Công Tác Y Tế Và Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Người Dân


- Địa hình đồi đá phiến: Kiểu địa hình này chiếm một diện tích không đáng kể ở VQG Cát Bà. So với địa hình núi đá vôi thì địa hình đồi đá phiến có sườn thoải, đỉnh tròn và thấp hơn núi đá vôi.

- Địa hình thung lũng giữa núi: Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều hình dạng khác nhau, thường kéo dài theo các vỉa đá vôi và nối với nhau qua các sống đá thấp tạo thành máng trũng dài. Như thung lũng Trung Trang, thung lũng Việt Hải, thung lũng Khe Sâu,...

- Địa hình thung đá vôi: Kiểu địa hình này chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong VQG Cát Bà, chúng thường phân bố rải rác trong các vùng núi đá vôi, dạng địa hình này thường thiếu nước vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa. Tuy nhiên một số thung đá vôi đã bị cư dân ở đây khai hoang để trồng cây ăn quả hay cây nông nghiệp từ nhiều năm trước.

- Kiểu địa hình bồi tụ ven biển: Được hình thành do quá trình bồi tụ do sông, địa hình này thường bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của thủy triều, đồng thời thường xuyên bị ngập nước. Dạng địa hình này rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu

VQG Cát Bà chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương nên ít khắc nghiệt hơn các vùng có cùng vĩ độ ở đất liền (Introford, 2021). Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 22,2 - 23,6oC. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình quân cả năm từ

1.500 - 2.000 mm/năm. Một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, thấp nhất vào tháng 1 là 73%, cao nhất tháng 4 đạt 91%. Sương mù thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong vùng chịu tác động của hai gió mùa chính trong năm là gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 01 đem lại thời tiết khô ráo mát mẻ và


gió Đông Nam từ tháng 02 đến tháng 4 phát triển mạnh và thịnh hành đem lại thời tiết nóng ẩm.

3.1.4. Đặc điểm thủy văn

Cát Bà là quần đảo đá vôi, gần như hệ thống sông suối trên đảo không phát triển. Những dòng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn mưa và ngừng ngay sau khi mưa. Vào mùa mưa, nước đọng lại ở một số vùng nhỏ, thấm dột trong những hang động. Tuy rất ít, nhưng đây lại là nguồn nước khá thường xuyên cho động, thực vật trên đảo. Trên một số đảo nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát Bà, nơi có nứt gãy kiến tạo chạy qua có xuất hiện "nước xuất lộ" với dung lượng từ vài lít đến vài chục lít mỗi ngày.

Hệ thống suối bao gồm

Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu): Lưu lượng khá tốt, chảy quanh năm cung cấp đủ nước cho sinh hoạt.

Suối Trung Trang: Nguồn nước nhỏ, có nhiều nước trong mùa mưa, lưu lượng về mùa khô chỉ đạt khoảng 0,11 lít/s.

Suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ): Mùa mưa nhiều nước, về mùa khô, lưu lượng nước chỉ đạt 26 lít/s.

Nguồn nước Ao Ếch: đây là hồ nước thiên nhiên trên núi đá vôi, diện tích khoảng trên 3,6 ha, nước có quanh năm, đạt trên dưới 30 cm, nằm giữa khu vực rừng nguyên sinh. Ngoài ra một số áng cũng có nước quanh năm như Áng Bèo, Áng Bợ, Áng Thẳm, Áng Vẹm, Áng Nhội,...

Nhìn chung do cấu trúc của địa hình vùng núi đá vôi, nên trong vùng này hầu như không có dòng suối nào có nước quanh năm. Nguồn nước ngầm khá sâu tồn tại dưới dạng giếng Karste và sông biển (Introford, 2021).

3.2. Dân sinh kinh tế, xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và nguồn lao động

Khu vực VQG Cát Bà và vùng đệm (gọi là Khu vực Cát Bà) nằm trên địa phận 06 xã, 01 thị trấn của huyện Cát Hải với cơ cấu dân số và lao động như bảng 3.1 dưới đây.


Bảng 3. 1. Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2019



TT


Thị trấn /xã

Diện tích

(km2)

Số hộ gia

đình

Số nhân

khẩu

Số lao động

Tỷ lệ lao động

(%)

Nam

Nữ

Tổng

1

Thị trấn Cát Bà

33,5

3.367

12.054

4.121

3.973

8.094

67,1

2

Xã Việt Hải

68,4

123

319

104

106

210

65,8

3

Xã Hiền Hào

8,8

120

388

132

127

259

66,8

4

Xã Trân Châu

42,4

546

1.769

547

595

1.142

64,6

5

Xã Gia Luận

90,4

192

700

226

246

472

67,4

6

Xã Phù Long

44,1

600

2.024

624

672

1.296

64,0

7

Xã Xuân Đám

10,7

252

886

290

302

592

66,8

Tổng cộng:

298,3

5.200

18.140

6.044

6.021

12.065


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 10

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cát Hải năm 2019

Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng số dân trong khu vực là 18.140 người thuộc 5.200 hộ gia đình. Trên địa bàn hầu hết đều là người Kinh sinh sống; Tỷ lệ lao động tại các xã thị trấn chiếm trên 64% so với số nhân khẩu. Đây là tiềm năng về lao động nhưng một vấn đề cần giải quyết là công ăn, việc làm cho các hộ gia đình. Tỷ lệ lao động nam chiếm 50,1 %, lao động nữ chiếm 49,9 %, không có hiện tượng bất bình đẳng trong lao động theo giới. Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn vùng là 5%. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực thị trấn Cát Bà (khoảng 360 người/km2), các xã như Gia Luận, Việt Hải có mật độ dân số thấp (vào khoảng 5-10 người/km2).

3.2.2. Kinh tế

3.2.2.1. Những hoạt động kinh tế chính

* Trồng trọt

Khu vực Cát Bà thuộc địa phận huyện Cát Hải, đa phần địa hình là núi đá vôi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực chỉ chiếm khoảng 0,6%


(khoảng gần 200 ha). Trong năm 2019, các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã tương đối ổn định và đa phần đều đạt và vượt mức so với kế hoạch đề ra.

* Chăn nuôi

Trong những năm gần đây huyện Cát Hải đã và đang khuyến khích tạo điều kiện cho các xã phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc và gà công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu cho nhân dân trên đảo, nâng cao mức sống cho người dân nơi đây. Ngoài ra, nuôi ong mật thu lại những lợi nhuận đáng kể cho người dân, đa phần các xã trong địa bàn đều đạt và vượt kế hoạch số lượng đàn ong đề ra, chất lượng và sản lượng mật cũng được đánh giá cao. Đây cũng là một trong những hướng phát triển đem lại những lợi ích cao cho người dân, tận dụng được nguồn tài nguyên từ các khu rừng trên khu vực mà không gây tác động đến cảnh quan cũng như môi trường, đồng thời còn thúc đẩy thêm quá trình thụ phấn, tái sinh và phát triển cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện.

* Sản xuất lâm nghiệp

Huyện Cát Hải có diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.622,45 ha, trong đó rừng đặc dụng là 5.984,25 ha với độ che phủ rừng là 29,56 % (Theo Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 của UBND thành phố Hải Phòng), trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng do VQG Cát Bà quản lý là 6.085,46 ha. Đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng tự nhiên; Rừng trồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ chủ yếu là rừng trồng các loài cây như: thông nhựa phân bố nhiều ở xã Hiền Hào,...

Hiện nay công tác điều tra quy hoạch, giao đất, giao rừng cho người dân được thực hiện tốt; hàng năm các hộ gia đình có tổ chức trồng rừng, bên cạnh đó phối hợp cùng các cơ quan chức năng để bảo vệ tài nguyên rừng. Trong những năm qua nạn phá rừng dần được hạn chế.


* Khai thác thủy sản

Về nuôi trồng thủy sản các xã đều đạt 100% và vượt chỉ tiêu năm, bên cạnh đó cũng đã áp dụng nuôi tôm sú và cá rô phi đơn tính theo hướng quảng canh, cải tiến phát triển mạnh. Tuy nhiên, cơ bản các hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản vẫn tập trung để phục vụ nhu cầu người dân địa phương và khách du lịch.

* Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Các hoạt động cơ khí nhỏ, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất đá, nước khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, nước phát triển nhanh phục vụ kịp thời sản xuất và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

Tuy nhiên, các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa mạnh, còn manh múm, tản mạn và tập trung ở thị trấn. Ngoài ra, ở Cát Bà hiện nay còn phát triển được một số nghề truyền thống như đan lưới, sản xuất đồ hộp.

3.2.1.2. Thu nhập, đời sống dân cư

Số liệu thống kê năm 2017, toàn khu vực các xã, thị trấn trên đảo Cát Bà có 58 hộ nghèo, nhưng đến năm 2019 chỉ còn 38 hộ nghèo, giảm 20 hộ, tỷ lệ hộ nghèo trung bình chiếm 0,73% số hộ trong toàn khu vực. Không còn hộ cận nghèo. Mức thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt trung bình 57,84 triệu đồng/năm. Mức thu nhập trung bình ở Thị trấn Cát Bà đạt cao nhất với 68,8 triệu đồng/năm, khu vực xã Hiền Hào có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong khu vực đạt 52,8 triệu đồng/năm. Tuy mức thu nhập bình quân đầu người trong khu vực cũng ở mức trung bình, song vẫn còn có các hộ nghèo tại mỗi xã. Điều này vẫn là một vấn đề cần phải quan tâm trong việc phát triển KT-XH theo các chương trình cho người dân sống trong vùng đệm các khu rừng đặc dụng nhằm thúc đẩy nền kinh tế,


tăng thu nhập cho bà con trong khu vực từ các hoạt động bảo vệ phát triển rừng cũng như mô hình sinh kế.

3.3. Xã hội

3.3.1. Về giáo dục đào tạo

Theo số liệu điều tra năm 2019, tất cả các xã đều đã được phổ cập đến trung học cơ sở. Tuy nhiên, hiện nay ở các trường tiểu học và phổ thông cơ sở số lớp trong một trường còn ít; hầu như các xã trường cấp 1 và cấp 2 đều được dạy chung tại 1 trường, riêng ở Việt Hải thì ghép trường mầm non với trường tiểu học.

3.3.2. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân

Theo thống kê cho thấy công tác y tế đều được triển khai thực hiện có hiệu quả tại tất cả các xã thể hiện bằng việc tất cả các xã đều có cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn và các bác sĩ để chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh được bảo đảm.

3.3.3. Văn hóa

Khu vực Cát Bà có nhiều các di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ như di chỉ Cái Bèo, đền Hiền Hào, Hang Quân Y, hang Ủy ban, hang Huyện Ủy, hang tiền Đức,... Đời sống văn hóa truyền thống, lễ hội mang nhiều bản sắc độc đáo, mang đặc trưng của dân cư miền biển với nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Cùng với các trò chơi, với lễ rước nước về đình làng, người ta đua thuyền dưới biển. Tế lễ như Long Hải Đại Vương; Hội đua thuyền rồng trên biển.

Ngoài ra với những món ẩm thực địa phương hấp dẫn tại nơi đây cũng tạo ra một nét văn hóa rất riêng đối với vùng biển đảo này.

Nơi đây đa số là người Kinh, họ đa phần là những người dân bản địa sinh sống, một số ít nhập cư đến từ khắp các nơi trên cả nước. Tín ngưỡng của người Kinh chủ yếu là theo đạo phật, một lượng ít theo thiên chúa giáo. Những người Kinh trong khu vực này có đời sống văn hóa đơn giản, theo các lễ hội được quy định chung của Nhà nước như Tết nguyên đán, lễ 2/9, tuy nhiên có thêm lễ hội ngày Bác Hồ về thăm làng cá (ngày mùng 1 tháng 4


dương lịch) và lễ hội " Đền Bà " ở xã Hiền Hào. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn của người dân địa phương. Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác thể hiện bản sắc văn hóa của người dân nơi đây.


Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. Thực trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà

4.1.1. Thực trạng khai thác các tuyến và điểm DLST

Kết quả điều tra khảo sát thực tế, kết hợp với phỏng vấn cho thấy khu vực VQG Cát Bà có những lợi thế rất lớn để phát triển DLST so với các VQG khác trong cả nước. Tại đây có nhiều điểm thu hút du khách chính, cụ thể như vẻ đẹp cảnh quan của khu vực, cảnh đẹp quan sát từ các đỉnh núi, ngắm hoàng hôn và bình minh trên biển, các bãi biển, các hang động, có thể quan sát sự ĐDSH của khu vực như sự đa dạng về các trạng thái rừng, đa dạng thực vật, động vật cho mục đích khám phá và nghiên cứu, các di tích lịch sử. Như vậy có thể nói VQG Cát Bà là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tìm kiếm cơ hội hòa mình vào thiên nhiên để nghiên cứu, chiêm ngưỡng và thưởng thức phong cảnh, các loài động, thực vật hoang dã, các HST rừng khác nhau cũng như bất kỳ khía cạnh văn hóa trong quá khứ hoặc hiện tại của địa phương. Hay nói một cách khác đây là cơ hội cho du khách hòa mình vào thiên nhiên theo một cách mà hầu hết mọi người không thể tận hưởng được từ những hoạt động hàng ngày tại khu vực đô thị. Những du khách này bằng những cách khác nhau sẽ hình thành nên ý thức và kiến thức về môi trường tự nhiên, cùng với các khía cạnh văn hóa, điều đó sẽ thay đổi những du khách thành những người quan tâm đến vấn đề BTTN.

Về phân loại địa điểm DLST cho thấy tại VQG Cát Bà có 02 loại địa điểm DLST đó là DLST biển và DLST trên cạn. Đối với DLST biển sẽ bao gồm các khu vực như là khu bảo tồn biển (đây là một phần của VQG Cát Bà), các đảo, các vịnh và các bãi tắm. Đối với DLST trên cạn bao gồm các khu rừng, các đỉnh núi, các tuyến đường mòn trong rừng và các hang động. Bên cạnh đó có thể kể đến các địa điểm văn hóa lịch sử như các hang động chứa

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí