phối, giao hàng

hoặc xuất khẩu hàng đến nước thứ ba. Công ty luôn có sẵn các văn bản pháp luật, các quy định của Việt Nam đối với hàng xuất nhập kho ngoại quan để khách hàng tham khảo.

Hàng chuyển tải: VIETRANS sẵn sàng làm mọi thủ tục chuyển tải hàng hoá sang các nước láng giềng như: Lào, Campuchia, Trung Quốc. Hàng hóa khi đến Việt Nam bằng đường biển, đường hàng không hoặc đường bộ từ bất kỳ nước nào trên thế giới, sẽ được chuyển đến người nhận tại các nước nói trên mà không cần phải nộp thuế xuất nhập khẩu.

Dịch vụ Logistics: Hiện nay, ở Việt Nam, VIETRANS là một trong số ít các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh Logistics nhờ các cơ sở vật chất sẵn có về kho bãi, về phương tiện vận chuyển, phương tiện xếp dỡ, về đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và kinh nghiệm giao nhận vận tải từ gần 40 năm nay. Kinh doanh giao nhận kho vận ở Việt Nam, Vietrans đang nằm trong top dẫn đầu trong lĩnh vực giao nhận kho vận. Với lợi thế sẵn có về cơ sở vật chất, hệ thống kho bãi trải dọc khắp các vùng miền cùng với hệ thống trang thiết bị vận chuyển, bốc dỡ hiện đại, Vietrans đang mở rộng sang lĩnh vực cung cấp các dịch vụ vận chuyển trọn gói cho doanh nghiệp tham gia hội chợ trong nước và quốc tế.

Vì vậy, tuy chưa phải đã cung cấp được một dịch vụ Logistics hoàn hảo trên tất cả các khía cạnh của Logistics nhưng VIETRANS đã đáp ứng được phần lớn chuỗi dây chuyền cung ứng, với những thành công khi triển khai các dịch vụ như: hàng hóa FCL/ FCL, hàng hóa FCL/ LCL, hàng hóa LCL/ LCL, hàng rời,…

1.1.4. Kết quả hoạt động

Theo báo cáo kết quả kinh doanh của VIETRANS, doanh số kinh doanh kho bãi trong 3 năm vừa qua tăng trên 20%/năm, dịch vụ giao nhận vận tải tăng 40-50%/năm. Bốn tháng đầu năm 2008, doanh thu của VIETRANS tăng 165% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận tăng 200%, nộp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2022