Tiếng Hoa
335. Cảnh đức truyền đăng lục
(rút từ trang web http://www.guoxue.com/fxyj/jdcdl/jdcd_001.htm)
336. Tiêu Lệ Hoa, Đường đại thi ca dữ thiền học, Đông Đại đồ thư cổ phần hữu hạn Công ty, Trung Hoa dân quốc 86 (1997).
337. Lâm Tương Hoa, Thiền tông dữ Tống đại thi học, Văn Tân xuất bản xã hữu hạn công ty, 2002.
338. Chu Dụ Khải, Tống đại thi học thuật ngữ đích Thiền học ngữ nguyên( rút từ trang web http://www.guoxue.com/www/xsxx/txt.asp?id=935)
339. Lý Tiện Lâm, Thiền dữ Đông phương văn hóa, Thương vụ ấn thư quán, Quốc tế hữu hạn công ty Bắc Kinh, 1996.
340. Luận thiền tông sở vi đích “Bản lai diện mục” (rút từ trang web http://www.guoxue.com/study/fujiaopoem/study/szface.htm)
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyễn Công Lý, Về Bài Tựa Sách Thiền Tông Chỉ Nam Của Trần Thái Tông, Hán Nôm, Số 2 – 1997.
- Nguyễn Nam, Diện Mạo Trần Nhân Tông Qua Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ , Hán Nôm, Số 2 – 1999.
- Walter Liebenthal, Chinese Buddhism During The 4 Th And 5 Th Centuries ,
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 32
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 33
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 34
Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.
341. Lý Miễu, Thiền thi nhất bách thủ, Trung Hoa thư cục (Hương Cảng) xuất bản, 1996.
342. Lý Miễu, Thiền thi tam bách thủ, Cát Lâm văn sử liệu xuất bản, Trung Quốc, 1995.
343. Từ Văn Minh, Vương An Thạch dữ Phật thiền, Đệ cửu chương (rút từ trang web http://www.guoxue.com/fxyj/txt.asp?id=366)
344. Toàn Đường thi
(rút từ trang web http://www.guoxue.com/qts/QTS_sml.htm)
345. Vương Duy toàn tập, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 1997.
TƯ LIỆU TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC THIỀN TÔNG PHẬT GIÁO BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TỪ CÁC TRANG WEB
1. http://www.phatviet.com/
2. http://www.thongthienhoc.com/trangthien.htm
3. http://www.buddhismtoday.com/index/triet.htm
4. http://www.thezensite.com/
5. http://www.buddhahome.net/thuatngu.htm
6. http://www.vienthongtemple.org/in-tapsanvienthong.htm
7. http://ccbs.ntu.edu.tw/DBLM/index.htm
PHỤ LỤC 1
BỨC TRANH THÊU HAI MẶT: ĐỌC GIẢI CẤU TRÚC THƠ CA CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC
(Trích dịch từ cuốn A deconstructive reading of Chinese natural philosophy in
literature and the arts Taoism and Zen Buddhism, Hong Zeng, The Edwin Mellen Press, USA, 2004).
Thơ cổ điển Trung Quốc dưới ảnh hưởng của Lão giáo và Thiền tông đã duy trì như thế nào một sự đứt gãy giữa thời gian lịch sử và thời gian hoang đường, giữa bản chất bên trong của chính cái ngaò thật - ảo với triết học tự nhiên Trung Quốc? Trong chương này, tôi cố gắng khám phá sự đứt gãy nói trên ở cấp độ hình tượng, từ ngữ và cú pháp. Chương 2 sẽ gồm một số nhận định khái quát về ngôn ngữ nước đôi của Trung Quốc thời cổ trung đại trong hình thức thơ ca, như một bức tranh thêu hai mặt: một mặt tạo ra ý thức nhận biết hoàn hảo, và mặt khác tạo ra ý thức về sự hữu hạn, trong phương thức thể hiện gần như giống nhau. Cũng trong chương này, tôi muốn chứng minh tính vững chắc của những nhận định khái quát ấy thông qua phân tích văn bản chi tiết từ các bài thơ tuyển của những tác gia cổ điển Trung Quốc vĩ đại như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Lý Thương Ẩn, Lý Hạ, Hàn Sơn, … , và Đào Uyên Minh, những nhà thơ bằng cách này hay cách khác đã xuất hiện dưới ảnh hưởng của Lão giáo và Phật giáo Thiền tông.
2.1. Mạnh Hạo Nhiên:
Xuân hiểu
Xuân miên bất giác hiểu Xứ xứ văn đề điểu
Dạ lai phong vũ thanh Hoa lạc tri đa thiểu
Dịch nghĩa:
Sau một giấc ngủ mùa xuân, không hay trời đã sáng Tiếng chim vang vọng khắp nơi
Đêm qua bao nhiêu là mưa gió
Làm sao biết hoa rụng nhiều hay ít?
Sự vắng mặt của chủ thể đã hòa trộn giấc ngủ con người với giấc ngủ mùa xuân, để rồi tất cả các âm thanh và hình ảnh đều được nhận biết không chỉ qua màn sương của giấc mộng, mà còn từ ý thức bên trong của chính mùa xuân. Trong khi cái ý thức mộng mơ của mùa xuân được nhìn thấy bằng sự xáo trộn thời gian (rạng đông và đêm tối), ấm áp và gió mưa, những cánh hoa nở rồi tàn mà không có một sự phân biệt và sự xáo trộn cảm xúc do chu kỳ luôn mới mẻ của sự sống thiên nhiên, con người không thể cắt rời sự sống ấy bằng những suy tư về cái chết trong những cánh hoa rơi. Câu hỏi cuối cùng là một suy gẫm bé nhỏ về mối quan tâm của con người trước khi nó bị gửi vào vào sự lãng quên.
Như thế, ý thức toàn vẹn về Thiên Nhiên được tạo nên bằng sự vắng mặt của chủ thể đã không che khuất hoàn toàn sự mâu thuẫn với nỗi lo âu của con người. Sự trái ngược, những điểm nhận biết lờ mờ lại được chứa đựng trong cùng một sự biểu đạt. Đặc điểm ngôn ngữ của thơ cổ điển Trung Quốc là tính hai mặt.
2.2. Lý Bạch:
Nguyệt hạ độc chước
(Kỳ nhất)
Hoa gian nhất hồ tửu Độc chước vô tướng thân Cử bôi yêu minh nguyệt
Đối ảnh thành tam nhân Nguyệt ký bất giải ẩm Ảnh đồ tùy ngã thân
Tam bạn nguyệt tương ảnh Hành lạc tu cập xuân
Ngã ca nguyệt bồi hồi Ngã vũ nguyệt linh loạn Tỉnh thời đồng giao hoan Túy hậu các phân tán Vĩnh kết vô tình du Tương kỳ mạc Vân Hán
Dịch nghĩa:
Trong hoa một bầu rượu
Một mình rót uống, chẳng có ai thân thiết Nâng chén mời trăng sáng
Trước bóng ta nữa thành ra ba người Trăng đã không biết uống
Bóng thì theo sát mình ta
Tạm kết bạn với trăng và bóng Để vui thú cho kịp mùa xuân Ta hát, trăng xao xuyến
Ta múa, trăng quay cuồng Khi tỉnh thì cùng nhau vui vầy Khi say thì cùng nhau xa vời
Mãi mãi hết mối giao du vô tình Cùng hẹn nhau ở nơi Vân Hán xa xôi
Từ bài thơ này, chúng ta có thể thấy rằng tinh thần tiêu dao vô hạn của Lý Bạch, như Trang Tử, mang chức năng nhấn mạnh nhiều hơn chính sự bất tận: giữa ảo tưởng của ý thức con người và hiện thực, giữa gắn bó và rời xa, giữa cái tôi thơ mộng đồng với Thiên Nhiên và cái tôi có thật, đầy giới hạn bị tách ra từ Thiên Nhiên ấy. Một nhà thơ nhảy múa, vầng trăng, cái bóng nhân đôi của nhà thơ dưới trăng tạo nên một cuộc chè chén hão huyền đã gợi ra những mảnh vỡ của cái tôi bị che khuất bởi nỗi quên lãng say sưa.
Trong thơ ca Phật giáo, vầng trăng thường được so sánh với Pháp thân – Phật tính trong mỗi con người; một cái bóng được hình dung là như cái tôi giới hạn và trần thế của con người. Trong Trang Tử, có một truyện ngụ ngôn về một người muốn thoát khỏi cái bóng của mình bằng cách chạy thật nhanh. Anh ta chạy và chạy. Với chiếc bóng luôn đuổi theo sau, anh ta không thể dừng lại, và cuối cùng kiệt sức mà chết. Anh ta không biết rằng, như Trang Tử nói, cách dễ nhất để thoát khỏi cái bóng của mình là ngồi xuống nghỉ ngơi dưới một gốc cây.
Mặc dù cuộc chạy cứu mình được thay thế bằng sự nhảy múa vô tư và đẹp đẽ, cái bóng của nhà thơ với giới hạn muôn thuở và sự theo đuổi một chiều của nó vẫn gợi ra một ý nghĩa tựa như sự không thể ngơi nghỉ của thi sĩ. Điệu múa biến một cái gì đó thành sự bay lượn, nhưng nó khác với những đường bay, nó là một kỳ công vượt thoát khỏi trọng lượng của chính con người, nhưng chỉ là thành công nhỏ nhoi. Một cách bức thiết, nó là nỗ lực giữ thăng bằng: di chuyển giữa sự bay thoát và sự vướng bận trong thế giới. Nói cách khác, múa là để chuyển động giữa khả năng và giới hạn. Nó có thể là vô mục đích, nhưng không phải là không có nguyên tắc. Sự thật là nhà thơ đã nhảy múa với những bước đi nghiêng ngả dưới men rượu, gửi vào điệu múa một khoảng không của tinh thần giải thoát, cũng như tạo ra một sự thăng bằng mong manh của mình. Tình trạng bất an tâm lý được phác họa bằng một (điểm nhấn) bất ngờ giữa sự thơ thới và
buồn chán, rời rạc và gắn bó trong bài thơ. Trong khi hân hoan với cuộc đối ẩm tưởng tượng, nhà thơ chợt nhận ra ảo ảnh của mình, một nghịch lý làm sống lại tinh thần tự thân ý thức của Trang Tử: đó là niềm an ủi cuối cùng của kẻ yếm thế quá sức trong đức tin vào một ảo ảnh, mà cái bóng ảo ấy chỉ được nhận biết như một sự hão huyền và trống rỗng.
(…)
Để chỉ ra rò rằng đặc điểm ngôn ngữ thơ ca Trung Quốc cổ đại, hơn là chỉ nêu mối quan hệ “tự nhiên” không có chút can thiệp nào của con người như những góc nhìn qui ước đã có, thường là những điểm nhấn của cá tính sáng tạo và tâm trạng nhà thơ, trong các đoạn tiếp theo đây, tôi cố gắng so sánh hai nhà thơ vĩ đại nhất đời Đường, Lý Bạch và Đỗ Phủ, những nhà thơ mà di sản tinh thần của họ là những đại diện cao quí cho vẻ đẹp phong nhiêu của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Khảo sát cú pháp và hình ảnh trong thơ của hai tác giả này nhằm phát hiện phong cách khác biệt của họ: tinh thần phong nhã uyển chuyển của Lý Bạch và nỗi thống thiết sâu sắc của Đỗ Phủ, đã đạt tới đỉnh cao như thế nào.
Trước hết, chúng ta hãy xem một trong những bài thơ hay nhất của Đỗ
Phủ:
Đăng cao
Phong cấp thiên cao viên khiếu ai Chử thanh sa bạch điểu phi hồi Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há
Bất tận trường giang cổn cổn lai Vạn lý bi thu thường tác khách Bách niên đa bệnh độc đăng đài Gian nan khổ hận phồn sương mấn Lảo đảo Tân Đình trọc tửu bôi
Dịch nghĩa:
Lên cao
Gió lộng giữa trời cao, vượn kêu não nùng Vùng trong, cát trắng, chim lượn quanh Lá rụng ào ào rơi không bao giờ dứt
Sông dài cuồn cuộn chảy chẳng lúc nào thôi Thương cho mùa thu muôn dặm cứ phải xa nhà Đau ốm suốt cuộc đời, một mình lên đài
Nỗi vất vả khổ sở làm mái tóc bạc mãi ra Say nghiêng ngả với chén rượu đục Tân Đình
(Chú nghĩa theo tài liệu Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu)
Sau đó, hãy đọc bài thơ sau đây của Lý Bạch lần nữa. Tôi chấp nhận cách dịch khác để nhấn mạnh đặc điểm ngữ pháp của bản gốc. (Tác giả dịch sang tiếng Anh theo cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh – người dịch chú giải).
Sự dày đặc hình ảnh của thơ Đỗ Phủ đè nặng từng dòng thơ là nhờ vào, như một dụng ý cú pháp, sự loại bỏ khắc nghiệt của nhà thơ đối với các hư từ bằng cách sử dụng nhiều thực từ và thói quen dùng phép nghịch đảo động từ của ông, cái đã làm phức tạp trật tự cách đọc. Sự dồn nén nhiều hình ảnh trong một dòng thơ đơn và nguyên tắc khắt khe qua hình thức thơ ca chuẩn mực đã giúp cho thơ Đỗ Phủ có một sức mạnh thầm kín và cẩn trọng. So với Đỗ Phủ, Lý Bạch lại sử dụng nhiều hư từ hơn, như thán từ (hình thức chen vào câu thơ), và sự mô phỏng cú pháp mà những mô phỏng này đã kiến tạo nên một không gian phóng khoáng và giọng điệu thanh thoát trong thơ ông. Khoảng không cú pháp, độ dài tùy hứng của câu thơ, và những hình ảnh thưa mỏng (thường là một hình ảnh trải dài vài dòng thơ) cho thấy cảm giác “hơi thở nhịp nhàng” giống như khi chúng ta nhìn vào khoảng không trong tranh thủy mặc Trung Quốc, và giải thích tinh thần