Định Hướng Phát Triển Các Sản Phẩm Du Lịch, Dịch Vụ

du lịch từ đầu thế kỷ 20. Sa Pa có nhiều tuyến điểm, trong đó cần tập trung khai thác các điểm du lịch sau: Đỉnh Fansipan-vườn quốc gia Hoàng Liên, Thị trấn Sa Pa, các điểm Cát Cát, Tả Van, Tả Phìn, Thanh Kim, Thanh Phú, Bản Hồ.

- Mở rộng các khu, điểm du lịch mới của Sa Pa

+ Mở rộng không gian du lịch kéo dài xuống phía thung lũng Mường Hoa, Thanh Phú, Nậm Cang.

+ Mở rộng các điểm du lịch Tả Van, Séo Mý Tỷ và các tuyến du lịch sinh thái vườn quốc gia Hoàng Liên.

+ Mở rộng không gian du lịch theo hướng Tả Phìn-Bản Khoang nối sang Bát Xát.

- Các sản phẩm du lịch có thể khai thác ở Sa Pa:

+ Du lịch văn hóa

+ Du lịch sinh thái

+ Du lịch nghỉ dưỡng

+ Du lịch tham quan, nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

+ Du lịch mạo hiểm

+ Du lịch hội nghị, hội thảo.

Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai - 12

- Cần định hướng khai thác đầu tư, cụ thể giai đoạn 2015-2020: đầu tư nâng cấp một só tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện, từ trung tâm huyện lỵ tới các điểm du lịch và các tuyến đường thôn, xã. Mặt khác có giải pháp bảo vệ cảnh quan, khôi phục các hoạt động văn hóa truyền thống tại các làng Tả Van, Cát Cát, Tả Phìn, Bản Hồ… Đẩy mạnh mô hình làng du lịch, nhà du lịch sinh thái tại các điểm du lịch theo hướng phát triển mạnh du lịch cộng đồng địa phương.

3.1.2.2. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ

- Tập trung phát triển du lịch sinh thái: Đây là loại hình du lịch dựa vào cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, đây chính là thế mạnh của Sa Pa

mà ít nơi có đuợc. Để đảm bảo sự phát triển hài hoà, bền vững giữa con người với thiên nhiên thông qua sự tích cực của cả cộng đồng. Giai đoạn này tích cực khai thác các tuyến, điểm du lịch sinh thái, khuyến khích các dự án đầu tư vào loại hình này.

Có thể định hướng một số ý kiến phát triển du lịch sinh thái tại Sa Pa như sau:

+ Xây dựng thương hiệu Sa Pa thành điểm du lịch nghỉ dưỡng núi tiêu biểu khu vực Đông Nam Á.

+ Tôn tạo vườn quốc gia Hoàng Liên: Vườn quốc gia Hoàng Liên có tiềm năng phong phú trong lĩnh vực du lịch sinh thái và chưa được tôn tạo đúng mức. Hiện nay chưa có một quy hoạch nào mang tính thực tế cho phát triển du lịch sinh thái trong khu Vườn quốc gia này. Cần quy hoạch một khu vực bảo tồn giá trị này.Có thể thực hiện trưng bày, triển lãm theo kiểu “Công viên Thực vật” tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên nhằm đa dạng sản phẩm du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

+ Khám phá thực vật cùng hướng dẫn viên chuyên biệt: Một phần trong việc đào tạo cho hướng dẫn viên của Sa Pa là cần phải có kiến thức về tự nhiên (cây cỏ, động vật, diễn giải về hệ sinh thái, tương quan con người và môi trường, quy định đối với du khách khi đến những nơi tự nhiên…). Chương trình: tổ chức cho một nhóm nhỏ (5-6 người). Trước khi xuất phát, hướng dẫn viên cần cung cấp các thông tin đặc biệt về môi trường sinh thái tại Sa Pa. Hướng dẫn viên cần chỉ và giải thích cách sử dụng các cây cỏ dại hay nhìn thấy và các cây trồng trong khuôn viên: sử dụng dệt, nhuộm, dược tính của các cây thuốc và hành trình khám phá là một phần trong tuyến thăm Vườn quốc gia Hoàng Liên tới bất kỳ một bản nào thuộc thung lũng Mường Hoa (1 ngày).

+ Xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp rau sạch tại Sa Pa có kết hợp các nhà hàng sinh thái làm điểm tham quan, dịch vụ cho khách.

- Phát triển các loại hình du lịch văn hoá-lịch sử: Trong giai đoạn này tiếp tục đầu tư tôn tạo những di tích đã được xếp hạng và xây dựng nội dung kịch bản các lễ hội đúng với bản sắc văn hoá truyền thống để vừa duy trì tôn vinh tự hào truyển thống, vừa phục vụ thu hút khách…

+ Thành lập các đội văn nghệ dân gian tại các xã, thôn bản có tiềm năng phát triển du lịch và gắn với du lịch cộng đồng.

+ Phối hợp tổ chức tham gia các sự kiện văn hoá-du lịch trong nước và quốc tế.

+ Xây dựng làng văn hóa dân tộc đại diện cho dân tộc Giáy, Dao, Mông, Xa Phó, Tày ở khu vực thung lũng Mường Hoa, Thanh Phú, Bản Dền với nguyên tắc là bảo tồn làng cổ gắn với trình diễn nghề thủ công (nghề chạm khắc bạc, nghề làm thuốc, nghề làm đúc, nghề làm thổ cẩm; đăng ký thương hiệu, khảo sát tổ chức các sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên bản đúng thời gian…). Tăng cường nâng cấp, đầu tư quảng bá về khu chạm khắc đá cổ Sa Pa (nâng cấp nhà trưng bày, xây dựng một số điểm giới thiệu về khu chạm khắc đá cổ bằng tiếng Việt và tiếng Anh). Xây dựng, bảo tồn làng du lịch Ý Lình Hồ. Tăng cường tổ chức các sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng vào tối thứ 6 và thứ 7 ở sân Quần, vòng quanh hồ.

+ Xây dựng làng nghề thủ công tại Cát Cát: Có thể xây dựng thêm làng nghề thủ công tại Cát Cát, vì đây là một bản gần thị trấn nhất, có thể dễ dàng đi bộ đến thăm, xây dựng trung tâm sản xuất hàng thủ công để du khách có thể đến xem trực tiếp các thợ thủ công địa phương sản xuất các sản phẩm truyền thống.

+ Xây dựng Đan Viện Tả Phìn thành bảo tàng lịch sử và điểm dừng chân ngắm cảnh trên tuyến đường Sa Pả-Tả Phìn phục vụ khách du lịch.

+ Bảo tàng dân tộc: Nên xây dựng một bảo tàng dân tộc tại Sa Pa nhằm giới thiệu, thông qua các trưng bày thường trực, về sự đa dạng và phong phú văn hóa các tộc người. Đồng thời xây dựng một vườn công cộng, tuyến khám phá thực vật để giới thiệu các loại cây cỏ có giá trị của địa phương. Khu tổng hợp bảo tàng, công viên nằm ở vị trí trung tâm của thị trấn sẽ bao gồm: nơi dạo chơi, hóng mát và thư giãn mà khách quốc tế và khách nội địa đều mong muốn.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng: Đây là sản phẩm có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch, nhất là khách quốc tế, đem lại nguồn lợi lớn cho cả cộng đồng và đây chính là thế mạnh của Sa Pa, loại hình này cần được tập trung quan tâm đầu tư nâng cao số lượng và chất lượng.

+ Trong những năm qua được sự giúp đỡ của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) loại hình này phát triển khá hiệu quả ở Sa Pa, mô hình này cần được tiếp tục quan tâm đầu tư và nhân rộng đến nhiều thôn bản khác ở trong huyện. Trong giai đoạn vừa qua phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa chủ yếu mới tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch để bảo tồn môi truờng cảnh quan thiên nhiên, văn hoá dân tộc và giúp người dân cải thiện nâng cao mức sống. Để đáp ứng mục tiêu trên, cần tiếp tục nâng cấp và xây dựng các tuyến trekking tại các bản làng có tiềm năng về cảnh quan, môi trường văn hoá, du lịch. Đồng thời mở nhiều khoá đào tạo cho cộng đồng và các cán bộ quản lý các kiến thức, kỹ năng trong du lịch như: ngoại ngữ, kỹ năng đón tiếp, ứng xử với du khách, kỹ năng huớng dẫn, diễn giải điểm đến, kỹ năng quản lý và lập kế hoạch du lịch, chế biến các món ăn, điều hành các hoạt động du lịch thôn bản….nhằm nâng cao năng lực cho phát triển du lịch cộng đồng một cách bài bản.

+ Khai thác phương án đi bộ, đi bản, đi suối, trải nghiệm Cầu Mây, Tả Van… nhằm khai thác suối Mường Hoa trở thành điểm hoạt động du lịch.

+ Nâng cấp giải thi chạy maraton vượt núi trở thành giải quốc tế.

- Phát triển du lịch mạo hiểm (leo núi, hang động): Đây là loại hình du lịch đang được khách du lịch quan tâm, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Việc thiết kế xây dựng các chương trình du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên cần được quy hoạch và triển khai một cách chọn lọc sao cho đảm bảo an toàn mà vẫn hấp dẫn khách về yêu cầu mạo hiểm.

+ Tổ chức các tuyến trekking từ các bản đến sườn núi: Sa Pa có những đỉnh cao 1.600 m và 1.800 m có thể dễ dàng đi lên từ các nơi như Cát Cát hay Ý Linh Hồ. Nó nằm ở dãy núi đối diện với thị trấn Sa Pa, các đường mòn đã có sẵn. Như vậy có thể tổ chức các cuộc trekking 1 ngày để khách tham quan các bản trên và có một cái nhìn tổng quan đầy đủ về thị trấn Sa Pa từ các sườn của đỉnh Phan Si Păng. Chương trình: Xuất phát vào buổi sáng, khám phá các bản Mông, dã ngoại trên núi nhỏ, quay lại Sa Pa vào buổi chiều (1 ngày).

- Đẩy mạnh phát triển du lịch mua sắm hàng hoá: đây là loại hình du lịch hấp dẫn nhiều đối tượng khách trong nước, ngoài nước, già trẻ, gái trai… Ngoài việc phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương, một phần không nhỏ phục vụ cho khách du lịch; loại hình này có tác dụng rất lớn trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá và sự tăng truởng của nền kinh tế. Hiện nay nhiều cửa hàng thương mại đã hình thành, nhưng vẫn còn nhỏ lẻ manh mún, thiếu đồng bộ, mặt hàng còn đơn điệu, chưa thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc, tinh thần phục vụ còn thiếu văn minh. Trong thời gian tới việc đầu tư phải tính đến yếu tố hiện đại lâu dài, gắn với truyền thống văn hoá, văn minh trong thương mại cần có sự gắn kết với các cơ sở sản xuất, nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nông lâm, dược liệu… nhằm khơi dậy, thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

+ Xây dựng mô hình phố bán thổ cẩm (từ nhà khách UB đến Trung tâm Văn hóa và khu vực Trung tâm Thông tin Xúc tiến) cho đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Tổ chức xây dựng chợ đêm Sa Pa họp vào tối thứ 7 hàng tuần nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch của huyện.

+ Tổ chức sắp xếp, quy hoạch lại Khu chợ ẩm thực tại Sa Pa đồng thời bố trí 80% các gian hàng cho bà con dân tộc thiểu số được bán hàng trong khu vực chợ nhằm giảm thiểu tình trạng bán hàng rong và đeo bám khách du lịch.

- Ngoài việc phát triển các sản phẩm du lịch, có thể hoàn thiện thêm các dịch vụ lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí, ví dụ như đề xuất xây dựng công viên vui chơi và giải trí: Có thể bố trí một công viên vui chơi với các trò chơi, quầy bar và dancing ở khu vực gần Bệnh viện.

3.2. Căn cứ đề xuất các giải pháp

3.2.1. Các văn bản

- Luật du lịch được ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005.

- Nghị quyết 45/CP ngày 22 tháng 06 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch.

- Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2010 và định hướng 2020 được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 66/QĐ- UB ngày 03 tháng 11 năm 2004.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sa Pa lần thứ XXI nhiệm kỳ 2010-2015.

- Báo cáo Thực trạng và giải pháp giải quyết những vấn đề cấp bách

của du lịch tỉnh Lào Cai của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai tháng 10 năm 2014.

- Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030.

3.2.2 Mục tiêu

- Khai thác tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực khác để phát triển du lịch theo quy hoạch. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân, giải quyết các vấn đề xã hội nổi cộm, mở rộng không gian, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và tăng cường hợp tác phát triển kinh tế vùng, miền và quốc tế.

- Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường giao lưu hiểu biết về văn hoá, xã hội giữa các dân tộc trong nước và quốc tế, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.

- Xây dựng một ngành du lịch chất lượng cao, đồng đều, bền vững.

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Sapa, Lào Cai

3.3.1. Bảo đảm quyền lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương

Thực tế cho thấy bà con H’Mông là những người nhận được lợi ích kinh tế ít nhất từ hoạt động du lịch. Điều này đòi hỏi cần có những biện pháp nhằm hỗ trợ kinh tế cho bà con. Để đồng bào dân tộc nhận được nhiều lợi ích kinh tế hơn, cần phải thu hút sự tham gia của bà con vào hoạt động du lịch. Khi họ trực tiếp tham gia, họ sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn.

3.3.2. Thu hút sự tham gia tối đa của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch

Chính quyền địa phương cần có những chính sách khuyến khích bà con tham gia vào việc cung cấp các hoạt động kinh doanh du lịch. Ở đây đòi hỏi chính quyền cần có các chính sách điều tiết cụ thể:

- Chính sách sử dụng nguồn nhân lực tại các làng người H’Mông: đào tạo các hướng dẫn viên địa phương, các nhân viên phục vụ nhà nghỉ tại các làng H’Mông.

- Chính sách xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển du lịch bền vững mà đối tượng hưởng lợi trực tiếp là cộng đồng cư dân địa phương tham gia du lịch.

- Chính sách điều tiết hưởng lợi bằng nguồn thuế, lệ phí cho các điểm du lịch ở các làng bản... Ngoài ra, cần trao quyền quản lý thu lệ phí ở các điểm du lịch quanh các làng bản cho cộng đồng địa phương.

3.3.3. Bảo tồn và phát huy nét văn hóa dân tộc truyền thống

Xây dựng hợp tác xã mua bán các sản phẩm thủ công truyền thống. Khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống như thêu dệt, in sáp ong, ghép vải hoa văn tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mới, nghề chạm khắc bạc, nghề thêu rèn đúc, nghề làm đồ mộc gia dụng, đan lát.... Đồng thời các điểm sản xuất, nghề thủ công cũng trở thành điểm trình diễn, điểm tham quan của du khách. Các sản phẩm này được bày bán ngay tại các cơ sở sản xuất (các hộ gia đình), vừa xoá bỏ nạn bán hàng rong ở thị trấn, vừa thu hút du khách về làng.

Xây dựng làng văn hóa tại các thôn bản. Làng văn hoá là một mô hình của một điểm du lịch có tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên, được tổ chức khai thác phục vụ du khách theo hướng phát triển du lịch bền vững. Ở Sa Pa hiện nay có 61 làng người H’Mông, trong đó có 11 làng có khả năng xây dựng làng du lịch văn hoá như Cát Cát, Sín Chải, Lý Lao Chải, Lồ Hùng Chải, Hang Đá, Tả Van H’Mông, Séo Mí Tỉ, Giàng Tả Chải, Thải Giàng Phình, Sử Pán, Ý Lình Hồ. Xây dựng các làng H’Mông thành các làng du lịch văn hoá cần một số điều kiện cụ thể:

- Làng du lịch văn hoá phải là làng có các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể mang tính đặc trưng tộc người, độc đáo và hấp dẫn du khách.

- Làng du lịch văn hoá phải có cảnh quan, môi trường sạch đẹp.

- Làng du lịch văn hoá phải có cơ sở hạ tầng thuận lợi, có khả năng phục vụ du khách tham quan và nghỉ lưu trú qua đêm.

Từ những điều kiện như vậy, cần nghiên cứu các di sản văn hoá tộc người xây dựng thành các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch. Mỗi một làng cần nghiên cứu sự độc đáo trong tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên tự nhiên xây dựng các hoạt động phục vụ du lịch, cụ thể:

- Tổ chức các dịch vụ do dân làng tham gia như dịch vụ leo núi, dịch vụ hướng dẫn viên bản địa, xây dựng các nhà nghỉ cộng đồng, phòng nghỉ đảm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2024