Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam - 2

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM 81

1. THUẬN LỢI 81

2. KHÓ KHĂN 82

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM .. 86 I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015 86

1. QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC ỨNG DỤNG LOGISTICS TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI Ở VIỆT NAM 86

2. DỰ BÁO NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 87

3. ĐỊNH HƯỚNG 90

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 91

1. TẦM VĨ MÔ 91

1.1. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

1.2. VỀ PHÍA CÁC HIỆP HỘI 94

2. TẦM VI MÔ 95

Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam - 2

2.1. ĐỐI VỚI NGƯỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS 95

2.2. ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS 98

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

LỜI NÓI ĐẦU


Nói đến ngành hàng không, có lẽ ai cũng biết tới hãng máy bay Boeing nhưng để sản xuất ra một chiếc máy bay Boeing cần phải có bao nhiêu linh kiện và chúng được sản xuất tại những công ty và quốc gia nào thì không phải ai cũng biết. Câu trả lời là cần có 1500 bộ phận lớn và chúng được sản xuất tại 100 công ty có trụ sở tại hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới. Nước Mỹ là quê hương của hãng máy bay Boeing chỉ sản xuất 1/3 tổng số bộ phận cấu thành. Vậy tại sao cần phải có nhiều công ty sản xuất, làm thế nào để có thể thực hiện quy trình sản xuất và tổng hợp trang thiết bị một các khoa học để làm ra một sản phẩm nổi tiếng và hoàn hảo như vậy?

Thứ nhất cần có sự phân công và chuyên môn hoá lao động cao nhằm giảm chi phí sản sản xuất giảm giá thành sản phẩm.

Thứ hai cần phải có một công tác hậu cần để lên kế hoạch chuẩn bị, ký hợp đồng sản xuất, kiểm tra chất lượng, nhập khẩu, vận chuyển toàn bộ các trang thiết bị, bộ phận cấu thành… từ tất cả các nước trên thế giới đến nhà máy. Toàn bộ các quá trình đó được gọi là Logistics.

Đứng trên góc độ là một người tiêu dùng chúng ta chỉ nhận ra được tầm quan trọng của Logistics khi có những vấn đề xảy ra như: Tất cả công nhân tại nhà máy Boeing phải nghỉ làm trong vài tuần liên tiếp do chuyến hàng chở trang thiết bị, linh kiện… không về đến nhà máy đúng hạn. Nhưng sự thật là các quá trình của Logistics đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi mặt đời sống của con người, và phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế.

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang hoà chung trong xu thế "hợp tác và phát triển” với việc Việt Nam đã thành viên của ASEAN, WTO... Việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới đóng vai trò không thể thiếu để phát triển nền kinh tế quốc dân và đó cũng chính là một trong những kế

hoạch dài hạn nhằm giúp chúng ta bắt kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ theo xu thế chung của thế giới. Đây hoàn toàn không phải là một hoạt động mới, thậm chí nó đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều quốc gia, nếu chúng ta biết cách khai thác thì sẽ đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân. Nhưng từ lâu, lĩnh vực này dường như bị "bỏ quên" và vai trò quan trọng của nó mới chỉ được nhận ra trong một vài năm gần đây. Hơn nữa thương mại quốc tế càng mở rộng và phát triển thì vai trò của Logistics càng quan trọng và cần sự quan tâm và phát triển đúng mức.

Việt Nam, một đất nước còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, do vậy cần định hướng việc phát triển ngành dịch vụ Logistics như thế nào cho phù hợp và hiệu quả nhất. Nhưng trong thực tế tại Việt Nam, hoạt động này chưa phát huy được hết những ưu thế của nó và còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Do vậy em đã chọn nghiên cứu khoá luận với đề tài: “Nghiên cứu thị trường Logistics của miền Bắc Việt Nam”.

Nội dung chính của đề tài đề cập tới Logistics và những vấn đề có liên quan, đồng thời nghiên cứu các bài học thực tiễn phát triển Logistics của một số nước trên thế giới nhằm đánh giá khách thực trạng hoạt động Logistics tại Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng. Sau khi tổng hợp thực trạng các doanh nghiệp Logistics trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, em đưa ra một vài nhận xét cá nhân và đề nghị giải pháp khả thi nhằm phát triển dịch vụ này.

Cấu trúc bài khoá luận gồm ba phần chính:

+ Chương I : Tổng quan về Logistics.

+ Chương II: Thực trạng áp dụng Logistics tại miền Bắc Việt Nam.

+ Chương III: Một số giải pháp.

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, ý kiến nhận xét của các Thày, Cô và các bạn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.

Em xin chân thành cảm ơn Ths. Phạm Thanh Hà đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đánh giá và chỉ dẫn của các Thày Cô.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS‌‌


I. Khái niệm

1. Định nghĩa

Logistics có nguồn gốc từ chữ Logos, có nghĩa là "hợp lý". Như vậy nội dung của Logistics bao gồm việc hướng dẫn mọi người cách thức thực hiện công việc sao cho hợp lý nhất. Từ “Logistics” được giải nghĩa bằng tiếng Anh trong cuốn “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English,

A.S Hornby. Fifth Edition, Oxford University Press, 1995” như sau: "Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó" (Logistics – the organization of supplies and services for any complex operation).

Qua nghiên cứu lịch sử nhân loại cho thấy, ban đầu Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Napoleon đã từng định nghĩa "Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội". Thực chất nó bao gồm việc giải quyết các bài toán về di chuyển quân lương, bố trí lực lượng, thiết kế và bố trí kho tàng, quản lý vũ khí...sao cho phù hợp nhất với tình hình nhằm mục tiêu chiến thắng đối phương. Vì vậy có thể thấy việc giải các bài toán Logistics trong quân sự có tầm quan trọng đặc biệt.

Sau này thuật ngữ Logistics dần được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên Logistics toàn cầu. Trong sản xuất kinh doanh, Logistics đề cập tới tối thiểu hoá chi phí, từ việc mua sắm nguyên vật liệu cho tới việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng. Mục tiêu của Logistics trong sản xuất kinh doanh là giảm thiểu các chi phí phát sinh, đồng thời vẫn phải đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Logistics phát triển rất nhanh chóng và được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công

cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực dịch vụ. Nếu hiểu từ Logistics như một thuật ngữ chuyên môn, thì cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics.

Theo Hội đồng quản trị Logistics Mỹ (The Council of Logistics Management CLM in the USA) : Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thoả mãn những yêu cầu của khách hàng.

Theo tác giả Donald J.Bowersox - CLM Proceeding: Logistics là một nguyên lý đơn lẻ nhằm hướng dẫn quá trình lên kế hoạch, định vị và kiểm soát các nguồn nhân lực và tài lực có liên quan tới hoạt động phân phối vật chất, hỗ trợn sản xuất và hoạt động mua hàng.

Giáo sư người Anh - Martin Christopher thì cho rằng: "Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hoá lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất".

Theo quan điểm "5 đúng" ("5 right") thì: Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm".

Theo khái niệm của Liên hiệp quốc được sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về Vận tải đa phương thức và quản lý Logistics tổ chức tại Đại học Ngoại Thương Hà Nội tháng 10/2002 thì: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng…

Luật Thương mại Việt Nam 2005 không đưa ra khái niệm "Logistics"

mà đưa ra khái niệm về "Dịch vụ Logistics" như sau: Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận vớ khách hàng để hưởng thù lao (Điều 233 - Luật Thương mại Việt Nam năm 2005).

Theo PGS.TS. Nguyễn Như Tiến trong "Logistics - Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam" thì: Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Các khái niệm trên tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng cùng thống nhất: “Logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hoá, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác như sản phẩm, dịch vụ và con người, từ nguồn lực của sản xuất cho đến thị trường”.

2. Đặc điểm của Logistics.

2.1. Tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh tài chính

Có thể coi Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh tài chính, bao gồm: Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống.

Logistics sinh tồn, có liên quan đến các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Logistics sinh tồn tương đối ổn định và có thể dự đoán được do con người có thể nhận thức đợc về nhu cầu như: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu,… Logistics sinh tồn là hoạt động cơ bản của xã hội sơ khai và là thành phần thiết yếu trong một xã hội công nghiệp hóa và nó cung cấp nền tảng cho Logistics hoạt động.

Logistics hoạt động, mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các hệ thống sản xuất các sản phẩm: liên kết các nguyên liệu thô doanh nghiệp cần trong quá trình sản xuất, các dụng cụ sử dụng nguyên liệu đó trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm có được từ sản xuất. Khía cạnh này của Logistics cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được nhng lại không thể dự đoán được khi nào máy móc có sự cố, để sửa chữa thì cần cái gì và thời gian sửa chữa,… Như vậy Logistics hoạt động chỉ liên quan đến sự vận động và lưu kho của nguyên liệu vào trong, qua và đi ra khỏi doanh nghiệp và làm nền tảng cho Logistics hệ thống.

Logistics hệ thống, liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ thống hoạt động. Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế, nhân sự và đào tạo, tài liệu kỹ thuật, các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ và nhà xưởng,… Các yếu tố này không thể thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì sự hoạt động của một hệ thống sản xuất hay lưu thông.

Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống không tách rời nhau mà quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau tạo thành chuỗi dây chuyền Logistics.

2.2. Hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp

Chức năng hỗ trợ của Logistics thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để hỗ trợ cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất (Logistics hoạt động), hỗ trợ cho sản phẩm sau khi được di chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất sang người tiêu dùng (Logistics hệ thống). Điều này không có nghĩa là quá trình sản xuất không bao gồm các yếu tố của Logistics hệ thống hay hoạt động hỗ trợ sau khi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm không bao gồm các yếu tố của Logistics hoạt động. Trên thực tế, các khía cạnh Logistics được liên kết với nhau và được sắp xếp tuần tự với nhau và chỉ có một loại Logistics với các yếu tố như: vận tải, kho bãi, phụ tùng thay thế,

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí