Trong gia đình người H’Mông trước đây, chỉ có người chồng mới có quyền giữ tiền. Nhưng hiện nay, người vợ cũng được quyền quản lý tiền hoặc cả hai vợ chồng cùng quản lý tài chính. Theo như điều tra 50 hộ gia đình ở bản Hàng Lao Chải, có đến 20/50 gia đình (chiếm 40 %) là hai vợ chồng cùng giữ tiền, và có tới 6 hộ (chiếm 12 %) người vợ giữ tiền.
Trước kia, người phụ nữ H’Mông chỉ quanh quẩn ở nhà, chăm lo ruộng vườn, chăm sóc con cái. Nhưng nay, ở các bản có du lịch phát triển, người phụ nữ cũng đã tham gia vào các công việc chung của cộng đồng. Ví dụ như ở bản Cát Cát, phụ nữ cũng đi họp thôn, được tiếp đón khách đến nhà… Do tham gia các hoạt động du lịch, tiếp xúc với du khách, nhận thức của chị em cũng được phát triển, tiến bộ hơn xưa rất nhiều.
Du lịch tác động đến quan hệ cộng đồng làng về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Thay vì khép kín, riêng biệt như trước kia, cộng đồng người H’Mông hiện nay đã có sự giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn. Trước đây, các làng người Mông làng nào biết làng đấy, đến nay, qua hoạt động du lịch, họ đã có sự thông thương, qua lại với nhau. Từ đó, các mối quan hệ giữa cộng đồng người Mông được mở rộng. Không chỉ giữa người Mông với nhau, họ còn quen biết, giao lưu với các tộc người lân cận như người Dao, người Dáy…
Theo các doanh nghiệp du lịch, hoạt động du lịch ảnh hưởng khá nhiều tới các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội của người H’Mông ở Sa Pa. Có đến 38/50 doanh nghiệp đồng ý với quan điểm này. Số còn lại cho rằng du lịch ít tác động đến khía cạnh này.
2.2.5. Tác động đến văn hóa-nghệ thuật
- Về đặc điểm văn hóa- nghệ thuật
Người Mông có kho tàng văn học dân gian phong phú với các thể loại như: truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, dân ca, sử thi (Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát Cưới hỏi,
Tiếng hát cúng ma...), ca dao, tục ngữ, thành ngữ... phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và cuộc sống lao động, tranh đấu của dân tộc Mông.
Qua một số truyện, nhất là qua bài “chỉ đường'' (Chúa kê) có thể hiểu được ít nhiều nhận thức về vũ trụ, thế giới quan và nhân sinh quan, nguồn gốc dân tộc của người Mông. Theo quan niệm thì mặt đất, bầu trời, mặt trăng, các vì sao, con người, muông thú, cây cỏ đều do những đại diện của trời sáng tạo và điều chỉnh.
Hai anh em họ Hồ là tổ tiên của người Mông, người Dao và loài người nói chung. Con người chết không sống lại được nhưng có thể đầu thai thành người hay sinh vật khác... Ở vùng cao, việc sản xuất để mưu sinh luôn luôn đặt ra những khó khăn phải vượt qua. Bên cạnh những anh hùng văn hóa, truyện dân gian Mông thường đề cập đến những con người làm lụng siêng năng, khỏe mạnh, biết đoàn kết với những người tài ba, khắc phục thiên tai đem lại hạnh phúc cho con người. Nhiều truyện dân gian cũng chỉ ra những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, qua đó thấy rõ người Mông là cư dân đã biết làm nghề nông từ rất lâu đời.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Số Lao Động Trực Tiếp Trong Hoạt Động Du Lịch Tại Sa Pa Giai Đoạn 2010-2014 (Đơn Vị : Người)
- Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai - 8
- Tác Động Đến Các Mối Quan Hệ Trong Gia Đình- Xã Hội
- Đánh Giá Các Tác Động Của Hoạt Động Du Lịch Đến Đời Sống Của Người H’Mông Tại Sapa
- Định Hướng Phát Triển Các Sản Phẩm Du Lịch, Dịch Vụ
- Kiến Nghị Đối Với Tỉnh Lào Cai Và Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Lào Cai
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Các truyện dân gian còn phản ánh những mặt xấu của xã hội, sự khổ đau của những đứa trẻ mồ côi, cách đối xử nghiệt ngã giữa chị dâu với em chồng, những mụ dì ghẻ độc ác, những tên quan tàn bạo đồng thời đề cao những người thông minh, tài giỏi xuất thân từ nhà nông; những mối tình duyên đẹp, những người chiến thắng bạo tàn bênh vực chính nghĩa... .
Những truyện giải thích về hiện tượng đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Mông cũng nhiều (làm ma, cúng mụ, phụ nữ không được lên sàn gác, cúng cột cái, múa khèn...) được đồng bào nhớ như những điều chỉ dẫn trong sinh hoạt gia đình và cuộc sống nói chung.
Trong văn học dân gian của người Mông, dân ca chiếm vị trí đáng kể. Dân ca có nhiều loại: cúng ma, tình yêu, cưới hỏi, làm dâu, mồ côi; trong mỗi
loại lại có những đề tài nhỏ. Nhiều bài dân ca mang nội dung tư tưởng tốt, cách diễn tả tế nhị, kín đáo được lấy từ thông hình ảnh gần gũi trong đời sống hàng ngày. Đặc điểm chung của những bài dân ca là không chỉ hát bằng lời mà còn có thể giãi bày bằng tiếng khèn, tiếng đàn môi, kèn lá... Các nhạc cụ này gắn bó chặt chẽ với dân ca. Nghe điệu kèn lá, đàn môi... người ta có thể hiểu được nội dung truyền cảm của người sử dụng nhạc cụ. Trong dân ca không chỉ có những bài ngắn mà đã có những sử thi nổi tiếng như "Tiếng hát làm dâu'', được nhiều dân tộc biết đến. Mỗi người Mông ít nhiều đều biết dân ca cũng như nhiều nam nữ thanh niên biết gảy đàn môi, thổi kèn lá rất điêu luyện.
Nhạc cụ của người Mông khá độc đáo, có khèn, sáo và những nhạc cụ như kèn lá, đàn môi tuy giản dị nhưng lại phát ra những âm thanh kỳ bí, hấp dẫn. Khèn được sử dụng trong đám tang và một số nghi lễ trong gia đình. Những lúc đi đường hay thời khắc nghỉ ngơi trong đêm, dưới ánh trăng sau một ngày làm lụng mệt nhọc, các chàng trai hay cất lên những điệu khèn da diết. Đàn môi, kèn lá cũng là phương tiện trao đổi tâm tình của nam - nữ thanh niên. Trong những đêm khuya vắng mà tâm tình qua âm nhạc lại có sức lôi cuốn mạnh hơn cả bất kỳ một tiếng nói nào. Khác với khèn bè, tiếng vang vọng trên cả một vùng núi non rộng lớn, kèn lá, đàn môi chỉ tạo nên những âm thanh thầm thì cho người trong cuộc.
Hiện nay, để phục vụ du lịch, một số bản của người H’Mông ở Sa Pa đã có những đội văn nghệ phục vụ du khách trong và ngoài nước. Ví dụ như bản Cát Cát, một bản ở khá gần thị trấn và là một trong những địa điểm đón tiếp nhiều du khách nhất ở Sa Pa. Trong bản hiện nay đã có một đội văn nghệ chuyên nghiệp phục vụ du khách, tái hiện các điệu múa dân tộc. Đội văn nghệ bản Mông Cát Cát có đến 10 diễn viên, phục vụ du khách vào các ngày trong tuần, trừ chiều thứ ba, mỗi ngày biểu diễn sáu ca: ca 1 từ 9h đến 9h30, ca 2 từ
10h đến 10h30, ca 3 từ 11h đến 11h30, ca 4 từ 14h đến 14h30, ca 5 từ 15h đến 15h30 và ca 6 từ 16h đến 16h30.
Ngoài biểu diễn trong bản, các diễn viên H’Mông còn biểu diễn ca múa nhạc dân tộc tại quảng trường trung tâm trước nhà thờ vào ngày thứ 6 và thứ 7 hàng tuần.
Văn hóa-nghệ thuật cũng là một trong những đặc điểm thu hút khách du lịch khi đến Sa Pa. Kết quả điều tra cho thấy có 75/100 khách được hỏi quan tâm đến vấn đề này.
Kết quả điều tra cư dân địa phương (bảng 2.12) cho thấy một số đặc điểm sau đây:
+ Về mục đích, có 183/200 người (chiếm 91,5 %) cho rằng việc tiến hành các hoạt động văn hóa-nghệ thuật là để phục vụ du lịch; còn lại có 17/200 người (chiếm 8,5 %) cho rằng mục đích chính nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Quan niệm về vấn đề này không mấy khác biệt giữa các bản du lịch phát triển và các bản du lịch kém phát triển. Bản Cát Cát có 48/50 người (chiếm 96 %) cho rằng các hoạt động văn hóa-nghệ thuật của tộc người họ nhằm phục vụ cho du lịch, tương tự ở bản Sín Chải có 44/50 người (chiếm 88 %), bản Lý Lao Chải có 46/50 người (chiếm 92 %) và bản Hàng Lao Chải có 45/50 người (chiếm 90 %) có cùng quan điểm. Như vậy, hầu hết người dân có cùng suy nghĩ là các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ là để phục vụ cho khách du lịch, họ không để ý đến một mục đích khác của các hoạt động nghệ thuật là nhằm góp phần phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc.
+ Khi được phỏng vấn về mức độ ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa- nghệ thuật, phần lớn những người được phỏng vấn cho rằng du lịch giúp cho bản sắc văn hóa-dân tộc được tăng thêm. Các con số thống kê ở bảng 2.5 đã chỉ ra điều này: 157/200 người (chiếm 78,5 %) cho rằng du lịch làm tăng cường bản sắc dân tộc, 31/200 người (15,5 %) cho rằng du lịch làm giảm bản
sắc và 12/200 người (6%)cho rằng du lịch không tác động đến văn hóa-nghệ thuật dân tộc. Trong đó bản Sín Chải có ít người đồng ý với quan điểm du lịch làm tăng cường bản sắc hơn các bản còn lại: 31/50 người (chiếm 62 %).
Khi điều tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có 32/50 doanh nghiệp cho rằng hoạt động du lịch tác động khá nhiều đến văn hóa-nghệ thuật của người H’Mông, còn lại cho rằng ít tác động.
2.2.6. Tác động đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động
Cơ cấu kinh tế truyền thống của người H’Mông gồm 03 bộ phận chính: trồng trọt, chăn nuôi và hái lượm, tiểu thủ công nghiệp và trao đổi. Cơ cấu kinh tế này tạo ra thế “chân kiềng” trong phát triển, nhờ nó người H’Mông xác lập được thế cân bằng, duy trì sự bền vững tương đối ở môi trường thiên nhiên có nhiều bất lợi cho sản xuất lương thực. Trong cơ cấu kinh tế truyền thống, trồng trọt luôn đóng vai trò chính, chăn nuôi, nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt. Chăn nuôi nhằm cung cấp sức kéo vận chuyển cho trồng trọt (trâu, bò, ngựa) và cung cấp nguồn phân hữu cơ phục vụ thâm canh. Ngoài ra các sản phẩm của chăn nuôi chỉ đáp ứng nhu cầu ăn thịt và các sinh hoạt tôn giáo, văn hoá. Sản phẩm chăn nuôi chưa trở thành hàng hoá. Ngược lại, khả năng trồng trọt không chỉ hỗ trợ mà còn trực tiếp chi phối đến chăn nuôi. Thức ăn tinh chủ yếu nuôi lợn, gia cầm là ngô, gạo nên những năm được mùa ngô, lúa lợn gà đều phát triển và ngược lại năm mất mùa đàn lợn, gà bị giảm sút nghiêm trọng. Hoạt động các ngành nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp. Vì thế thời gian dành cho nghề thủ công là những lúc nông nhàn. Nghề thủ công tăng thêm nguồn thu nhập cho nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp (nhất là nghề rèn đúc). Ngoài ra kinh tế hái lượm, trao đổi hàng hoá ở chợ phiên cũng thực hiện chức năng hỗ trợ cho nông nghiệp.
Trong cơ cấu kinh tế truyền thống này, trồng trọt là chủ yếu, hầu hết mức sống, nguồn thu nhập của người H’Mông là nhờ vào trồng lúa, ngô, thảo quả, còn chăn nuôi, hái lượm ở rừng Hoàng Liên, nghề thủ công chỉ đóng vai trò phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt. Loại hình canh tác chủ yếu là nương rẫy và khai khẩn ruộng bậc thang đòi hỏi phải huy động được nhiều lao động. Khi khai phá được ruộng bậc thang phải có sự tham gia của cả dòng họ, cả làng cùng lao động.
Hiện nay, du lịch phát triển đã tác động làm biến đổi đời sống kinh tế của các gia đình người H’Mông. Trước hết phải kể đến vấn đề phân công lao động. Trước đây, nam giới thường đảm nhận những công việc nặng nhọc, đem lại thu nhập chính cho gia đình. Ngày nay, những người phụ nữ tham gia vào hoạt động du lịch, đem lại phần lớn thu nhập cho gia đình. Người đàn ông H’Mông không còn đóng vai trò chính trong việc đem lại thu nhập cho gia đình.
Đối với những bản làng của người H’Mông có sự xuất hiện của hoạt động du lịch, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi. Trước đây, thu nhập của người H’Mông chủ yếu dựa vào trồng trọt. Nhưng ngày nay, du lịch là một nguồn thu rất lớn cho bà con. Nhưng hiện nay, nguồn thu từ dịch vụ du lịch đã chiếm tỷ lệ quan trọng. Theo kết quả điều tra khảo sát về nguồn thu của người H’Mông ở làng Lý Lao Chải huyện Sa cho thấy vai trò dịch vụ du lịch tăng khá mạnh. Trong tổng số 50 hộ trong thôn được điều tra, nguồn thu từ dịch vụ du lịch vượt lên vị trí thứ hai đã chiếm tới 35,17% tổng nguồn thu. Nguồn thu từ trồng trọt trước kia là nguồn thu chủ yếu, hiện nay tuy vẫn là nguồn thu quan trọng nhất (vị trí thứ nhất) nhưng chỉ chiếm 39,51% (bảng 2.13).
Qua điều tra 100 khách du lịch, chỉ có khoảng 35 khách quan tâm đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động ở người H’Mông. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì cho rằng du lịch tác động nhiều đến kinh tế của người H’Mông (41/50 doanh nghiệp).
2.2.7. Tác động đến ngôn ngữ
Ngôn ngữ của dân tộc Mông nằm trong nhóm ngôn ngữ Mông-Dao. Do đó các điều kiện về địa lý và huyết hệ mà ngôn ngữ dân tộc Mông hình thành và ổn định thành 5 phương ngữ tương ứng với 5 ngành Mông là Mông Trắng; Mông Hoa; Mông Đỏ; Mông Đen và Mông Xanh. Trong đó phương ngữ Mông Hoa và Mông Trắng có tính phổ biến hơn cả. Tuy chia làm 5 phương ngữ nhưng xem xét trong góc độ ngữ âm thì tiếng Mông Xanh so với tiếng của 4 phương ngữ kia chỉ khác nhiều nhất không quá 21,3%. Còn xét theo góc độ từ vựng cơ bản và cấu trúc ngữ pháp tiếng Mông của cả 5 phương ngữ mang tính thống nhất cao.
Phương ngữ khác nhau đó có quy luật đối ứng dưới đây:
- Về phụ âm: đ đối ứng với tl; đh đối ứng với đhl.
- Về vần: a đối ứng với iê, ei; uô đối ứng với a; âu đối ứng với ơ; ơ đối ứng với iê; ang đối ứng với a, e.
- Về thanh điệu: r đối ứng với z; z đối ứng với r.
Thực hiện chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước về việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ văn tự của dân tộc thiểu số, chấp hành Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối năm 1954 cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên quyết định thành lập "Phòng nghiên cứu xây dựng văn tự dân tộc thiểu số trực thuộc Bộ, đồng thời ra Nghị định điều động một số chuyên gia ngôn ngữ và cán bộ nghiên cứu từ các tỉnh về Phòng chữ dân tộc. Cơ cấu tổ chức cán bộ của Phòng được phân thành ba nhóm gọi tắt là: Nhóm Tày-Nùng; Nhóm Mông (HMôngz) và Nhóm cải tiến chữ Thái.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, nhóm chữ Mông do hai chuyên gia ngôn ngữ là Nguyễn Văn Chỉnh và Phan Thanh đã tiến hành điều tra khảo sát và nghiên cứu so sánh ngôn ngữ dân tộc Mông của 5 phương ngữ trên các địa bàn cư trú của đồng bào Mông trong cả nước vào đầu quý II năm 1955. Sau hơn 2 năm khảo sát điền dã nhóm chữ Mông báo
cáo toàn bộ kết quả nghiên cứu cho Bộ trưởng và xin ý kiến chỉ đạo. Đến cuối năm 1959, Bộ Giáo dục chính thức đệ trình phương án chữ Mông Việt Nam lên Ban Bí thư để xem xét phê duyệt và sau khi Ban Bí thư phê chuẩn phương án chữ Mông tháng 10 năm 1960, phương án chữ Mông được Quốc hội thông qua. Cuối năm 1961, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ban hành phương án chữ Mông Việt Nam.
Đầu năm 1962, đồng bào Mông ở các nơi đều rất phấn khởi, hồ hởi đón rước "Chữ của Đảng, chữ của Bác Hồ". Tiếp đó là phong trào học chữ, thanh toán nạn mù chữ bằng chữ Mông phát triển rầm rộ.
Hơn bốn thập kỷ ra đời, tồn tại và phát triển qua những bước thăng trầm, chữ Mông vẫn là sức mạnh tinh thần của người Mông.
Ngôn ngữ của người H’Mông đôi khi cũng là một vấn đề mà du khách quan tâm, tuy nhiên cũng không nhiều lắm. Trong số 100 du khách được điều tra, chỉ có 32 người quan tâm đến vấn đề này.
Do tiếp xúc với khách du lịch, bao gồm phần lớn là khách nội địa và khách đến từ các quốc gia nói tiếng Anh, bà con H’Mông đã sử dụng thêm tiếng Việt và tiếng Anh. Qua điều tra 200 hộ gia đình ở 4 bản về tác động của du lịch đến ngôn ngữ, ta có một số thống kê như sau:
+ Số gia đình có 90-100 % thành viên sử dụng thành thạo tiếng Việt tại bản Cát Cát là 27 gia đình (chiếm 54 %), tại bản Sín Chải là 17 gia đình (chiếm 34 %), tại bản Lý Lao Chải là 30 gia đình (chiếm 60 %) và bản Hàng Lao Chải là 32 gia đình (chiếm 64 %). Số gia đình có 70-90 % thành viên sử dụng tiếng Việt tại bản Cát Cát là 20 gia đình (chiếm 40 %), tại bản Sín Chải là 17 gia đình (chiếm 34 %), tại bản Lý Lao Chải là 19 gia đình (chiếm 38 %) và bản Hàng Lao Chải là 16 gia đình (chiếm 32 %). Số gia đình có 50-70 % thành viên sử dụng tiếng Việt tại bản Cát Cát là 3 gia đình (chiếm 6 %), tại bản Sín Chải là 9 gia đình (chiếm 18 %), tại bản Lý Lao Chải là 1 gia đình