Kiến Nghị Đối Với Tỉnh Lào Cai Và Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Lào Cai

bảo yêu cầu vệ sinh, sạch đẹp tại gia đình, tổ chức các dịch vụ ăn uống giới thiệu văn hoá ẩm thực...

- Bảo tồn tôn tạo các di sản văn hoá vật thể, các cảnh quan phục vụ du khách tham quan như các khu rừng thiêng, kiến trúc nhà cửa, khu ruộng bậc thang, rừng thảo quả, nương trồng lanh, dòng suối....

- Khôi phục và bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể, chú trọng tổ chức các lễ hội, các sinh hoạt văn hoá cộng đồng theo đúng thời điểm truyền thống, quảng bá du khách.

- Xây dựng các đội văn nghệ dân gian phục vụ du khách.

3.4. Các đề xuất, kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị đối với tỉnh Lào Cai và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai

3.4.1.1. Đối với UBND tỉnh

- Quản lý nhà nước về lữ hành

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh lữ hành du lịch theo các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành.

Thống nhất trong công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý liên quan trong lĩnh vực du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Triển khai việc quản lý các phương tiện vận chuyển khách du lịch theo Luật du lịch.

- Công tác quản lý về cơ sở lưu trú

Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai - 13

Rà soát thẩm định các cơ sở lưu trú du lịch để phân rõ loại hạng (khách sạn, nhà nghỉ, làng du lịch, nhà nghỉ lưu trú tại gia…).

Tăng cường quản lý loại hình lưu trú tại gia ở thôn, bản phối hợp chặt chẽ với các ngành, chính quyền để đảm bảo về mặt an ninh, an toàn cho khách

- Về bảo vệ môi trường, cảnh quan và vệ sinh an toàn thực phẩm

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức du lịch bền vững, các kiến thức về môi trường cho cả cộng đồng, các bên liên quan. Để

mọi người hiểu được giá trị của những di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và những lợi ích về tinh thần, vật chất mà du lịch đã mang lại để nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển các tài nguyên du lịch.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, các khách sạn, nhà hàng không cho phép lưu thông và sử dụng các loại thực phẩm không bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Ban hành các tiêu chí, đánh giá, xếp loại nhà hàng theo Luật du lịch và các quy định của địa phương.

- Xây dựng cơ chế, chính sách

+ Tăng cường công tác quản lý Nhà nước thông qua việc xây dựng môi trường văn minh, lịch sự trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.

+ Ban hành Quy chế (hoặc chỉ thị) đối với các khu, điểm du lịch về an toàn giao thông, trật tự để phân luồng và có chế tài xử lý đối với việc hạn chế sử dụng xe cá nhân, khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng để vào các khu, điểm du lịch, có quy định về việc cấp phép cho ô tô đưa khách xuống bản làng tham quan.

+ Thành lập tổ liên ngành để giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính đối với khách du lịch và các đơn vị đưa khách du lịch đi từ địa bàn này tới địa bàn kia.

+ Hình thành Quy chế trong việc bảo vệ môi trường và xử lý rác thải tại các tuyến du lịch làng bản, tại các nhà hàng, khách sạn.

+ Xây dựng các cam kết về quản lý liên ngành trong vấn đề cấp phép đầu tư xây dựng các công trình thủy điện, cáp treo, cấp phép xây dựng các công trình công cộng, công trình cá nhân tại các khu di tích, danh thắng có giá trị về văn hóa, lịch sử.

+ Xây dựng chính sách riêng đối với các tuyến, điểm du lịch đã được công nhận, có cơ chế giao các doanh nghiệp đầu tư, khai thác các điểm, tuyến du lịch mới để phát huy hiệu quả của các tuyến, điểm du lịch đã được công nhận.

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

+ Xây dựng các điểm dừng đỗ xe trên tuyến du lịch trọng điểm Sa Pa, đồng thời quy hoạch và xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng gắn với các điểm dừng chân ngắm cảnh.

+ Huyện Sa Pa mở 01 tuyến đường vào Sa Pa và 01 đường ra (có thể kết nối sang Huyện Bát Xát) nhằm hạn chế được việc tắc nghẽn giao thông cục bộ, đồng thời mở rộng các điểm, tuyến du lịch để phân phối khách du lịch đi các làng bản dân tộc.

+ Lắp đặt, xây dựng các Trạm cung cấp thông tin du lịch tại các các điểm nút giao thông, các trạm nghỉ, trạm dừng chân, cây xăng, các điểm nút giao thông của đường cao tốc.

+ Nâng cấp, xây dựng Nhà du lịch ở Sa Pa trở thành điểm du lịch hấp dẫn (mở rộng phòng trưng bày văn hóa các dân tộc), xây dựng các điểm trình diễn nghề thủ công… Xây dựng một số điểm dừng chân ngắm cảnh trên đường đến Sa Pa.

- Về quy hoạch

Đề nghị UBND tỉnh có chủ trương thuê tư vấn nước ngoài quy hoạch lại du lịch Sa Pa.

3.4.1.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của du lịch Lào Cai; có trách nhiệm đề xuất kinh phí, chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan để triển khai các giải pháp đã đề xuất, tổng hợp, kịp thời báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết và phản hồi thông tin kịp thời đến khách du lịch. Tăng cường công tác truyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhằm xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, việc giữ gìn, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường để phát triển du lịch.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thông qua việc triển khai, lắp đặt các Pa nô, áp phích, biển thông tin, tờ rơi, tập gấp cung cấp các thông tin như: niêm yết giá dịch vụ, điện thoại đường dây nóng…và thông qua quầy, các trạm trung tâm thông tin du lịch.

3.4.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

- Kiểm điểm, đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn; phân tích hiện trạng, đồng thời có biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để khắc phục, chấn chỉnh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, văn minh, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch.

- Bố trí các khu vực dịch vụ dành cho lực lượng bán hàng rong, đánh giầy,..., nghiêm cấm cung cấp dịch vụ ngoài khu vực quy định; cắm biển cấm bán hàng rong, đánh giầy, ăn xin,... tại các khu vực công cộng, nhất là các điểm du lịch, lễ hội, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tập trung đông người. Trên cơ sở các khu vực cấm, kết hợp công tác tuyên truyền, nếu phát sinh các hành vi vi phạm, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành theo quy định; phân loại đối tượng những người ăn xin, đưa vào các khu tập trung hoặc trả về địa phương, nơi cư trú, quản lý theo các quy định của nhà nước.

- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành đơn vị chức năng thuộc tỉnh triển khai các giải pháp nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch và nhà đầu tư.

- Đẩy mạnh nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên thuộc các bộ phận chuyên môn địa phương.

3.4.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp du lịch

- Đề nghị các Doanh nghiệp lữ hành quán triệt hướng dẫn viên không để khách mua hàng rong.

- Đề nghị các Khách sạn có quy mô 3 sao dành không gian phù hợp tạo điều kiện cho bà con bán hàng lưu niệm trong khu tiền sảnh Khách sạn (Số lượng dưới 10 người bán).

- Ưu tiên tuyển dụng đồng bào vào làm tại các dự án du lịch (các khách sạn lớn). Những công ty lữ hành có thể thích thuê hướng dẫn viên địa phương nếu như họ có khả năng tương đương với những hướng dẫn người Kinh.

3.4.5. Kiến nghị đối với người dân địa phương

- Trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về du lịch cũng như về lịch sử, văn hóa của địa phương để có thể tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương mình.

- Hợp tác với chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đồng thời phải có thái độ niềm nở nhiệt tình đối với khách du lịch.

- Có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan không gian du lịch, bảo vệ và phát triển các nghề thủ công truyền thống bao đời của ông cha để lại.

Tiểu kết chương 3

Từ hệ thống lý luận của chương 1 và tìm hiểu về thực trạng các tác động của hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông ở chương 2, Chương 3 đã đưa ra được định hướng phát triển du lịch của huyện Sa Pa và các giải pháp phát triển du lịch Sa Pa theo hướng bền vững.

Đồng thời chương 3 cũng đưa ra các kiến nghị đối với các cấp, ban ngành từ trung ương đến địa phương và các chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch để từ đó phát triển du lịch một cách hiệu quả mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.

KẾT LUẬN

Là một trong 21 khu du lịch trọng điểm của Việt Nam, Sa Pa hội tụ khá đầy đủ các tài nguyên về du lịch. Đây là địa bàn tập trung khá nhiều đặc điểm nổi bật về tự nhiên và nhân văn có thể được sử dụng để khai thác, phục vụ cho việc phát triển du lịch. Một trong những điểm thu hút khách du lịch đến với mảnh đất vùng Tây Bắc tổ quốc này chính là nét văn hóa độc đáo của các tộc người thiểu số nơi đây. Trong số các tộc người tại Sa Pa, đồng bào H’Mông chiếm số đông và có là tộc người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hoạt động du lịch. Ngoài một số tác động tích cực, du lịch còn đem lại những ảnh hưởng không mong muốn đối với đời sống của bà con. Để tăng cường những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực, cần phải có sự nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, đề xuất cụ thể để giải quyết vấn đề này. Luận văn “Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai” đã đưa ra được một số giải pháp cho vấn đề này.

Cụ thể, về mặt lý luận, đề tài đã nghiên cứu, khái quát hóa một số quan điểm lý luận cơ bản về vấn đề du lịch và các tác động của du lịch đến các khía cạnh của đời sống. Về thực tiễn, đề tài đã phân tích được hiện trạng du lịch của huyện Sa Pa và đưa ra đánh giá về các tác động tích cực lẫn tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của bà con H’Mông ở Sa Pa, từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa. Để đảm bảo phát triển du lịch mà vẫn góp phần bảo tồn văn hóa bản địa, nâng cao đời sống kinh tế-xã hội cho bà con, Nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cùng với cộng đồng địa phương cần phối hợp chặt chẽ để hoàn thành mục tiêu này.

Thực tế, đồng bào H’Mông đóng một vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển du lịch của Sa Pa. Có thể nói, họ là một trong những động cơ bản lề để du khách đến du lịch Sa Pa. Du khách đến đây du lịch, ngoài mục

đích ngắm cảnh, quan trọng hơn cả là họ muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc nơi đây, mà người H’Mông là tộc người phổ biến nhất ở đây. Ngoài ra, hiện nay đồng bào H’Mông tham gia khá tích cực vào hoạt động du lịch ở Sa Pa. Như đã phân tích trong luận văn, du lịch đã đem lại những lợi ích về kinh tế, xã hội cho đồng bào H’Mông tại Sa Pa, giúp bà con cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và mở mang nhận thức xã hội, tiến tới đời sống văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng đem lại những tác động tiêu cực về mặt văn hóa-xã hội đối với người H’Mông. Khi du lịch phát triển, lối sống của đồng bào ít nhiều bị ảnh hưởng. Sự xuất hiện của du khách với những nền văn hóa khác nhau đã tác động đến nhận thức của bà con nơi đây. Nhận ra những nguồn lợi kinh tế từ du khách, nhiều phụ nữ H’Mông đã đeo bám, nài ép khách du lịch mua thổ cẩm, trẻ em thì bỏ học đi theo xin tiền khách du lịch, gây phản cảm, khó chịu cho du khách. Thêm vào đó, nhằm phục vụ việc bán sản phẩm lưu niệm với số lượng lớn và nhanh, các sản phẩm thổ cẩm và trang sức bạc đã được sản xuất với chất lượng kém hơn hoặc không nguyên bản để kiếm lời nhiều hơn...

Có thể thấy, du lịch đem đến cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa. Như vậy, cần phát huy các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực đã phân tích ở trên. Luận văn đã phân tích được thực trạng các tác động của du lịch đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông. Từ cơ sở lý luận chung và tình hình thực tế tại Sa Pa, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể. Các giải pháp này chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế của bà con, thu hút hơn nữa sự tham gia của đồng bào H’Mông vào các hoạt động du lịch ở địa phương và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Song song với các giải pháp, luận văn còn đưa ra các đề xuất, kiến nghị với các cấp, các ban ngành và bà con địa phương cùng phối hợp thực hiện giải quyết mục tiêu trên.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 11/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí