Xác Định Các Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Dlst


- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích về vốn đầu tư, hướng dẫn phát triển du lịch ở chính nơi họ sinh sống, vừa để thu hút các nguồn đầu tư vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập.

* Xây dựng cơ chế phối hợp rõ ràng giữa VQG - Doanh nghiệp - người dân:

- Thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch, mang đến các mô hình kinh doanh du lịch mới, hiệu quả cho người dân. Bám sát vào quá trình phát triển du lịch của người dân để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

- Xây dựng định hướng phát triển du lịch cho người dân, chính quyền và các doanh nghiệp luôn luôn đóng vai trò là kim chỉ nam trong phát triển DLST cho cộng đồng, là điểm tựa cho người dân.

- Cơ chế phân chia lợi ích giữa các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. Khai thác hiệu quả tài nguyên phát triển du lịch cần quan tâm chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, đảm bảo PTBV. Thực tế cho thấy nếu phát triển du lịch chỉ chú trọng vào thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và lợi nhuận cho doanh nghiệp mà thiếu sự quan tâm, chia sẻ lợi ích đến cộng đồng sẽ rất dễ làm gia tăng mâu thuẫn, dẫn đến xung đột lợi ích giữa các bên.

* Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng làm du lịch:

Đa số người dân tham gia vào DLST tại VQG Cát Bà mới chỉ dừng ở quy mô nhỏ cá nhân, hộ gia đình, mô hình kinh doanh còn nhỏ lẻ tự phát, kinh nghiệm đối với quản lý mô hình lớn, hiện đại còn yếu kém. Phương thức kinh doanh còn dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chưa ứng dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học công nghệ. Do đó, VQG cần có những biện pháp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng làm du lịch cho cộng đồng như:

- Tập trung rà soát, tìm hiểu nhu cầu và điều kiện của người dân để phát triển các lớp học cho từng đối tượng cụ thể, trang bị thêm kiến thức về ngoại ngữ, kỹ năng làm dịch vụ du lịch, kiến thức về sinh học, văn hóa của địa phương.


- Trang bị những kỹ năng, kiến thức về làm du lịch, dịch vụ, đặc biệt là đối với mô hình homestay. Qua đó, giúp người dân có được kinh nghiệm, kỹ năng và khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế của địa phương để phát triển du lịch; đồng thời, mỗi người dân sẽ tự ý thức việc gìn giữ, xây dựng, quảng bá hình ảnh và bản sắc văn hóa bản địa, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, tạo thu nhập ổn định, xóa đói giảm nghèo.

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền qua các hình thức như tài liệu, tờ rơi đến người dân trong việc chia sẻ kỹ năng làm du lịch. Cử những cán bộ có năng lực đi học tập kinh nghiệm và các phương thức làm du lịch về áp dụng và mở rộng các loại hình du lịch tại địa phương.

- Khuyến khích sự chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch giữa cộng đồng với nhau và giữa chính quyền với người dân. Quan tâm hơn nữa tới người dân, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân cần.

4.5.1.4. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân.

- Tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Cát Bà trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch ở VQG Cát Bà.

- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch, về tiềm năng và văn hóa xã hội con người Cát Bà cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, tiến tới phát triển mở văn phòng du lịch tại các thị trường trọng điểm.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các mạng xã hội, các lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch.

- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự kiện diễn ra hàng năm trên địa bàn huyện đảo Cát Bà như: triển lãm, lễ hội truyền thống, văn hóa thể thao. Tổ chức chiến dịch xúc tiến, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề. Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm,


hội nghị, hội thảo du lịch để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương.

- Xác định các thị trường du lịch trọng điểm, nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách, từ đó đưa ra các sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường và điều kiện của địa phương.

4.5.1.5. Đào tạo nguồn nhân lực

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển DLST đáp ứng tiêu chí vừa đảm bảo đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng chuyên môn cao.

- Cán bộ cần có chuyên môn sâu về đặc điểm môi trường, tự nhiên, sinh học, nơi mình làm việc. Có chính sách thỏa đáng cho việc phối hợp để đào tạo cán bộ có chuyên môn của các ngành như hải sản, kiểm lâm, nông nghiệp nhằm bổ sung một đội ngũ có chuyên môn cao phục vụ cho DLST, đặc biệt là cán bộ chuyên môn và hướng dẫn viên du lịch.

- Tăng cường tìm kiếm các nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng phục đa dạng các loại hình du lịch, vui chơi giải trí nhằm phục vụ tất cả các đối tượng khách khác nhau, đặc biệt là khách cao cấp.

4.5.2. Xác định thứ bậc ưu tiên của các giải pháp

4.5.2.1.Xác định các giải pháp thúc đẩy hoạt động DLST

Hệ thống giải pháp phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH được phân theo hai cấp:

- Cấp 1 là nhóm giải pháp bao gồm các giải pháp quy hoạch tổng thể các vùng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái (GP1); Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù (GP2); Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động DLST (GP3); Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch (GP4); Đào tạo nguồn nhân lực (GP5).

- Cấp 2 là các giải pháp cụ thể của giải pháp cấp 1.


Hệ thống các giải pháp được trình bày cụ thể ở sơ đồ sau đây:

Hệ thống giải pháp quản lý RĐD thúc đẩy hoạt động DLST

GP1.1. Quy hoạch tổng thể, chỉ rõ phân vùng cho hoạt động DLST.



Quy hoạch tổng thể vùng tiềm năng phát triển DLST (GP1)

GP1.2. Xây dựng bản đồ khu vực tiến hành hoạt động DLST.


GP1.3. Phân vùng tiềm năng du lịch đang khai thác và chưa khai thác.


GP2.1. Xây dựng tuyến, điểm xem động vật hoang dã ban ngày và ban đêm



Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù (GP2)

GP2.2. Mở rộng quy mô khai thác các sản phẩm du lịch địa phương



GP2.3. Bổ sung thông tin các loài quý hiếm dựa vào nguồn điều tra đa dạng sinh học.


GP2.4. Phát triển các khu nhân nuôi cứu hộ động vật, vừa bảo tồn loài cùng với phát triển du lịch


GP3.1. Nâng cao nhận thức về DLST cho cộng đồng



Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động DLST (GP3)

GP3.2. Xây dựng cơ chế phối hợp rõ ràng giữa VQG – doanh nghiệp – người dân.


GP3.3. Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng làm du lịch


GP3.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách và vốn đầu tư cho người dân





GP4.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du

dịch trong các cấp, các nghành và nhân dân.





GP4.2. Tạo lập hình ảnh, giới thiệu tiềm năng du lịch đến cả

nước và thế giới, thu hút đầu tư.


Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du

lịch (GP4)








GP4.3. Xác định các thị trường trọng điểm, nghiên cứu thị

yếu khách hàng.




GP4.4. Tuyên truyền, quảng bá dựa vào các ứng dụng thông

tin hiện đại, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng.




GP5.1. Bổ sung số lượng nguồn nhân lực





GP5.2. Đào tạo cán bộ chuyên phục vụ trong ngành DLST


Đào tạo nguồn nhân lực (GP5)






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 22




GP5.3. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức

cho cán bộ về chuyên môn, ĐDSH, văn hóa địa phương.




GP5.4. Ổn định thu nhập, cuộc sống cho cán bộ nhân viên,

tạo động lực, yên tâm cống hiến, công tác trong ngành.



Hình 4.51. Sơ đồ hệ thống giải pháp thúc đẩy hoạt động DLST

b) Kết quả xác định trọng số của các giải pháp

Căn cứ vào mô hình tổng hợp đánh giá thiết lập mối quan hệ kết cấu thứ bậc, từ đó tiến hành so sánh, tham khảo ý kiến của chuyên gia, người dân và BQL đã các định được các trọng số của từng tiêu chí cụ thể như ở bảng 4.18 dưới:

Trong đó, xem xét tỷ lệ nhất quán (CR), CR thể hiện sự nhất quán và thống nhất ý kiến của các chuyên gia trong quá trình tham gia thảo luận. Nếu CR ≤ 0,1 (10%) kết quả được chấp nhận vì sự đánh giá của các chuyên gia tương đối nhất quán. Ngược lại, nếu CR > 0,1 sự đánh giá này không nhất quán, các phán đoán có phần ngẫu nhiên và cần được tiến hành đánh giá và xem xét lại.


Bảng 4.18. Tổng hợp trọng số hệ thống giải pháp thúc đẩy hoạt động DLST



Nhóm giải pháp bậc 1

Trọng số của giải pháp bậc 1

Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên

2


Giải pháp cụ thể (bậc 2)


Trọng số của giải pháp bậc 2


Hệ số CR

bậc 2


Thứ tự ưu tiên của giải pháp bậc 2

Quy hoạch tổng thể vùng tiềm năng

phát triển DLST (GP1)


0.16


3

GP1.1. Quy hoạch tổng thể, chỉ rõ phân

vùng cho hoạt động DLST.

0.65


3.7%

1

GP1.2. Xây dựng bản đồ khu vực tiến

hành hoạt động DLST.

0.16

3

GP1.3. Phân vùng tiềm năng du lịch đang

khai thác và chưa khai thác.

0.19

2

Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù

(GP2)


0.1


4

GP2.1. Xây dựng tuyến, điểm xem động

vật hoang dã ban ngày và ban đêm

0.22


7.6%

2

GP2.2. Mở rộng quy mô khai thác các

sản phẩm du lịch địa phương

0.12

4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023