khỏe (GTTB = 1.56, SD = 0.478) cũng được người dân quan tâm. Việc tăng cường giao lưu văn hóa địa phương với khách du lịch, cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng (GTTB = 1.39, SD = 0.490) cũng được người dân đáng giá quan trọng.
Các yếu tố được người dân cho là quan trọng đối với tài nguyên môi trường như cải tạo và BVMT (GTTB = 1.64, SD = 0.482), nâng cao nhận thức và bảo vệ ĐDSH (GTTB = 1.57, SD = 0.497) rất được người dân quan tâm.
Qua đây có thể thấy người dân tham gia vào DLST đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về nhận thức đối với những lợi ích mà hoạt động DLST đem lại cho hộ gia đình cũng như địa phương. Tuy nhiên, vẫn có câu trả lời là không được hưởng lợi gì, đó chính là do người này không có mối liên hệ gì vào các hoạt động DLST, có thể là do một số rào cản hoặc chưa nhận thức đúng về lợi ích mà du lịch tại địa phương đem lại.
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy nhận thức của người dân về những lợi ích của DLST mang lại khi họ tham gia là rất rõ ràng. Chính quyền địa phương cũng như VQG Cát Bà cần có nhiều chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân tham gia nhiều và hiệu quả hơn vào các hoạt động DLST của VQG, từ đó đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế địa phương và bảo tồn ĐDSH một cách bền vững và dài lâu.
4.4.7. Thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST
Trong nghiên cứu này để tìm hiểu thái độ của cộng đồng đối với DLST và ĐDSH tại VQG Cát Bà, nghiên cứu tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng của các hoạt động DLST đến đời sống xã hội và ĐDSH tại VQG. Kết quả đánh giá được trình bày tại Phụ lục 4.
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item-Total Correlation>0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.8 nên thang đo lường rất tốt.
Kết quả phân tích cho thấy sự phân bố của những người đánh giá thái độ đối với 13 yếu tố quan điểm. Đa số người dân (44.5%) đánh giá các hoạt động DLST có tác động rất tốt đến việc tăng cơ hội “việc làm/ thu nhập” (GTTB = 4.4, SD = 0.58), ngoài ra một số ít người dâ trả lời rằng yếu tố “mua bán hàng hóa, giá cả” (GTTB = 3.39, SD = 1.08) cũng được đánh giá rất tốt, tuy nhiên vẫn có một số ít đánh giá xấu chiếm (26.5%).
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Đồ Độ Cao Thích Hợp Cho Phát Triển Dlst Tại Vqg Cát Bà
- Xác Định Trọng Số Của Từng Chỉ Tiêu Đánh Giá Sử Dụng Ahp
- Nhận Thức Của Cộng Đồng Về Các Lợi Ích Của Dlst
- Xác Định Các Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Dlst
- Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 23
- Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 24
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, người dân cũng đánh giá tốt tác động của DLST đến các khía cạnh “nước sinh hoạt” (GTTB = 3.23, SD = 0.72), đánh giá xấu 13.5%, về “giao thông đi lại” (GTTB = 3.23, SD = 0.86) cũng được đánh giá tốt, tuy nhiên một số phản đối cho rằng tác động xấu đến DLST chiếm 18.7%. Đối với “dịch vụ y tế” (GTTB = 3.32, SD = 0.74) được người dân đánh giá rằng có ảnh hưởng tốt (40.7%) và “an ninh/tệ nạn xã hội” (GTTB = 3.4, SD = 0.82) tuy vậy, số khác phản đối cho rằng có ảnh hưởng xấu (14.2%).
Các thái độ khác nhau trong mối quan hệ đối với những tác động tiêu cực tiềm ẩn của khách du lịch và các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường của cộng đồng, đa số người được hỏi (83.2%) cho rằng phát triển du lịch có ảnh hưởng xấu đến vấn đề “Rác” (GTTB=1.99, S.D=0.41), số ít ý kiến phản đối cho rằng không ảnh hưởng là 7.7%. Có 27.1% ý kiến cho rằng tác động xấu về các vấn đề đi rừng, săn bắn nghĩa là “Khai thác rừng” (GTTB=3.26, SD=1.34), ngược lại đa phần 51.6% người đánh giá là không ảnh hưởng.
Như vậy, theo thái độ của cộng đồng địa phương về những tác động của DLST đến đời sống xã hội, ĐDSH và môi trường là rất rõ. Đại đa số người dân có thái độ tích cực với sự phát triển của DLST và là cơ sở để bảo tồn ĐDSH và BVMT. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là làm sao phải vừa đảm bảo mục tiêu phát triển DLST để cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng vừa đảm bảo bảo tồn ĐDSH và BVMT tại VQG Cát Bà.
4.4.8. Sự khác biệt về thái độ dựa trên đặc điểm nhân khẩu học
Đánh giá sự khác biệt về thái độ dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học của những người được phỏng vấn, bao gồm: Tuổi; Giới tính; Trình độ học vấn; Nghề nghiệp. Tác giả sử dụng kiểm định T-test (Independent sample t- test) đánh giá thái độ dựa trên ý kiến ủng hộ về 13 hoạt động DLST cụ thể như sau: Việc làm/thu nhập; Mua bán hàng hoá, giá cả; Giao thông, đi lại; Cung cấp điện; Nước sinh hoạt; An ninh/tệ nạn xã hội; Dịch vụ y Tế; Lối sống/Phong tục tập quán; Thắng cảnh/tài nguyên du lịch; Nước suối, ao, hồ; Rác; Khai thác rừng (đi rừng, săn bắn); Phá hoại và gây ô nhiễm được trình bày tại Phụ lục 5.
- Người có trình độ học vấn cao hơn sẽ ủng hộ phát triển DLST nhiều hơn những người có trình độ học vấn thấp hơn.
Trình độ học vấn của những người trả lời được chia làm 2 nhóm: 1- nhóm có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống; 2- nhóm có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên.
Kết quả phân tích cho thấy, giá trị Sig. Levene’s test=0,736>0,05 nên phương sai giữa nhóm trình độ học vấn cao và trình độ học vấn thấp là không khác nhau. Căn cứ vào giá trị Sig. (2-tailed) t-test<0,05, ở đây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, giả thuyết đưa ra được chấp nhận. Như vậy có thể kết luận Người có học vấn cao hơn sẽ ủng hộ phát triển DLST nhiều hơn những người có trình độ học vấn thấp hơn.
Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, những người trả lời có trình độ học vấn cao hơn ủng hộ nhiều hơn trong các hoạt động như: Việc làm/tăng thu nhập (51%), Cung cấp điện (58.6%), Lối sống/phong tục tập quán (75.5%). Nhóm những người trả lời có trình độ học vấn thấp hơn ít ủng hộ hơn trong các hoạt động Giao thông đi lại (5.2%), Nước sinh hoạt (3.2%),…
- So sánh nhận thức, ủng hộ phát triển DLST giữa những người có độ tuổi khác nhau
Độ tuổi của những người trả lời được chia làm 2 nhóm: 1 - Nhóm có độ tuổi 45 trở xuống (< 45); 2 - Nhóm có độ tuổi 45 trở lên (≥45).
Kết quả phân tích cho thấy, giá trị Sig.Levene’s test = 0,029 < 0,05 nên phương sai giữa hai nhóm độ tuổi 45 trở xuống và 45 tuổi trở lên là khác nhau. Căn cứ vào giá trị Sig.(2-tailed) t-test < 0,05, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, do vậy giả thuyết đưa ra được chấp nhận. Như vậy có thể kết luận, có sự khác nhau về nhận thức, mức độ ủng hộ đối với phát triển DLST ở những người có độ tuổi khác nhau.
Căn cứ vào giá trị Mean của 2 nhóm độ tuổi, có thể thấy nhóm những người có độ tuổi < 45 (Mean = 71.12) có nhận thức, ủng hộ phát triển DLST nhiều hơn nhóm những người có độ tuổi > 45 (Mean = 57.85). Những người trả lời có độ tuổi < 45 ủng hộ nhiều hơn trong các hoạt động như: Việc làm/tăng thu nhập (44.5%); Dịch vụ y tế (43.2%); Mua bán hàng hóa giá cả (26.5%),… Nhóm những người trả lời có độ tuổi > 45 ít ủng hộ hơn trong các hoạt động: Dịch vụ y tế (2.6%); thắng cảnh/tài nguyên du lịch (1.9%).
- Giới tính (nam và nữ) có sự khác biệt trong việc ủng hộ phát triển DLST
Giới tính của những người trả lời được chia làm 2 nhóm: 0 - Nam; 1 - Nữ Kết quả phân tích cho thấy, giá trị Sig.Levene’s test = 0,00 < 0,05 nên
phương sai giữa hai nhóm giới tính Nam và giới tính Nữ là khác nhau. Căn cứ vào giá trị Sig.(2-tailed) t-test < 0,05, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, do vậy giả thuyết đưa ra được chấp nhận. Như vậy có thể kết luận, có sự khác biệt về giới tính Nam và giới tính Nữ trong việc ủng hộ phát triển DLST ở những người có giới tính Nam và giới tính Nữ là khác nhau.
Theo đó, căn cứ vào giá trị Mean của 2 nhóm giới tính, có thể thấy nhóm giới tính Nam (Mean=79.91) có sự khác biệt trong việc ủng hộ phát
triển DLST nhiều hơn nhóm giới tính Nữ (Mean=49.39). Nam giới ủng hộ nhiều hơn trong các hoạt động như: Nước sinh hoạt (52.9%); Thắng cảnh tài nguyên du lịch (67.1%). Nhóm Nữ giới ủng hộ ít hơn trong các hoạt động: Cung cấp điện (4.5%); Lối sống/phong tục tập quán (2.6%); Nước suối, ao, hồ (1.3%).
- So sánh nhận thức, ủng hộ phát triển DLST giữa những người có nghề nghiệp ổn định và không có nghề nghiệp ổn định
Nghề nghiệp của những người trả lời được chia làm 2 nhóm: 1 - Nhóm có nghề nghiệp ổn định; 2 - Nhóm có có nghề nghiệp không ổn định.
Kết quả phân tích ở Phụ lục 5 giá trị Sig.Levene’s test = 0,001 < 0,05 nên phương sai giữa hai nhóm nghề nghiệp ổn định và nhóm nghề nghiệp không ổn định là khác nhau. Căn cứ vào giá trị Sig.(2-tailed) t-test < 0,05, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, do vậy giả thuyết đưa ra được chấp nhận. Như vậy có thể kết luận, có sự khác nhau về nhận thức, mức độ ủng hộ đối với phát triển DLST ở những người có nhóm nghề nghiệp khác nhau.
Những người trả lời trong nhóm nghề nghiệp ổn định ủng hộ nhiều hơn trong các hoạt động như: Phá hoại gây ô nhiễm (46.5%); Khai thác rừng (51.6%); Nước suối, ao, hồ (77.4%). Nhóm nghề nghiệp không ổn định ít ủng hộ hơn trong các hoạt động Việc làm/thu nhập (4.5%), Rác thải (7.7%).
Nghiên cứu này cho thấy rằng luôn có khác biệt về thái độ dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học của những người dân được phỏng vấn. Có nhiều cấp độ khác nhau trong cộng đồng về các động lực và sự ủng hộ vào du lịch là khác nhau, qua đó cần được xác định một cách rõ ràng hơn. Việc đánh giá sự khác biệt về thái độ dựa trên đặc điểm nhân khẩu học là rất quan trọng, giúp chúng ta hiểu được thái độ của họ đối với việc phát triển DLST của địa phương.
Nam giới, hoặc những người có nghề nghiệp ổn định ủng hộ mạnh mẽ đối với các đề xuất phát triển du lịch. Nghiên cứu cho thấy, tuy phụ nữ ít ủng hộ hơn vào các vấn đề liên quan đến du lịch tại địa phương, xong cũng ủng hộ
vào các vấn đề khác của du lịch. Có thể nhận định rằng giới tính là một yếu tố dự báo tốt về thái độ.
Những người thuộc nhóm độ tuổi < 45 và có trình độ học vấn cao là hai biến số quan trọng để hỗ trợ việc đưa ra các ý kiến trong việc quản lý và bảo vệ ĐDSH, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội và danh lam thắng cảnh tại địa phương. Trong nghiên cứu này, những người trả lời thuộc nhóm tuổi < 45 là những người trẻ tuổi quan tâm hơn về BVMT, tài nguyên du lịch và phản đối việc khai thác tài nguyên rừng cũng như phá hoại và gây ô nhiễm.
4.4.9. Thái độ của cộng đồng đối với bảo tồn ĐDSH
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự thay đổi phương thức sử dụng TNTN của người dân sau khi tham gia vào DLST (hình 4.50). Cụ thể, đại đa số (85%) người dân được hỏi cho rằng đã sử dụng ít TNTN hơn sau khi tham gia vào các hoạt động DLST tại VQG. Con số này là 100% cán bộ làm công tác quản lý. Tiếp đến, khoảng 11% người được hỏi cho rằng họ không thay đổi thói quen sử dụng tài nguyên so với trước và sau khi tham gia hoạt động DLST tại VQG. Đặc biệt có khoảng 4% ý kiến cho rằng đã sử dụng nhiều TNTN hơn sau khi tham gia vào các hoạt động này. Như vậy, qua số liệu nghiên cứu cho thấy đa số người dân khi tham gia vào các hoạt động DLST có thái độ tích cực đối với công tác bảo vệ TNTN và ĐDSH.
4%
11%
85%
Ít sử dụng hơn
Sử dụng nhiều hơn
Hình 4. 50. Biểu đồ sự thay đổi mức độ sử dụng TNTN của người dân sau khi tham gia vào hoạt động DLST tại VQG Cát Bà.
Có thể nhận định rằng, cộng đồng người dân nơi đây sau khi tham gia vào các hoạt động DLST tuy vẫn còn sử dụng một số TNTN, nhưng những người dân này đã dần nhận thực được vai trò và thái độ của mình trong việc bảo vệ TNTN và bảo tồn ĐDSH, cũng như bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch của chính họ, bằng việc đã dần ít sử dụng hơn các nguồn tài nguyên đó. Vì vậy, các cơ quan chức năng, cán bộ quản lý cần sớm tìm ra nhiều giải pháp phù hợp, giúp người dân ổn định và phát triển kinh tế một cách bền vững, nhằm hạn chế hoặc sẽ không còn người dân sống phụ thuộc vào các nguồn TNTN như trước, giảm bớt được áp lực trong công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà
4.5. Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động DLST tại VQG Cát Bà
Qua kết quả đánh giá thực trạng phát triển DLST, tiềm năng ĐDSH đối với phát triển DLST, xác định các vùng thích hợp cho phát triển DLST, mức độ tham gia cũng như nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST tại VQG Cát Bà, đề tài nhận diện một số vấn đề đối với phát triển DLST tại VQG Cát Bà. Trong nội dung nghiên cứu này, đề tài đề xuất các giải pháp định hướng phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH.
4.5.1. Đề xuất các giải pháp
4.5.1.1. Quy hoạch tổng thể về các vùng tiềm năng phát triển DLST
Hiện tại, các tuyến điểm DLST đang khai thác tại VQG Cát Bà mới chỉ khai thác được một phần tiềm năng DLST của Vườn. Hơn nữa, VQG cũng chưa có quy hoạch tổng thể về các vùng/khu vực tiềm năng cho phát triển các hoạt động DLST. Vì vậy, VQG nên có quy hoạch tổng thể, chỉ rõ phân vùng cho DLST, xây dựng bản đồ ở những nơi tiến hành hoạt động DLST. Để có được quy hoạch tốt cần phải nghiên cứu, điều tra TNTN, tài nguyên nhân văn của VQG Cát Bà, cần có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, thành phần các bên có liên quan.
4.5.1.2. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù
Mặc dù VQG Cát Bà đã triển khai 16 tuyến điểm DLST, tuy nhiên các sản phẩm DLST đặc thù tiềm năng của VQG vẫn chưa được khai thác như các tuyến điểm xem thú, chim, bò sát, ếch nhái ban ngày và ban đêm. Đây là các sản phẩm DLST đặc thù hầu như đang thiếu vắng trong hầu hết các VQG/KBT ở Việt Nam. Vì vậy, để có những sản phẩm du lịch đa dạng và mang tính đặc thù của VQG Cát Bà, VQG nên xây dựng thêm các tuyến điểm xem động vật hoang dã dựa trên các nguồn thông tin điều tra về ĐDSH và phân bố của các loài động thực vật quý hiếm.
4.5.1.3.Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động DLST
* Nâng cao nhận thức về DLST cho cộng đồng:
- Tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia và có vai trò trong phát triển du lịch. Xây dựng quy hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu. Hình thành các phân khu cung cấp dịch vụ, các tuyến tham quan với các sản phẩm văn hóa địa phương mà người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu.
- Tổ chức giáo dục cho cộng đồng địa phương để nâng cao nhận thức BTTN, BVMT bằng các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu, tờ rơi.
- Kết hợp phát triển du lịch với phát triển các ngành nghề địa phương như thủy, hải sản, sản xuất nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và nâng cao trình độ dân trí, văn hóa du lịch cho cộng đồng địa phương.
- Xây dựng cơ chế chính sách phát triển du lịch phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn, chính sách dựa trên cở sở đặc thù của địa phương nhằm tạo thuận lợi cho người dân tham gia vào phát triển du lịch.
- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, đặc trưng của Cát Bà, tận dụng điều kiện vốn có vào phát triển du lịch.